List sách haySách theo tác giả

Những quyển sách hay nhất của Heidegger

Sách của Heidegger làm sửng sốt cho một số triết gia hiện thời và gây chấn động trong lịch sử triết học thế giới, đồng thời ảnh hưởng lớn lao trong việc tranh luận về tư tưởng triết học của ông .

Đối Thoại Triết Học – Buông Xả Thanh Thản

Tác phẩm Gelassenheit của Martin Heidegger được dịch ra Việt Ngữ , do nhà Gunther Neske xuất bản vào cuối năm 1959, vốn được xem là một tác phẩm bao gồm sự phát biểu quan điểm mới về sau này của ông. Vì lẽ tư tưởng giai đoạn về sau của Heidegger đã gây ra sự chú ý nhiều nhất trong số các triết gia cũng như các nhà thần học trên khắp thế giới. Hơn nữa, tác phẩm này còn được nhiều nhà giải minh cho rằng có hơi hướng tạo ra sự mở đầu cuộc hội thoại với tư tưởng Đông phương và có phần tương ứng với các nhà thiền học.

Tác phẩm được chia làm hai phần: phần I là diễn văn tưởng niệm để tôn vinh Conradin Kreutzu, nhà soạn nhạc Đức và phần II là cuộc Hội thoại trên đường quê giữa khoa học gia, học giả và giáo sư về tư tưởng.

Khi chúng ta đến với các tác phẩm giai đoạn sau cùng và ngắn hơn so với tác phẩm chính yếu quan trọng nhất của Heidegger là cuốn Hữu thể và thời gian hay là thể tính và thời tính theo cách dịch của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, chúng ta cần phải nhìn chúng trong làn ánh sáng của việc làm chưa hoàn tất được diễn tả một cách rõ rệt trong cuốn thể tính và thời tính nói trên.

Mục Lục:

Thay lời tựa
Tư tưởng như là cảm tạ

Phần 1: Buông xả thanh thản
Diễn văn tưởng niệm nhà soạn nhạc Conradin Kreutzer.

Phần 2: Tranh luận về buông xả thanh thản
Cuộc hội thoại trên đường quê về tư tưởng.

Lễ Hội Tháng Ba

“… Nhà ngươi đã từng công kích những gì? Nhà ngươi từng đã bị những gì công kích? Ta không công kích nhiều như ngươi, nhưng còn những kẻ công kích ta, chúng đã dùng những thủ đoạn nhà người không sao hình dung được.

Từ lời công kích trực tiếp tới lời công kích lẩn quất âm u, từ những cái bắt tay giả vờ bồ bịch tới những cuộc “phỏng vấn” lập lờ thêu dệt chuyện cuồng điên!

Hỡi ôi? Điên hay cuồng, tỉnh hay say, ôn hoà hay cáu kỉnh, đảo ngược hay lộn xộn xuôi, bao giờ cũng theo thể lệ của linh hồn thi nhiên rất mực của tao. Đâu có liên can gì tới những thứ quan niệm âm u mưu toan trong linhhồn chúng nó.

Nietzsche ạ, nhà người bình sinh cũng gặp một vài bạn hữu sáng suốt chân thành. Còn ta, quả nhiên bình sinh không hề gặp một nửa con người bạn hữu. Bởi vì nếu có bạn hữu chân thành, thì tuyệt nhiên nó chẳng nghe rõ một chút gì trong điều tao nói. Và cũng chẳng bao giờ tao hiểu được những điều bọn chúng đã nói ra. Thì những thằng bạn đó cũng làm quẫn bách người ta cũng ngang mực địch thủ bức bách mà thôi. Tao cô độc gấp ngàn lần rưỡi nhà ngươi Nietzsche Zarathustra Nhà Ma ạ.

Đáng lẽ ra từ lâu ta đã điên rồ thật sự. Nhưng vì lẽ gì ta không điên? Vì lẽ gì ta còn tỉnh táo tới bây giờ để cùng nhà ngươi đàm thoại về tâm sự tuế nguyệt tinh sương? Về tâm tư tinh sương sinh tương diệt, đương diệt tức sinh, về lẽ bất thình lình sát na nhiếp tận, về lẽ nhẫn tiếp tiệp mẫn tẫn khôi vô sinh pháp nhẫn tàng ẩn giữa cheo leo tịch hạp hai vành trong thể lệ tam muội tần thân phen phen nhiếp hai bờ tịch hạp thù thắng mỗi thượng thừa, vì lẽ gì bài ca bất tận của tao vẫn hằng hằng lên cung bậc phấp phới phiêu bồng như du nhiên thế ngoại? Rồi bất thình lình về trở lại yêu mến biển dâu, o bế o bồng xiết bao là hình ảnh nữ chúa nữ vương suốt ngàn năm lạc loài trong vũ trụ. Và riêng biệt Một Cô Em Mọi Nhỏ ở một góc sườn núi sườn non cũng đi về song song bước chân hoàng hậu?

Bởi đâu mà ra thế?…”.

Mục lục:

1. Luận giả quanh quất

Hoelderlin và Heidegger

Đường tơ kẽ tóc

Logos sơ nguyên

Căn cơ của căn cơ

Phong tình cổ lục

2. Lễ hội tháng ba

Bắc vọng hành sơn vân mộng địa

Nam phùng bột hải vũ lôi thiên.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Sáu 25, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Sáu 25, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button