List sách haySách theo chủ đề

5 cuốn sách hay về Chúa lôi cuốn bạn đọc

5 cuốn sách hay về Chúa giúp người đọc giải đáp nhiều câu hỏi như: “Tại sao chúng ta có mặt trên đời? Chúng ta đến cuộc đời này bằng cách nào ? Đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc sống?” . Từ đó tự khai sáng, biết mỗi con người đều là độc lập và tự hữu, biết học hỏi về sự có mặt của Chúa trong bản thân mình.

Ngôn Ngữ Của Chúa

Xem giá bán

Trong cuốn sách này, ông chia sẻ với độc giả hành trình của chính mình từ một người vô thần tới có đức tin, sau đó dẫn dắt độc giả vào chuyến đi đầy kinh ngạc của khoa học hiện đại để chứng minh rằng vật lý, khoa học và sinh học đều hòa hợp được với đức tin vào Chúa và Kinh thánh. Ngôn ngữ của Chúa là cuốn sách không thể thiếu cho bất kỳ ai luôn băn khoăn về những câu hỏi vĩnh cửu : Tại sao chúng ta có mặt trên đời? Chúng ta đến cuộc đời này bằng cách nào ? Đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc sống?

Câu hỏi trọng tâm cho cả cuốn sách này chính là : Liệu có thể có cơ hội cho sự hòa hợp giữa những quan điểm của giới khoa học và giới tâm linh khiến cả hai đều cảm thấy hoàn toàn hài lòng trong kỷ nguyên mới của vũ trụ học, của sự tiến hóa và của hệ gen người hay không ? Tiến sĩ Collins đưa ra một cách giải quyết hoàn hảo cho tình trạng khó xử của những người vừa tin vào Chúa, vừa coi trọng khoa học. Đức tin vào Chúa và niềm tin vào khoa học có thể hòa hợp trong một thế giới. Đức Chúa mà ông đặt niềm tin vào có thể lắng nghe lời cầu nguyện và quan tâm đến phần hồn của chúng ta. « Khoa học là cách duy nhất đáng tin cậy để hiểu về thế giới tự nhiên, và khi các công cụ của nó được sử dụng hợp lý, chúng ta sẽ có được hiểu biết sâu sắc về sự tồn tại của vật chất. Nhưng khoa học không thể trả lời được những câu hỏi như: Tại sao vũ trụ lại xuất hiện?, Sự tồn tại của con người có ý nghĩa gì?, Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta chết? Một trong những động lực mạnh mẽ nhất của con người chính là tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi lớn này. Chúng ta cần kết hợp sức mạnh của cả khoa học và tôn giáo mới có thể thấu hiểu được những điều thấy và không thể nhìn thấy.

Anh Em Nhà Karamazov

Xem giá bán

Anh em nhà Karamazov là tác phẩm cuối cùng của Doxtoevxki. Doxtoevxki thuộc loại thiên tài hiếm hoi mà càng về cuối đời thì sự nghiệp sáng tác càng lên tới đỉnh cao hơn.

Anh em nhà Caramazov là tác phẩm vĩ đại nhất của ông: ở đây hội tụ tất cả những ý tưởng chủ đạo mà nhà văn ấp ủ suốt đời và đã giải bày một phần trong các tác phẩm trước đó đây là sự kết tinh kinh nghiệm sống sóng gió đầy đau khổ của nhà văn và vô vàn quan sát trong thực tế cộng với tay nghề điêu luyện sau bốn chục năm lao động văn học. Thoạt nhìn Anh em nhà Caramazov là cuốn tiểu thuyết về đề tài gia đình về sự tan rã của Gia đình ngẫu hợp tức là loại gia đình ở đó không có những mối quan hệ trong sạch vững chắc không có nền móng đạo lý và tan rã trong hoàn cảnh của một xã hội đang băng hoại. Một ông bố ba người con chính thức và một đứa con kết quả của một lần đi lại như cưỡng hiếp một người phụ nữ điên dại. Trừ người con trai thứ ba – Alecxei – cả gia đình sống trong sự căm thù lẫn nhau mà kết quả là vụ giết bố và một người bị án oan đi tù khổ sai.

Anh em nhà Caramazov là một tác phẩm hiện thực theo nghĩa cao cả nhất có sức tố cáo hết sức lớn đồng thời là tác phẩm rất lôi cuốn khiến người đọc hồi hộp với sự phát triển căng thẳng của cốt truyện hình sự được bố trí rất mực khéo léo nhưng bao trùm tất cả nó là cuốn tiểu thuyết Triết lý tuyến Triết lý chiếm địa vị thống trị.

The shack – Nơi Trái Tim Hội Ngộ

Xem giá bán

Có Chúa hay không? Nếu có thì khi con người đau khổ, sao không thấy Người giúp? Đây là hai câu hỏi lớn của phần lớn nhân loại. “The shack” (bản tiếng Việt có tiêu đề là “Nơi trái tim hội ngộ”) của WM. Paul Young đã kể một câu chuyện giúp trả lời hai câu hỏi đặc biệt quan trọng này.

Đó là chuyện có thật xảy ra với một người đàn ông mà cuộc sống đã mang lại cho ông quá nhiều nỗi đau và mất mát tưởng như không bao giờ có thể vượt qua. Nhưng rồi một ngày, ông nhận được một lá thư hẹn gặp tại căn chòi, nơi con gái ông bị giết và người viết thư ký là Papa (cách vợ ông gọi Chúa). Mack, nhân vật có thật của chúng ta, đã quyết định đến đó, và ông đã trải qua một tuần đối thoại với Chúa ba ngôi, hiện lên với ông bằng ba con người: Chúa, Jesus và thánh Sarayu.

Bạn đọc thật khó tin bởi vì nội dung các cuộc nói chuyện với Chúa và Jesus được Mack kể lại sau khi tỉnh dậy tại căn chòi trong rừng, nhưng điều đó gần như chẳng còn quan trọng gì khi người đọc thật sự bị cuốn hút và thuyết phục hoàn toàn bởi lời lẽ vô cùng minh triết và tràn đầy tình yêu vĩ đại của Chúa.

Thông điệp quan trọng nhất của tác giả (nói đúng hơn là của Chúa) tới người đọc là con người, thay vì tự cho là mình độc lập và tự hữu, hãy học hỏi về sự có mặt của Chúa trong bản thân mình.

Chúa có mặt qua tình yêu vô biên của Người đối với nhân loại – con của Người. Con người nghi ngờ sự tồn tại của Chúa bởi vì nó định đoạt mọi việc theo ý chí của mình, nó lạm dụng việc tự do được biểu đạt. Những đau khổ trên trái đất xảy ra do sự lựa chọn của chính con người. Với Chúa, nếu con người chọn như vậy, nó được tôn trọng. Nhưng có lẽ con người không muốn thừa nhận trách nhiệm về sự đau khổ tràn đầy trên trái đất này thuộc về chính nó. Thay vì hiểu điều đó, con người quay sang oán trách Chúa và đánh mất niềm tin nơi Người. Đó là bi kịch của sự lựa chọn sai lầm.

Cuộc đối thoại với Chúa giúp Mack hóa giải nỗi đau và thù hận. Ông được giải thích rằng Chúa không hành xử theo lý lẽ của con người. Ngài hành xử với con người theo tình yêu. Cha mẹ nào cũng thương con mình, kể cả nếu nó có phạm tội tày đình là giết người. Chúa cũng vậy, Ngài yêu tất cả loài người theo cách này. Đó là lý do không có trừng phạt tội lỗi, chỉ có yêu thương, tha thứ và hóa giải.

Chúa, qua lời tác giả, phủ nhận ý chí muốn độc lập của con người. Vì muốn độc lập, con người đã sinh ra luật lệ để kiểm soát. Luật lệ không mang đến tự do, nó chỉ mang đến sự cáo buộc. Vì “Các quan hệ hoàn toàn rẳc rối hơn luật lệ, nhưng luật lệ chẳng bao giờ cho con lời đáp về những nan đề sâu xa trong lòng và chúng cũng chẳng yêu thương gì con”, nên “Đừng cố tìm kiếm những luật lệ hay nguyên tắc; hãy tìm kiếm những mối tương quan – một phương cách để đến với ta”. Như vậy, vấn đề then chốt đối với con người là học cách thiết lập quan hệ với Chúa: Đó là hãy vứt bỏ phán xét, kỳ vọng và trách nhiệm do luật lệ sinh ra, thay vào đó, hãy đặt Chúa trong trung tâm của mọi thứ trong cuộc sống: bạn bè, gia đình, sự nghiệp, tư tưởng… nghĩa là hãy thay luật lệ bằng ân sủng.

Như vậy, cần đặt lại câu hỏi then chốt thứ hai: Không phải tại sao Chúa không giúp con người thoát khỏi đau khổ, mà con người có muốn Chúa giúp mình hay không. Nếu con người hạnh phúc hơn theo cách này, câu hỏi thứ nhất được khẳng định.

Tin câu chuyện hay không, tùy bạn, nhưng với tôi, đây là một trong những cuốn sách tuyệt vời nhất về Đấng Sáng thế và tình yêu của Người. Một lần nữa tôi hiểu rằng trước Chúa hay Phật, nhân loại thật bé nhỏ và đầy nhầm lẫn. Nó cần nhìn lại mình và thôi ngạo mạn. Nó cần khiêm tốn học hỏi về tình yêu thương.

Kinh Thánh

Kinh Thánh được viết trong hơn 1.600 năm. Những người được dùng để viết Kinh Thánh sống trong các thời kỳ khác nhau. Một số là người trí thức, số khác là người bình dân. Ví dụ, có người là y sĩ, có người là nông dân, người đánh cá, người chăn cừu, nhà tiên tri, quan xét hoặc vua. Dù có nhiều người viết, nhưng mọi phần của Kinh Thánh đều hòa hợp với nhau. Không có trường hợp chương này nói một điều, còn chương khác nói ngược lại.

Các chương đầu trong Kinh Thánh cho biết những vấn đề của nhân loại bắt đầu như thế nào, còn các chương cuối cho biết cách Đức Chúa Trời giải quyết những vấn đề ấy khi biến trái đất thành địa đàng. Kinh Thánh ghi lại hàng ngàn năm lịch sử loài người và cho thấy ý định của Đức Chúa Trời luôn thành hiện thực.

The God Delusion

The God Delusion đã tạo một chấn động khi xuất bản lần đầu năm 2006. Trong vòng vài tuần nó đã trở thành chủ đề tranh luận nóng bỏng. Tác phẩm đứng trong danh sách những sách bán chạy nhất gần hai năm, cho đến năm 2010, đã bán được hơn 2 triệu bản tiếng Anh. Tác giả Richard Dawkins, dù trước đó ông đã rất nổi tiếng trong học giới, nay thêm nổi tiếng hơn, nhưng trong một lĩnh vực mới, và được gán ngay cho một trong hai nhãn hiệu, hoặc là một vị thánh, hoặc một kẻ tội lỗi, tương ứng với hiện tượng có nhiều người mua để đọc, nhưng cũng có người mua để đốt! từ hai phía tán thành hay phản đối ông. Tất cả vì Dawkins đã trình bày sự phủ nhận tôn giáo của ông, hết sức mạnh mẽ, với chân thành say mê và vững vàng, khó lòng chống trả, đặc biệt là với đạo Kitô.

Lập luận của ông khó có thể hợp thời hơn. Trong khi châu Âu đang ngày càng trở nên thế tục, sự nổi lên của trào lưu tôn giáo thủ cựu, ở Trung Đông và ở nước Mỹ, trong vài thập niên cuối thể kỷ 20; trở nên trầm trọng và nguy hiểm. Đặc biệt, ở nước Mỹ, đã xuất hiện một tranh cãi dai dẳng căng thẳng giữa những người đứng về phía chủ trương thuyết “thiết kế thông minh”, dạng mới của một thuyết tôn giáo đã cũ, vẫn quen gọi là “thuyết sáng tạo”, chủ yếu là lập luận giải thích về nguồn gốc của vũ trụ và con người, nhưng hoàn toàn dựa trên niềm tin chung của ba tôn giáo lớn Abraham, như chương Sáng thế trong kinh Thánh đã kể: Gót sáng tạo tất cả trong sáu ngày liên tục. Hai thuyết “Sáng tạo” và “Thiết kế Thông Minh” trong nỗ lực vận động để lôi kéo, với ý định gìn giữ đám đông tín đồ ngày càng suy giảm vì tin tưởng tôn giáo của họ lung lay trước kiến thức khoa học ngày càng phổ thông, đặc biệt liên tục thách thức học thuyết Darwin. Thực ra, chống phá học thuyết Tiến hoá, tuy đến từ tôn giáo, nhưng gần đây chỉ từ thành phần tôn giáo thấp kém. Chúng ta không còn tìm thấy chống đối như thế trong những nhà Gót học sắc sảo, có học thức. Nó đến từ một phiên bản sơ khai, cực kỳ chậm tiến, và có thể gọi là thô thiển của đạo Kitô, và lan truyền như một bệnh dịch khó chữa, gây đầy tai tiếng ở nước Mỹ. Trong nỗ lực này, những vận động hậu trường trong chính trị, văn hoá, và trong cả học thuật, giáo dục, đã đe doạ có thể làm suy yếu và hạn chế sự giảng dạy khoa học ngay ở những cấp thấp (trung học, giáo dục tráng niên,…). Đây là lý do chính, đã đưa Dawkins, nhà sinh học tiến hoá nổi tiếng, người Anh, giáo sư Oxford, vào vòng tranh luận, qua The God Delusion này (như vị trí của ông – ghế giáo sư Charles Simonyi từ năm 1995, về Hiểu biết của Công chúng về Khoa học tại Oxford – Charles Simonyi Professor of the Public Understanding of Science). Ông tấn công những tôn giáo độc thần, tin vào chỉ một Gót; trước hết và trực tiếp, vì chúng cho thấy nay đi quá xa, gây nguy hại cho cả xã hội: phá hoại phát triển khoa học qua sự tiếp tục duy trì và truyền bá trong công chúng những kiến thức hoàn toàn sai lầm về vũ trụ và con người..

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button