List sách haySách tham khảo, học tập

5 cuốn sách hay về cố đô Huế chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam

Qua những câu chuyện thú vị và các nhân vật, các sự kiện lịch sử, 5 cuốn sách hay về cố đô Huế này chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Biến Cố Kinh Đô Huế Và Phong Trào Cần Vương (1885 – 1896)

Xem giá bán

Biến Cố Kinh Đô Huế Và Phong Trào Cần Vương (1885 – 1896) gồm 24 bài tham luận của các tác giả là nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử, nội dung tham luận xoay quanh Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1427 – 1885). Đây là Hội thảo chuyên gia với quy mô quốc gia đầu tiên về một chủ đề vừa có ý nghĩa khoa học vừa có giá trị thực tiễn đối với Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương trên cả nước.

Kinh Thành Huế – Tìm Hiểu Quá Trình Xây Dựng Kinh Đô Nhà Nguyễn – Di Sản Thế Giới Của Việt Nam

Xem giá bán

Kinh thành Huế cùng với di tích của Cố đô Huế là Di sản vô giá của đồng bào cả nước và cũng là của nhân loại mà chúng ta có trách nhiệm gìn giữ bằng sự hiểu biết và tấm lòng thiết tha với di sản văn hóa dân tộc. Vì thế, đây là một cuốn sách bổ ích, xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Món Ngon Xứ Huế

Xem giá bán

Là nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng bậc nhất về món ăn Huế hiện nay, tác giả chia sẻ trong cuốn sách của mình hai điều tâm đắc nhất: một là những công thức nấu món Huế đúng gu, đúng điệu, hai là những câu chuyện đời, chuyện nghề như một sự trải lòng với độc giả yêu thích món Huế.

65 món ăn được tác giả chăm chút, diễn đạt chi tiết, làm bật lên nét đặc trưng, tinh tế trong cách chế biến món ăn Huế: món canh Huế luôn có hương vị đậm đà của ruốc hay món xào thoảng vị cay nhẹ của chút ớt khô mịn để khử mùi tôm thịt. Bắt đầu món xào với tỏi phi, khi gần xong lại cho thêm tỏi để tăng hương vị và để món ăn không gắt mùi tỏi phi. Món cháo luôn luộc gạo nở búp, gạn bớt nước gạo cho thêm nước, nấu tiếp cho gạo nở mềm, để hương vị tôm cua trong cháo đặc trưng và ngọt thanh,… Kho tàng ẩm thực phong phú và đặc sắc của Huế còn tiềm tàng nhiều trong dân gian, và quyển sách này là niềm hy vọng sẽ mang đến những đóng góp nhất định trong việc giới thiệu rộng rãi nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của Huế đến những người yêu ẩm thực Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bên cạnh những công thức món ăn, tác giả cũng trò chuyện với độc giả bằng những câu chuyện nhỏ nhẹ, thủ thỉ tâm tình theo cách rất… Huế. “Tôi sẽ kể bạn nghe, một câu chuyện nhỏ, chuyện về ẩm thực xứ Huế, về những món ăn dân dã đời thường và có cả sơn hào hải vị. Những món ăn đã đi vào lòng người, vượt ra ngoài đất Huế đến khắp mọi miền quê hương… Tôi sinh ra ở Huế, nhà gần khu Cầu Đông Ba. Trong kí ức của tôi khi còn là cô bé ngày xưa, có một Huế rất đẹp và nên thơ, một Huế nhớ Huế thương, một Huế bạt ngàn mộng tưởng, một Huế tuy không ồn ào tàu xe nhưng lại sầm uất hàng quán với nhiều món ăn nức lòng thực khách…” Cứ thế, tác giả thì thầm cùng độc giả những ký ức, những hương vị xưa cũ mà sắc hương còn lan tỏa đến tận hôm nay. Qua “Món ngon xứ Huế”, người yêu Huế sẽ hiểu hơn tâm hồn Huế, hiểu hơn những giá trị tinh thần của đất cố đô mà Huế là đại diện tiêu biểu.

Những Người Bạn Cố Đô Huế

Xem giá bán

Ngày 16/11/1913, hội Những người bạn cố đô Huế (Asociation des amis du vieux Hué) được thành lập do đề xuất của Linh mục Léopold Cadière (1869-1955). Chương trình nghiên cứu của hội bao gồm: “Toàn thể các sự kiện tạo thành cái mà chúng ta gọi là Huế cổ: Huế tiền sử, Huế Chăm, Huế An-Nam và Huế Âu”. Mục đích của hội là: “Sưu tầm bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn học châu Âu cũng như bản xứ liên quan đến Huế và vùng phụ cận”. Để thực hiện mục đích đó, bắt đầu từ năm 1914 hội cho ra đời tạp chí mang tên “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des amis du vieux Hue – B.A.V.H) do Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút suốt thời kỳ tồn tại. Tạp chí được xuất bản bằng tiếng Pháp trong 31 năm (1914-1944), trước những biến động của thời cuộc tạp chí phải đình bản giữa năm 1944 và hội Những người bạn cố đô Huế cũng tự động giải thể. Tạp chí này xuất phát từ chủ trương của linh mục L. Cadière và ông cũng là chủ bút đầu tiên. Các số của tạp chí được in tại Nhà in Viễn Đông (IDEO) Hà Nội.

Tạp chí B.A.V.H đã ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục với tổng cộng khoảng 13.000 trang bài viết, 2800 phụ bản và 700 bảng khắc đen trắng hoặc màu rất công phu. Mỗi năm tạp chí ra mắt bạn đọc được 4 số riêng biệt, trung bình 3 tháng 1 số.

Nội dung B.A.V.H được nghiên cứu, khảo sát với 5 mảng chính: Kinh thành Huế và phụ cận; Lịch sử Huế và An-Nam; Nghệ thuật xứ Huế; Ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa dân gian xứ Huế và Các đề tài khác.

1. Kinh thành Huế và phụ cận: có thể xem là những tư liệu hàng đầu của B.A.V.H.

Lịch sử kinh đô Huế từ thời chúa Nguyễn Hoàng năm 1858 đến khi vua Gia Long lên ngôi, khởi công xây dựng kinh thành năm 1804, công trình được thực sự hoàn tất năm 1833 dưới đời Minh Mạng.

Rồi các khu vực của kinh thành được L. Cadière tìm hiểu và ghi lại lịch sử của chúng như: Hoàng Thành, Tử Cấm Thành; các cửa : Ngọ Môn, Đại Cung Môn và một số cung điện: Cung Càn Thành, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Khôn Thái, Thế Miếu, Thái Miếu, Tả Vu, Hữu Vu,…

Ngoài ra một số cơ sở thuộc kinh thành Huế cũng được nghiên cứu kỹ càng như: Hồ Tịnh Tâm, trường Quốc Tử Giám, kho thuốc súng, vườn Trường Thanh, vườn Thư Quang hoặc Phu Văn Lâu, kho lúa Hoàng gia Tôn Nhơn Phủ hay Thượng Thiện, trường Quốc học, Tòa Khâm, đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong thế chiến, kho lúa Triều Sơn Đông,… Tất cả cung cấp cho ta những kiến thức về mọi mặt của kinh thành Huế.

Một số đặc trưng của Kinh thành Huế mà B.A.V.H không quên nhắc đến như: Lăng tẩm (Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức; Đền, chùa, am miếu (Chùa Thiên Mụ, Quốc Ấn, Diệu Đế, đền Chiêu Ứng, Huệ Nam Điện); sinh hoạt cung đình,…

2. Các đề tài lịch sử: Tiền sử, Chămpa (vốn là đất thuộc vương quốc Chămpa nền xứ Huế có khá nhiều vết tích Chàm, vì thế Chămpa là đề tài hấp dẫn), Huế và Đàng Ngoài dưới thời các chúa Nguyễn, Huế thời cận đại (lịch sử Huế thời cận đại nằm trong khuôn khổ của lịch sử An-nam nửa đầu thế kỷ XX, bao gồm các nguồn: Lịch sử triều Nguyễn: từ Gia Long đến Bảo Đại, Cuộc xâm lược An-nam của Pháp, Công cuộc bảo hộ của Pháp).

3. Nghệ thuật Huế: Các tác giả rất chú trọng đến khía cạnh nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng. Tác phẩm L’art à Hué (Mỹ thuật ở Huế) của L. Cadière là công trình đáng chú ý. Âm nhạc cũng được đề cập, nghiên cứu nhưng không nhiều.

4. Dân tộc học, ngôn ngữ học: các tộc người An-nam Indonésien, Mélanésien được khảo sát và trình bày ở các tác phẩm L’Annam và Hướng dẫn nghiên cứu về An-nam và Chămpa. Các lễ hội đâm trâu của người Bana ở Kontum được trình bày sinh động. Tục nhuộm răng của người An-nam, các cách sử dụng thuốc mê, thuốc phiện được nghiên cứu góp phần làm phong phú đề tài dân tộc học.

Song song với với đó là việc nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Chàm cùng chữ viết của chúng là đối tượng nghiên cứu của 2 tác phẩm trên. Lối đặt tên của người Việt và những tìm hiểu về tên người, tên đất An-nam cũng được trình bày đầy đủ.

5. Một số đề tài khác: B.A.V.H còn có những công trình nghiên cứu về một số địa phương như: tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Côn Lôn, Ngũ Hành Sơn, làng Minh Hương ở Hội An, động Phong Nha ở Quảng Bình,… Hoặc vấn đề di dân của người Nhật ở Đông Dương ngày xưa và lộ trình giao thông theo đường biển giữa Nagasaki – Hội An, Nagasaki – Vinh. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến các tư liệu minh họa, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, chân dung,…

Với 31 năm liên tục hoạt động, tạp chí B.A.V.H đã góp phần không nhỏ vào công việc nghiên cứu về Huế xưa và triều Nguyễn cũng như về An-nam nói chung. B.A.V.H là tài liệu phong phú và có giá trị về nhiều mặt. Giá trị của nó còn giúp cho nhiều thế hệ sau này khi muốn nghiên cứu tìm hiểu về Huế xưa, triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam.

100 Bí Mật Kinh Đô Huế

Xem giá bán

Trong gần 400 năm (1558 – 1945), Huế đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (1306), là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh quốc triều Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Quyển 100 Bí Mật Kinh Đô Huế sẽ giới thiệu đến người đọc về cố đô Huế thông qua nhiều khía cạnh như lịch sử, kiến trúc, văn hoá, tập tục và con người ở Huế. Thông qua sách, người đọc có thể hiểu được những câu hỏi còn khúc mắc như: 13 vị Hoàng đế ở Kinh đô Huế lên ngôi như thế nào? Vẻ đẹp kiến trúc Huế đặc sắc ra sao?… và cả những câu chuyện trong hậu cung của các hoàng đế.

Qua những câu chuyện thú vị và các nhân vật lịch sử, người đọc sẽ như được đắm mình trải nghiệm vào những trang sử của vương triều nhà Nguyễn, nét văn hoá đậm chất Huế ở mảnh đất địa linh nhân kiệt bậc nhất Việt Nam.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Mười Một 30, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Mười Một 30, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button