List sách haySách theo tác giả

Những quyển sách hay nhất của Howard Gardner

Sách của Howard Gardner mô tả trí khôn con người vận hành như thế nào và nó có thể được trau dồi ra sao với người học thuộc mọi độ tuổi.

Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Về Nhiều Dạng Trí Khôn

Trong lời mở đầu cuốn sách Giáo dục đạo đức (Éducation morale), nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim viết: “Bởi vì, trong tư cách nhà sư phạm chúng ta sắp bàn tới chuyện giáo dục đạo đức, nên có lẽ chúng ta cần thiết phải cùng nhau thống nhất cách hiểu về khái niệm sư phạm”. Suy từ đó ra, có lẽ cũng có thể nói như sau chăng: hễ đã bàn về chuyện sư phạm, thì chắc chắn thế nào chúng ta cũng phải bàn về tâm lý học.

Trong việc thực hiện chiến lược con người, không thể thiếu vắng những hiểu biết Tâm lí học. Vì một lẽ dễ hiểu: bất kì trẻ em nào trên con đường trưởng thành để tham gia tích cực vào nguồn lực xây dựng đất nước, đều không thể không đi qua cánh cửa giáo dục. Cánh cửa giáo dục đó mở ra với người công dân bé nhỏ nếu không sớm hơn được thì cũng phải từ khi em lọt lòng. Vì thế mà Tâm lí học có tầm quan trọng lớn lao đối với mỗi người chịu trách nhiệm sự nghiệp giáo dục, từ bậc làm cha mẹ đến thầy giáo và cô giáo ở nhà trường (nhất là trường Mẫu giáo và Tiểu học). Các nhà giáo dục chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đó suy cho cùng đều phải đụng tới một vấn đề cốt lõi: trí khôn. Các bà đỡ đó sẽ giúp trí khôn con em mình hình thành và phát triển ra sao, sẽ giúp trí khôn đó nảy nở hay làm nó thui chột, sẽ nhìn nhận và tác động vào trí khôn đó một cách tỉnh táo hay ảo tưởng, những điều đó hệ trọng vô cùng.

Cuốn sách Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Về Nhiều Dạng Trí Khôn của Howard Gardner giúp chúng ta có một cách nhìn tâm lí học vào trí khôn người. Cái trí khôn người đó không thể được nhận ra theo lối suy đoán, áng chừng đã đành. Nó lại càng không thể là cái kết quả “khoa học”, hiện ra thành một con số tròn sau vài giờ đồng hồ đo nghiệm, nhất là lại chỉ “test” với cây bút và tờ giấy. Và nếu như, trong phạm vi nhỏ nào đó, các kết quả đo nghiệm tâm lí học có đúng với “thực tế”, thì cũng cần lí giải vì sao nó đúng. Dĩ nhiên, ngược lại, nếu con số IQ sai với thực tế, thì cũng cần lí giải vì sao lại sai.

5 Tư Duy Dành Cho Tương Lai

Trong thế giới có mối liên hệ với nhau mà đại bộ phận nhân loại đang sống, chỉ đưa ra những gì mà từng cá nhân hay từng nhóm cần có để tự mình tồn tại thì không đủ. Về lâu về dài, không thể có chuyện một phần của thế giới sống sung túc trong khi những phần còn lại vẫn cực kỳ nghèo khổ và vô cùng tuyệt vọng. Hãy nhớ lại những lời nói của Benjamin Franklin, “Tất cả chúng ta phải thật sự đoàn kết với nhau, nếu không chắc chắn chúng ta sẽ bị treo cổ từng người một”. Hơn nữa, thế giới của tương lai – cùng với những công cụ tìm kiếm, rô bốt, và những thiết bị vi tính khác của nó – sẽ đòi hỏi chúng ta phải có được những khả năng mà cho đến giờ chỉ đơn thuần là những chọn lựa không bắt buộc. Để đáp ứng thế giới mới này theo những điều kiện của nó, chúng ta phải bắt đầu trau dồi những khả năng tư duy.

Đã đến lúc trình diện ra sân khấu năm nhân vật của bài viết này. Mỗi nhân vật đều quan trọng về phương diện lịch sử; và thậm chí còn cốt yếu hơn trong tương lai. Với ‘những tư duy’ này, người ta sẽ được trang bị đầy đủ để giải quyết những điều có trong dự kiến, cũng như những gì không thể lường được; không có được những tư duy này, người ta sẽ phó mặc cho những tác động mà cô ta hay anh ta cũng không thể hiểu nổi, huống hồ là kiểm soát. Trong nội dung của quyển sách sẽ mô tả nó vận hành như thế nào và nó có thể được trau dồi ra sao với người học thuộc mọi độ tuổi.

Tư duy nguyên tắc (The disciplined mind)

Tư duy tổng hợp (The synthesizing mind)

Tư duy sáng tạo (The creating mind)

Tư duy tôn trọng (The respectful mind)

Tư duy đạo đức (The ethical mind

Người ta có thể hợp tình hợp lý mà hỏi rằng: Tại sao lại là năm tư duy đặc biệt này? Liệu danh sách này có thể dễ thay đổi hay mở rộng? Câu trả lời ngắn gọn là: năm tư duy vừa được giới thiệu là những kiểu tư duy đặc biệt hàng đầu trong thế giới ngày nay và thậm chí sẽ còn hơn thế nữa trong tương lai. Chúng trùm phủ toàn bộ chuỗi nhận thức lẫn hoạt động của con người – ở nghĩa đó chúng bao quát và toàn diện. Chúng ta biết đôi chút về cách trau dồi chúng. Dĩ nhiên có thể còn những ứng viên khác. Trong khi nghiên cứu để viết quyển sách này, tôi đã cân nhắc các ứng viên từ tư duy công nghệ sang tư duy số, tư duy thị trường sang tư duy dân chủ, tư duy linh hoạt sang tư duy tình cảm, tư duy chiến lược sang tư duy tâm linh. Tôi đã sẵn sàng để mạnh mẽ bảo vệ bộ ngũ của mình. Thực ra, đó là chủ đề chính trong phần còn lại của quyển sách này.

Lời tựa

Thay Đổi Tư Duy

Cuốn Thay đổi tư duy xem xét cụ thể cách thức mà 7 đòn bẩy được sử dụng trong 6 địa hạt – hay 6 vũ đài – mà qua đó những thay đổi tư duy diễn ra. Sáu vũ đài mà ông miêu tả bao gồm:

Những thay đổi trên quy mô lớn liên quan đến sự đa dạng hoặc những nhóm khác nhau, chẳng hạn như dân số một quốc gia.

Những thay đổi liên quan đến sự da dạng của một nhóm đồng nhất hoặc thống nhất hơn, chẳng hạn như một tập đoàn hoặc một trường đại học.

Những thay đổi được mang đến thông qua các tác phẩm nghệ thuật, khoa học hoặc sự uyên bác, chẳng hạn như các tác phẩm của Freud, các lý thuyết của Darwin, hay các tác phẩm của Picasso.

Những thay đổi trong các cách thiết lập giảng dạy chính quy, chẳng hạn tại các trường học hoặc các khóa đào tạo.

Những hình thức thân mật của sự thay đổi tư duy liên quan tối hai con người hoặc một nhóm nhỏ, chẳng hạn các thành viên trong gia đình.

Những thay đổi trong tâm trí của một cá nhân.

Thay đổi tư duy đưa ra cái nhìn sắc sảo về vấn đề của sự ảnh hưởng tới người khác và tới bản thân mỗi người. Cuốn sách này phản ánh quan điểm của Gardner, được viết bằng văn phong dễ hiểu, dễ nắm bắt. Với rất nhiều những nghiên cứu liên quan và các câu chuyện hấp dẫn từ lịch sử hiện đại cũng như kinh nghiệm đời sống cá nhân của Gardner, Thay đổi tư duy hé lộ những bí quyết và kế sách hữu dụng có thể giúp một người hiểu chức năng nhận thức của tâm trí và sử dụng chúng vào các chiến lược thương thuyết và các tình huống thay đổi tư duy đem lại lợi ích thiết thực.

Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Trí Khôn Nhiều Thành Phần

Trong cuốn sách Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Trí Khôn Nhiều Thành Phần này của Howard Gardner giúp chúng ta có một cách nhìn tâm lí học vào trí khôn người. Cái trí khôn người đó không thể được nhận ra theo lối suy đoán, áng chừng đã đành. Nó lại càng không thể là cái kết quả “khoa học”, hiện ra thành một con số tròn sau vài giờ đồng hồ đo nghiệm, nhất là lại chỉ “test” với cây bút và tờ giấy. Và nếu như, trong phạm vi nhỏ nào đó, các kết quả đo nghiệm tâm lí học có đúng với “thực tế”, thì cũng cần lí giải vì sao nó đúng. Dĩ nhiên, ngược lại, nếu con số IQ sai với thực tế, thì cũng cần lí giải vì sao lại sai. Howard Gardner giúp chúng ta làm công việc lí giải đúng sai ấy.

Tác giả chỉ ra rằng, cần dựa trên nhiều nguồn cứ liệu để hiểu tâm lí người. Những nguồn cứ liệu đó ít nhất phải thuộc bộ môn sinh học và khoa học về nhận thức, cụ thể là tâm lí học nhận thức và tâm lí học phát triển. Đối với nhóm cứ liệu sinh học, trước hết phải là những cứ liệu thu thập được từ sinh lí học thần kinh ở người. Những cứ liệu đó lại phải được so sánh giữa những cư dân bình thường với những cư dân bị tổn thương não. Không kể là, các cứ liệu đó cũng cần được đối chiếu giữa những con người bình thường và những con người có tài năng. Như bạn đọc rồi sẽ nhận ra khi đọc sách này, các cứ liệu đó cho thấy não con người làm việc thật diệu kì, và ta luôn luôn gặp những chứng cứ bác bẻ lại nhau một cách “khó hiểu”. Có nghĩa là, nếu chỉ giải thích một chiều bằng sinh lí học thần kinh thì, mặc dù vô cùng quan trọng đấy, nhưng hình như hoặc rất có thể là vẫn còn phiến diện.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Sáu 26, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Sáu 26, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button