List sách hay

7 lý do để bạn tìm đọc các tác phẩm văn học kinh điển ngay lập tức

Bước đầu tiếp cận với kho tàng tri thức của nhân loại, người đọc dễ choáng ngợp với nhiều dòng sách từ văn chương, nghệ thuật cho đến kinh doanh, tự trợ, thậm chí là vật lý, khoa học hàn lâm. Mỗi thể loại đều có những nét riêng, mang đến những kiến thức và trải nghiệm nhất định cho người đọc. Tuy nhiên có một dòng sách hoàn toàn khác biệt, làm tốn kém nhiều giấy mực của giới phê bình văn học nhất, có sức ảnh hưởng sâu rộng và lan truyền hàng trăm năm là các tác phẩm văn học kinh điển ( mình xin gọi gọn nhẹ là “Sách kinh điển” nhé )

Vậy thế nào là sách kinh điển ?

*Ở phạm vi bài viết bài mình sẽ chỉ đề cập đến định nghĩa “sách kinh điển” là gì chứ không lạm bàn để các tiêu chuẩn cụ thể để xếp loại một quyển sách vào hàng kinh điển là thế nào.

Từ “kinh điển” có thể được hiểu một cách đơn giản là bất hủ, bất tử, tồn tại với thời gian. Vậy “sách kinh điển” có thể hiểu một cách tối giản là các quyển sách hay nhận được sự quan tâm, công nhận của nhiều người trên thế giới, được lưu giữ và lan truyền qua nhiều năm và hầu hết các tác phẩm này đều có một điểm chung là ẩn chứa các giá trị riêng biệt, những câu chuyện hay thông điệp cao đẹp nào đó tác giả muốn truyền tải đến tất cả mọi người.

Một số cuốn sách được công nhận là các tác phẩm kinh điển trên toàn thế giới như :

– Giết Con Chim Nhại : giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1961

– Suối nguồn : hơn 6,5 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới

– Ông già và Biển cả : giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953, giải Nobel văn học năm 1954

Và còn rất rất nhiều nữa…

Sự khác biệt giữa sách kinh điển và các dòng sách khác

Khắc hẳn với thể loại sách kinh doanh, kỹ năng hay bút ký; các tựa sách kinh điển mang sắc thái và nội dung hoàn toàn khác biệt. Cấu trúc, trình tự viết cũng như tính sáng tạo của thể loại này là vô cùng đa dạng và không hề tuân thủ theo thủ pháp viết văn hay điều lệ nào cả. Bạn có thể thấy cả thế giới ma mị giữa con người ,ma quỷ và thần tiên trong “Chúa tể của những chiến nhẫn” hay một thế giới mafia trần trụi với không ít triết lý nhân văn trong “Bố già”.

Người viết không hề bị gò bó bởi các định luận tiền tệ trong kinh doanh hay phải tốn công đưa ra hàng loạt định luận cuộc sống, phát triển kỹ năng và càng không hề tuân thủ các logic định sẵn trong thế giới này. Bạn sẽ phải bất ngờ với sự đi trước thời đại của Jules Verne trong “Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển”, sẽ phải vừa giận vừa cảm phục với “Ruồi Trâu” hay như tìm thấy chính bản ngã của mình trong “Bắt Trẻ Đồng Xanh” của Salinger..

Bạn có thể tìm đọc thể loại sách này ở đâu ?

Với sự phát triển của Internet ngày nay, các quyển sách mang tính tầm cỡ được các bạn đọc truyền tải ở mọi quốc gia và ngày càng nhiều hiệp hội, tổ chức được thành lập để thống kê và chọn lọc các quyển sách đặc sắc nhất mà xếp vào các tác phẩm văn học kinh điển ( Nobel Văn học, Pulitzer, Femina, Văn học Đông Nam Á..)

Bạn có thể xem toàn bộ các tác giả với các tác phẩm đạt các giải thưởng danh giá này tại đây: https://goo.gl/wPecBx

Đọc đến đây chắc nhiều bạn sẽ tự hỏi : “Vậy tại sao tôi phải đọc các tác phẩm văn học kinh điển?”

John Vu tin rằng sau khi đọc 7 lý do sau đây các bạn sẽ thấu hiểu và tìm ngay một cuốn sách kinh điển nào đó mà đọc ngay lập tức !

1. Được nhiều người công nhận

Không có gì bàn cãi khi hầu hết các tựa sách được xếp loại kinh điển đều là những quyển đạt các giải thưởng văn học, được nhiều bạn đọc công nhận và giá trị truyền tải của các quyển sách này là vô cùng mạnh mẽ và to lớn.

Bạn sẽ không cần phải đắn đo liệu quyển sách có phù hợp với bản thân hay không vì đã có hàng triệu con người xác nhận rằng nó mang đến giá trị nhất định cho họ, ở nhiều mặt từ tư duy, nhân sinh qua, thậm chí là chiều sâu trong tâm hồn.

Còn nếu bạn không thích đọc các tựa sách được nhiều ủng hộ từ phía đọc giả thì lý do tiếp theo là dành cho bạn .

2. Thông điệp truyền tải.

Một quyển hồi ký thì kể về cuộc đời của một con người, sẽ có những điểm tương đồng và những điểm không ăn nhập gì với điều kiện và lối sống của bạn. Một tựa sách kỹ năng sẽ cho bạn những lời khuyên sáng giá, những định luật tư duy vô cùng logic. Nhưng tin tôi đi nếu bạn không ứng dụng và thực hành thành công những điều đó thì hoàn toàn vô nghĩa vì một lẽ những điều đó chưa hẳn là đúng đối với cuộc đời bạn.

Còn đối với các quyển sách văn học kinh điển thì hoàn toàn khác. Đôi lúc chỉ là những mẩu chuyện tẻ nhạt của một ông lão già yếu mang lưới ra vùng biển “Giếng sâu” mà bắt “con cá kiếm” nhưng mang đến cho bạn “nguyên lý tảng băng trôi” có thể ứng dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi cuộc đời. Hay câu chuyện về cuộc đời, một người giàu, một người nghèo nhưng luôn đấu tranh với số phận của Kane và Abel sẽ cho bạn không ít bài học cuộc sống đắt giá mà lận lưng trong xã hội bon chen này.

3. Dễ đọc

Một sự thật thú vị là các tác phẩm văn học kinh điển không hề khô khan như bạn nghĩ, dù là các dòng sách viễn tưởng hay khoa học vũ trụ thì đều có những nút thắt, điểm nhấn trong tác phẩm. Chỉ cần nắm bắt được mấu chốt là bạn có thể từ từ cảm thụ được ý mà người viết truyền tải.

Tuy nhiên đối với cac bạn lần đầu làm quen với thể loại sách này thì nên bắt đầu với những quyển đơn giản để tránh chán nản, bỏ giữa chừng. Một số tựa sách “nhập môn” John Vu gợi ý cho các bạn : “Hai số phận”, “Bố già”, “Thép đã tôi thế đấy”, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”,..

4. Gia tăng vốn kiến thức

Các tác phẩm văn học kinh điển thường đan xuyên những kiến thức, trải nghiệm của chính người cầm bút, có thể là bề dày hình thành và phát triển của đất nước hứng chịu nhìu thương đau qua ngòi bút của Khaled Hosseini hay một thế giới rộng lớn và đầy bí ẩn dưới góc nhìn của Jules Verne.

“Người đua diều” sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn hoàn toàn khác với một đất nước Afghanistanf thương đau, là nơi xung đột tôn giáo đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. “Hại vạn dặm dưới đáy biển” vẽ ra một viễn cảnh tương lai của loài người, khai mở tằm mắt của bạn về thiên nhiên, về Trái Đất kỳ diệu như thế nào.

5. Mở rộng nhân sinh quan

Đa phần các tựa sách thuộc thể loại này đều có tác động đến góc nhìn của đọc giả rất nhiều, từ đó thay đổi cách sống và thay đổi nhân sinh quan. Như “Thép Đã Tôi Thế Đấy” gợi mở một lý tưởng sống cao đẹp cho các tầng lớp thanh niên ngày nay phải biết theo đuổi những gì mình đam mê, mình gắn kết; “Chân dung Dorian Gray” nhẹ nhàng dẫn người đọc vào cuộc hành trình đi tìm bản ngã của mỗi con người hay như anh chàng “Ivanhoe” đã vượt lên số phận bênh vực quyền sống và giá trị của một con người như thế nào.

6. Có tính mở rộng

Không gò bó như các tựa sách kinh doanh, hồi ký không thể thêm thắt các tình tiết không có thật, các tựa sách kinh điển tha hồ sáng tạo theo trí tưởng tượng của tác giả. Thậm chí nếu chưa muốn tác phẩm kết thúc, người viết dễ dàng xoay chuyển cốt truyện, viết tiếp phần 2 hay ngoại truyện ( điển hình là “Harry Potter” hay “Chúa tể của những chiếc nhẫn”)

7. Giá trị vĩnh hằng

Hãy hình dung bạn sở hữu một tủ sách gồm hàng loạt tựa sách văn học kinh điển đình đám của nhiều tác giả trên toàn thế giới sẽ như thế nào trong 10,20 hay thậm chí là 100 năm nữa nếu bạn còn sống ?

Kết

Hi vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ có góc nhìn mới về các tác phẩm văn học kinh điển và sẽ trải nghiệm nhiều hơn các tựa sách thuộc thể loại này, từ đó gia tăng vốn kiến thức và rút ra nhiều triết lý sống sâu sắc cho chính mình.

John Vu

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Mười 30, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Mười 30, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button