List sách haySách theo tác giả

Những quyển sách hay nhất của Dazai Osamu

Sách của Dazai Osamu ghi lại tâm tư sâu kín của con người bằng một hệ thống ngôn ngữ trần trụi, sắc lạnh, và thẳng thắn đến tàn nhẫn. Các nhân vật của ông trầm mình trong cái chân thật của cảm thức và hiện hữu với một niềm đam mê tuyệt đối, dù phải trả giá bằng thất lạc tiêu vong..

Thất Lạc Cõi Người

Xem giá bán

Dazai Osamu là một nhà văn Nhật Bản tiêu biểu cho thời kỳ vừa chấm dứt Thế chiến thứ Hai ở Nhật.

Xa lạ với nhân gian là nỗi ám ảnh bi ai mà nhân vật “tôi” (Yozo) luôn luôn cảm thấy. Anh tin rằng mình không biết cách làm người, đã mất tư cách làm người, đúng như tiêu đề của truyện: “Nhân gian thất cách”. Anh đành buông mình thất lạc trong cõi người ta, tuyệt vọng nhưng lúc nào cũng chân thật, không dối người cũng như không dối mình. Do đó anh không hiểu nổi sự giả tạo và những quy ước kỳ lạ của xã hội con người.

Nhân vật Yozo của Dazai Osamu, trong hình dung của chúng ta, có thể đồng hành với nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ (L’Etranger) của Albert Camus. Cả hai đều trầm mình trong cái chân thật của cảm thức và hiện hữu với một niềm đam mê tuyệt đối, dù phải trả giá bằng thất lạc tiêu vong. Ngoài đời, Dazai thật sự trầm mình trong một cuộc tự tử đôi. Còn Camus tử nạn giao thông. Cả hai đã uống cạn chén đắng của cái phi lý và bi ai cõi người ta.

Nữ Sinh

Xem giá bán

Nữ Sinh được dịch từ nguyên tác “Nữ sinh đồ” trong tập truyện ngắn Nữ Sinh do Nhà xuất bản Kadokawa tái bản có sữa chữa lần thứ năm năm Bình Thành 21 (2009).

Tác phẩm này được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí “Văn học giới” số tháng 4 năm 1939. Dựa trên nhật ký của một độc giả nữ tên là Ariake Shizu (lúc bấy giờ 19 tuổi) gửi cho Dazai vào tháng 9 năm 1938, Dazai đã viết thành một truyện vừa xuất sắc nói về biến chuyển nội tâm của một nữ sinh 14 tuổi gói gọn trong vòng một ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Tác phẩm khắc họa rất thành công tâm lý bi quan hay trầm uất của một thiếu nữ tuổi dậy thì với một văn phong vô cùng tinh tế. Chính vì vậy, ngay từ khi ra đời, tác phẩm được giới văn nghệ thời bấy giờ, tiêu biểu là văn hào Kawabata Yasunari vô cùng tán thưởng.

Đến năm sau, 1940, tác phẩm được giải nhì của giải thưởng văn học Kitamura Tokoku1. Tác phẩm đã được tái bản rất nhiều lần và luôn được các độc giả nữ yêu thích cho đến nay. Bản thân tập nhật ký của Ariake đã trở thành một tư liệu văn học quý và được trưng bày tại bảo tang văn học cận đại Aomori vào tháng 2 năm 2000.

Tà Dương

Xem giá bán

Tà Dương không chỉ là cuộc suy tàn của một gia đình quý tộc mà còn là cơn tan vỡ của một thời đại đầy ảo tưởng và một xã hội đầy nạn nhân. Đó là những ngày tháng phong ba và ám tối vào giữa thế kỷ hai mươi ở Nhật, chiến tranh thế giới thứ II và những hệ lụy mà nó mang lại cho các quốc gia, nhất là những nước thất trận, thật sự là một nỗi kinh hoàng. Gia đình của tiểu thư Kazuko cũng không nằm ngoài vòng lốc xoáy khốc liệt đó. Từng là một gia đình quý tộc cao sang ở Nhật Bản, trận chiến kinh hoàng đã mang tất cả sự giàu sang và cả niềm kiêu hãnh của tầng lớp quý tộc trong gia đình cô đi.

Người mẹ sống nốt những này cuối cùng của cuộc chiến như một người quý tộc cuối cùng, hiền dịu, nhẹ nhàng, mang theo mình cái đẹp bi thiết của tà dương. Người con trai Naoji tan nát tâm hồn, không thể chịu đựng một sự giả dối nào, mang chủ nghĩa hư vô đi vào cái chết. Và cô con gái kỳ diệu Kazuko. Nàng không muốn làm nạn nhân của một lý tưởng nào, một luân thường nào. Không cần hôn nhân, nàng quyết định có con. Tự do, nàng cưu mang sự sống, đối mặt với những tan nát phũ phàng. Dẫu biết là bất định, nàng vẫn sống như nàng muốn. Cho ngày mới.

Ba nhân vật tiểu thuyết, ba số phận cuộc đời nhuốm màu của tà dương theo những cách khác nhau, nhưng đều để lại dư vị đắng chát, trăn trở với câu hỏi:“Sống hay không sống?”

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button