List sách haySách theo tác giả

Những quyển sách hay nhất của Kawabata Yasunari

Sách của Kawabata Yasunari như sóng ngầm, dữ dội và luôn cho người đọc sự kinh ngạc, bất ngờ. Những cái chết không hề được báo trước, những kết thúc đầy bất ngờ, những cá nhân mà cái thiện và cái ác cùng tồn tại trong họ – tạo cho họ một nhân vật đa tính cách… Nỗi buồn và cái đẹp đã tạo ra những giá trị đặc biệt cho các tác phẩm của nhà văn xứ Hoa anh đào này.

Hồ

Xem giá bán

Em đã bao giờ bắt gặp cảm giác đó chưa? Cái cảm giác: Ôi! Thật tiếc, chỉ một lần lướt qua nhau rồi mãi mãi cách xa. Anh thì bắt gặp nhiều lắm. Con người này sao mà khiến ta yêu mến quá chừng, cô gái này sao mà xinh đẹp quá chừng, trên đời không thể có kẻ thứ hai hút hồn ta đến vậy, ta tình cờ sượt qua người ấy trên đường, hoặc ngồi gần người ấy trong rạp hát, hoặc cùng bước xuống bậc thang lúc rời khỏi khán phòng sau một buổi hòa nhạc rồi cứ thế cách xa mà chẳng thể bắt gặp lần thứ hai trong đời. Dẫu là như thế, song ta chẳng thể níu chân một kẻ không quen để bắt chuyện. Đời là vậy ư? Những lúc ấy, anh buồn muốn chết, và trở nên như kẻ mất hồn. Muốn bám theo người ấy đến cùng trời mà không được. Bởi nếu muốn bám theo đến cùng trời, thì chỉ còn cách giết chết người ấy mà thôi.”

“Ánh sáng lập lòe của chiếc lồng đom đóm đung đưa bên hông người thiếu nữ, ngọn lửa từ đám cháy đêm ở bờ bên kia in bóng xuống hồ. Tất cả phản chiếu trong đôi mắt tràn đầy những vọng niệm của Momoi Gimpei, gã đàn ông kỳ quái. Một thế giới truyện ma mị mà rào cảo của hiện thực đã hoàn toàn bị tước bỏ.”

Xứ Tuyết

Xem giá bán

Xứ Tuyết là tiểu thuyết dạng vừa đầu tiên của Kawabata Yasunari, cũng là tác phẩm đại diện cho chủ nghĩa duy mỹ ở ông. Trước khi chỉnh sửa và xuất bản thành sách vào năm 1948, Xứ tuyết đã xuất hiện từng phần trên tạp chí trong rải rác mười hai năm, qua hình hài các truyện ngắn Kính chiều, Kính ngày… là thành quả sau nhiều lần lữ du như áng mây lang bạt sang miền tuyết trắng, nơi trước tiên là ông, rồi đến nhân vật của ông chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ đầy ắp động-tĩnh-thanh-sắc của thiên nhiên, trong vẻ đẹp tương phản nhưng đều hút hồn của con người.

Nhân vật chính, Shimamura, là một người cơm áo không lo, dần dần thành ra mau chán và ì trệ. Vì muốn củng cố thái độ sống của mình, anh quyết định đi xa leo núi, lấy sự vất vả về thể xác làm phương pháp rèn tinh thần. Từ trên núi xuống, anh ghé vào làng suối nước nóng ngay cạnh đó để nghỉ ngơi, nào ngờ từ đây buông mình vào mối quan hệ khiến anh nhiều khi ân hận nhưng không dứt bỏ được với một geisha nồng nàn, giàu nhục cảm, cho đến ngày một ngọn lửa điêu tàn bùng lên thiêu rụi tất cả.

Là tác phẩm đỉnh cao của Kawabata, giúp ông giành giải Nobel Văn chương năm 1968, Xứ tuyết đẩy đến cực hạn cái đẹp hư vô, cái đẹp thanh khiết và cái đẹp bi thiết bằng một bút pháp tinh tế, cô đọng, gợi ý, khó nắm bắt, tạo nên cuộc hội ngộ hoàn hảo giữa thể loại tiểu thuyết và thơ Haiku.

Kawabata có biệt danh là “bậc thầy tang lễ”. Thuở nhỏ chứng kiến liên miên sự ra đi của người thân, lớn lên làm chủ tế cho nhiều đám tang nổi tiếng, cuối cùng khi quyết định tự sát bằng khí đốt, đến lượt ông làm “chủ tế cho chính mình”, trở thành người lữ hành vĩnh cửu trong thế giới của hư ảo và chân không. Nhưng trước đó, nỗi niềm u uẩn, mờ sương của cuộc đời ông đã kịp soi chiếu vào cái đẹp chớp nhoáng rồi tan dần theo dòng chảy thời gian, như bông tuyết tan khi mùa xuân đến, mà ta sẽ thấy trong cuốn sách này.

Những Người Đẹp Say Ngủ

Xem giá bán

“Cô gái đang nằm quay về phía Eguchi. Cô hơi đưa đầu ra phía trước và thu ngực lại, khiến trên cái cổ hơi dài và non tơ tạo thành một đường gân thấp thoáng dưới bóng của chiếc cằm. Mái tóc dài xõa ra tận sau gối. Ông lão Eguchi đưa mắt khỏi đôi môi đang khép lại rất đẹp của cô, và trong lúc ngắm cặp lông mày và hàng mi, lão tin chắc rằng cô là một cô gái còn trinh trắng. Cặp lông mày và hàng mi cô ở gần đến mức mà đôi mắt lão thị của Eguchi không thể thấy rõ từng sợi. Làn da mà những sợi lông tơ cũng không thể thấy bằng đôi mắt lão thị đang sáng lên một cách dịu nhẹ. Từ mặt đến cổ cô không một nốt ruồi. Ông lão quên hẳn cơn ác mộng lúc nửa đêm và cảm thấy yêu thương cô gái vô ngần, rồi sau đó một cảm giác ấu thơ như thể chính bản thân mình cũng đang được cô gái yêu thương dâng đầy trong tim lão.”

“Một kiệt tác của dòng văn học suy đồi, tỏa thứ mùi như mùi hư hoại của trái cây chín nẫu, song vẫn giữ được vẻ đẹp hoàn hảo về mặt hình thức.” – Mishima Yukio

Đẹp Và Buồn

Xem giá bán

Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại cố đô để nghe chuông giao thừa. Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại một mối hận tình hai mươi năm trước. Cái mầm của bất an tiềm tàng hai thập niên bỗng trở thành một loài cây độc. Cây độc cho hoa độc, đem sự hôn mê đến đa mê tang tóc cho những nhân vật chính cũng như phụ.

Quả thật chuyến đi lý là để nghe chuông, nhưng thâm sâu là mong gặp lại cố nhân của cuộc tình bất hạnh cũ. Cố nhân Otoko bấy giờ mới mười sáu, trong khi ông đã ba mươi mốt và có gia đình. Cuộc tình tan vỡ, và khi đứa con sanh thiếu tháng qua đời, cô gái đã toan tự vận. Mất trí một thời gian, sau cùng cô cũng bình phục, theo mẹ về Kyoto và biệt tăm cho đến gần đây. Oki ở lại Tokyo, tiếp tục sống với vợ con sau những sóng gió tất nhiên phải có. Ông trở thành nhà văn lớn, một phần nhờ tác phẩm Cô gái mười sáu kể lại mối tình bất hạnh với Otoko. Tác phẩm là niềm thống khổ cho vợ ông. Ngồi đánh máy bản thảo, Fumiko đã sảy thai trong một cơn xúc động mãnh liệt. Tác phẩm mang theo hồn ma hai đứa con của nhà văn, một với tình nhân, một với vợ. Oki cất bản thảo đi và không nhắc đến nó nữa. Phải nhờ Fumiko giục, ông mới cho xuất bản Cô gái mười sáu. Tác phẩm thành công tức thì, hai mươi năm sau vẫn còn tái bản, và trở thành một nguồn lợi nhuận lâu dài cho gia đình Oki.

Phần Otoko, nàng theo mẹ về Kyoto, tốt nghiệp trung học chậm mất một năm, ghi tên vào trường mỹ thuật, và trở thành danh họa.

Sóng gió xảy ra trong liên hệ hai người đàn bà, nhưng Keiko tự tín, vẫn tiếp tục thi hành thủ đoạn. Vì tình yêu, Keiko mỗi ngày mỗi sa đọa sâu hơn vào tội lỗi và tội ác… Sự sa đọa này mang lại tai họa cho tất cả mọi người trong cái thế giới đẹp và buồn Kawabata dựng ra.

Tiếng rền của núi

Xem giá bán

Tiếng rền của núi là tiếng vọng của những giá trị văn hóa truyền thống Nhật Bản từ những trang văn tài hoa của người nghệ sĩ nặng lòng với cái đẹp. Sống hòa hợp với thiên nhiên, các nhân vật trong tác phẩm như những đóa hoa dạt dào một vẻ đẹp nữ tính, bất chấp thực tại vẫn còn nhiều gian truân. Vẻ đẹp nữ tính trong Tiếng rền của núi được thể hiện rõ nhất qua hai nhân vật Singô và Kikucô.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button