List sách haySách theo chủ đề

5 sách hay về chủ nghĩa tư bản hết sức đáng đọc

5 sách hay về chủ nghĩa tư bản sẽ đưa ra “những sự thật” mà các nhà kinh tế học thị trường tự do sẽ không bao giờ nói cho bạn biết….

23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản

Xem giá bán

Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bị phá huỷ. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để thoát khỏi những viễn cảnh đáng sợ của cuộc khủng hoảng kinh tế? Sau nhiều phân tích, chứng minh, chúng ta được khuyên rằng hãy đặt tất cả niềm tin của mình vào thị trường và không can thiệp vào nó.

Nghe theo lời khuyên này, hầu hết các quốc gia đã áp dụng chính sách thị trường tự do trong suốt ba thập kỷ qua – tư nhân hóa các công ty tài chính và các công ty công nghiệp quốc doanh, nới lỏng các quy định tài chính và công nghiệp, tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế, giảm thuế thu nhập và các khoản thanh toán phúc lợi. Các chính sách này, như những người ủng hộ chúng đã thừa nhận, trước mắt có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như sự bất bình đẳng gia tăng, nhưng cuối cùng chúng sẽ làm cho tất cả mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách tạo ra một xã hội năng động và giàu có hơn. Hình ảnh thủy triều lên sẽ nâng tất cả các tàu thuyền lên là một hình ảnh ẩn dụ cho điều đó.

Nhưng, kết quả của các chính sách này đối lập với những gì đã được hứa hẹn. Sự thật đã bị che giấu. Những gì chúng ta được nghe từ những người ủng hộ thị trường tự do – hoặc, như họ thường được gọi là các nhà kinh tế học tân tự do – cùng lắm là chỉ đúng một phần, còn không sẽ là hoàn toàn sai. Những tư tưởng thị trường tự do đều dựa vào các giả định không đủ căn cứ, đó là những quan điểm chắp vá, nếu không muốn nói là những quan điểm vì lợi ích cá nhân.

Chính cuốn sách này, 23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản, sẽ đưa ra “những sự thật” mà các nhà kinh tế học thị trường tự do sẽ không bao giờ nói cho bạn biết….

Nền Kinh Tế Chia Sẻ: Sự Kết Thúc Của Việc Làm, Và Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Dựa Trên Đám Đông

Xem giá bán

Arun Sundarajan giải thích sự chuyển biến đến trạng thái mà ông mô tả là “chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông” – một phương cách tổ chức hoạt động kinh tế mới mẻ có thể thế chỗ cho mô hình truyền thống lấy công ti làm trọng tâm.

Dựa vào những nghiên cứu có chiều sâu và nhiều ví dụ từ thế giới thực – bao gồm Airbnb, Lyft, Uber, Etsy, TaskRabbit, BlaBlaCar của Pháp, Didi Kuaidi của Trung Quốc, Ola của Ấn Độ, Sundararajan giải thích được những căn bản của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông. Ông mô tả sự pha trộn lý thú giữa “quà tặng” và “thị trường” trong quá trình chuyển hóa của chúng, làm sáng tỏ những công nghệ chuỗi khối đang xuất hiện, và phân loại những nền tảng theo-yêu-cầu đang gia tăng chóng mặt. Ông bàn luận về việc hình thái mới này sẽ làm thay đổi sự tăng trưởng kinh tế và tương lai của việc làm ra sao. Liệu chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà chúng ta là những doanh nhân được trao quyền và được thụ hưởng sự linh hoạt và độc lập trong chuyên môn? Hay chúng ta sẽ trở nên những người lao động bị tước quyền, chạy nhốn nháo giữa các nền tảng tìm công việc kế tiếp để chèn vào? Sundararajan nhấn mạnh tầm quan trọng của các lựa chọn chính sách. Ông gợi ý những hướng đi mới dẫn đến hình thành những tổ chức tự điều tiết, đến luật lệ lao động, và việc cấp vốn cho mạng lưới an sinh.

Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức

Xem giá bán

Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức mang đến một kịch bản hấp dẫn về chủ nghĩa tư bản sau mấy trăm năm phát triển, với một tương lai trước mắt đầy rộng mở.

Có bốn nguyên lý mang tính nền tảng của Chủ nghĩa tư bản có ý thức: mục đích cao đẹp hơn, tích hợp các bên có lợi ích liên quan, nền văn hóa và lãnh đạo có ý thức. Đó không chỉ là chiến thuật hay chiến lượcđể phục vụ kinh doanh trước mắt, mà chính là đại diện cho những nhân tố thiết yếu của một triết lý kinh doanh hòa hợp, lâu dài, bền vững, lý tưởng, có thể giúp tất cả các lãnh đạo doanh nghiệp, các doanh nhân khởi nghiệpmột bộ khung cần thiết, đúng lúc để xây dựng và điều hành những doanh nghiệp mạnh mẽ, có ý thức, cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức xã hội, mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của doanh nghiệp và cuộc đời doanh nhân.

“Trong liều thuốc giải độc kỳ diệu cho sự thừa thãi những cuốn sách gần đây về việc chủ nghĩa tư bản đang khủng hoảng, Mackey và Sisodia đưa ra tầm nhìn thuyết phục và đầy cảm hứng về dạng thức mới của chủ nghĩa tư bản dựa trên giá trị và được thúc đẩy bởi mục đích. Đây là cuốn sách hết sức đáng đọc cho những ai còn chưa bị thuyết phục rằng những cách làm kinh doanh kiểu cũ đơn giản là không đủ.” – Paul Polman, CEO, Unilever

Sốc – Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Xem giá bán

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về thế giới đen tối của chủ nghĩa tư bản thảm họa, trong đó các vụ khủng hoảng biến động chính trị xã hội được coi là “cơ hội” tái cơ cấu lại chính sách hỗ trợ xã hội để tạo mối làm ăn. Bắt nguồn từ thử nghiệm sốc điện trên cơ thể người vào những năm 1950, các nhà kinh tế tân tự do đã áp dụng khủng hoảng như là cơ hội để cài đặt lại thị trường kinh tế và để lại di sản là máu và sự tàn phá kể từ những năm 1970.

Đối Mặt Tư Bản

Xem giá bán

Bằng một cuộc tấn công bất ngờ, cuộc Đại Khủng hoảng đã cho thấy ngành tài chính có nhiều kẽ hở và nguy cơ xảy ra bong bóng. Nhưng những hậu quả tiếp sau còn bộc lộ nhiều vấn đề hơn: đó là nhược điểm quá nghiêm trọng về cấu trúc, có thể đe dọa cả nền kinh tế và phúc lợi xã hội.

Có quá nhiều khó khăn cần giải quyết: thiếu việc làm với mức lương cao, bán thất nghiệp, nợ tiêu dùng lớn, số trẻ em đang sống trong nghèo đói quá nhiều. Các công ty đa quốc gia và siêu giàu chuyển tiền đến các thiên đường thuế trong khi chúng ta – giai cấp trung lưu, các công ty gia đình, những người đang nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn – chỉ biết chờ đợi và cố gắng.

Điều gì đã xảy ra với Giấc mơ Mỹ? Philip Kotler, nhà tư tưởng quản trị hiện đại, đồng thời là một nhà kinh tế học được đào tạo bài bản đã kết luận: “Chủ nghĩa tư bản không còn vận hành như trước kia. Mười bốn vấn đề có liên quan đến nhau đang cản trở nền kinh tế thị trường từng rất thành công của nước Mỹ. Hậu quả là hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang phải vất vả đấu tranh để duy trì vị thế là động lực của tăng trưởng và thịnh vượng, là bánh lái định hướng trong thời kỳ hỗn loạn.”

Cuốn sách Đối mặt tư bản đưa ra đánh giá tổng quan về những điểm dễ bị tổn thương của hệ thống kinh tế Mỹ. Bỏ qua những yếu tố nhiễu như các vụ cãi vặt chính trị, đổ lỗi cho nhau hay ý thức hệ căng thẳng, cuốn sách phân tích chi tiết những rắc rối đang xảy ra. Tác giả tổng hợp rất nhiều dữ liệu, phân tích và ý tưởng, xem xét các lập luận trái ngược nhau để tìm ra yếu tố chính cần nghiên cứu. Và rất nhiều đề xuất được đưa ra để giải quyết vấn đề cũng như khắc phục nhược điểm của nền kinh tế.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Sáu 12, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Sáu 12, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button