4 cuốn sách hay về địa ngục đáng đọc

4 cuốn sách hay về địa ngục mở ra một thế giới địa ngục hoàn toàn khác biệt so với chúng ta nghĩ qua nhiều góc nhìn khác nhau, từ kinh phật, tranh vẽ cho đến những triết lý nhân sinh đầy suy ngẫm.
Kinh Địa Tạng

“Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Nhưng liệu chúng ta tin một cách thật thà như vậy có đúng không? Đó là điều đáng nói.
Chúng ta nên biết, cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển thật hết sức sát nghĩa và rõ ràng: “Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham sân si của chính mình.”
(Thích Thông Huệ – Vườn hoa Phật giáo)
Địa Ngục Môn

Địa Ngục Môn là tác phẩm mới nhất của nữ họa sĩ truyện tranh Việt Nam đầy tài hoa – Can Tiểu Hy. Cô từng được biết đến với các tác phẩm như “Thơ Duyên”, “Tam Thế”… và gần đây nhất, bộ truyện tranh mang đề tài siêu nhiên – Địa Ngục Môn của cô cũng đang gây nên một cơn sốt trong cộng đồng yêu truyện tranh nước nhà.
Có thể nói rằng, cuốn sách đã thể hiện được sự công phu của nữ họa sĩ Can Tiểu Hy trong việc tham khảo kiến thức thực tế về Phật Giáo, về văn hóa tín ngưỡng… và lồng ghép chúng vào trong truyện (một điều mà khá ít họa sĩ Việt Nam hiện nay làm được).
Địa Ngục Biến Tướng Đồ

Nền văn hóa Trung Hoa rộng lớn tinh vi sâu sắc liên miên kéo dài cho đến nay đã có 5 ngàn năm lịch sử, mà sự sáng tạo nghệ thuật của Trung Hoa đã biểu hiện tượng trưng cho một thứ tinh thần của nền văn hóa đặc sắc. Mấy ngàn năm nay chẳng những Tổ Tổ tương truyền sự phát huy ấy thì càng thấm thía cùng tột. Nói đến nghệ thuật tranh vẽ thư pháp đồ gốm hý kịch văn học v.v…
Thiên Đường Và Địa Ngục
“Ước mơ muôn thuở trong các câu chuyện cổ tích:
Người hiền gặp lành. Kẻ ác bị trừng trị
Qua được luật đời. Không lọt được lưới trời”
Phải nói, đó là sự khao khát về lẽ công bằng của con người muôn thuở. Là đích hướng tới của một xã hội nhân ái – luôn tôn vinh người hiền và căm thù kẻ ác “Người hiền gặp lành. Kẻ ác bị trừng trị” .
Mặt khác trong triết lý nhân sinh này đề cập đến hai khái niệm: “Luật đời” và “Luật trời”. Vậy luật đời là gì, nó bị chi phối bởi sức mạnh nào? Quy luật kẻ mạnh thắng kẻ yếu, người có quyền chi phối kẻ không có quyền – tức kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu tạo nên một thứ luật bất thành văn gọi là luật đời. Nó tạo thành một thứ luật đem đến sự đau khổ cho người này nhưng đồng thời sự sung sướng cho người khác. Những kẻ mạnh thường tạo cho mình sự sung sướng – hay nói khác đi – tạo cho mình thiên đường trên cõi nhân gian – bằng cách gây tội ác với đồng loại.
Tuy nhiên, cũng rất tự nhiên, con người luôn khao khát hướng tới lẽ công bằng. Toà án của con người (luật pháp) có thể không giải quyết được cho họ, nhưng có một toà án khác sẽ làm được điều đó. “Lưới trời” chính là một thứ toà án như thế. “Trời có mắt” – dân gian thường nói như thế, hay mong ước như thế khi mà cái ác bị trừng trị, hay chưa bị trừng trị thì “trời biết” và nhất định sẽ bị trừng trị, không ở kiếp này thì ở kiếp khác. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Trước sau, tất yếu sẽ thế!
…Chưa đạt đến nền văn minh dân chủ – con người chỉ còn biết mơ ước, mơ ước người hiền sẽ gặp lành, mơ ước kẻ ác sẽ bị trừng phạt, mơ ước có một lực lượng siêu nhiên (Trời) giúp họ ngăn chặn và diệt trừ cái ác, mơ ước trời sẽ mang lại cho mình sự công bình…..
“Thiên đường và địa ngục” nói lên mơ uớc chính đáng ấy – nhưng có lẽ tác giả chỉ muốn mượn cái ý của dân gian về sự mơ ước mà thôi. Tác giả miêu tả “Thiên đường và địa ngục” ra là miêu tả hiện thực. Nếu Thiên đường trong truyện là cõi thực, thì Địa ngục lại chính là ước mơ.
Bởi lẽ, cái thiên đường, dưới ngòi bút của tác giả – không hề là cõi Niết bàn siêu thanh tịnh độ, nơi con người được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng và sự bình yên tuyệt đối, không phải là nơi thanh sạch vô cùng, trái lại nó là chốn trần ai, trầm luân bể khổ. Nơi có người nhọc nhằn mưu sinh, bị đè nén, bị chèn ép, bị lọc lừa phản trắc. Nơi một số kẻ mạnh áp đảo đa số kẻ yếu, nơi số ít trấn lột hạnh phúc và quyền làm người của một số đông để tạo dựng cho chúng thiên đường riêng của mình. Thiên đường ấy được xây dựng nên từ những khổ đau của đồng loại. Thiên đường ấy là số ít. Với số đông nó thực ra là Địa ngục.
Vnwriter
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Những cuốn sách về thế giới phép thuật được độc giả đọc không rời mắt
- 6 sách hay về dịch lý dễ ứng dụng, thực hành vào cuộc sống
- 5 cuốn sách hay về biên kịch giúp bạn tham khảo và theo đuổi đam mê