List sách haySách theo chủ đề

9 quyển sách hay về giáo dục đáng gối đầu giường

Sự phát triển của một quốc gia dựa lên tri thức giáo dục và tinh thần của mỗi công dân chứ không phải là GDP hay GNP. Giáo dục là nền tảng cơ bản của mọi vấn đề để xây dựng một xã hội phát triển, 9 quyển sách hay về giáo dục đáng gối đầu giường cho mọi người dân Việt Nam thời điểm hiện tại, cần đọc để nhận thức được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Khuyến Học

Xem giá bán

Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.

Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.

Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực tế”. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.

Đọc review

Nền Giáo Dục Của Người Giàu

Xem giá bán

Thành công là thứ mà tất cả chúng ta đều muốn có. Nhưng nó không dễ dàng đến như chúng ta mong muốn. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có bằng cấp, học lực tốt nhưng vẫn thất nghiệp, hoặc đi làm với mức thu nhập không cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy trên khắp thế giới cũng như ngay ở Việt Nam có hàng trăm, hàng ngàn tỉ phú, triệu phú, những vị giám đốc, họ thành công mà không có bằng đại học, thậm chí là trình độ học vấn rất thấp. Đại học không phải là con đường duy nhất để đến thành công. Bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng đại học. Sự thành công trên ghế nhà trường không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp. Vậy, những gì bạn cần làm là gì ?

Bạn sẽ thấy được điều đó khi đọc Nền giáo dục của người giàu của Michael Ellsberg. Tác giả đã phỏng vấn các tỉ phú và triệu phú không có bằng đại học, bao gồm ông trùm thời trang Russell Simmons, chủ tịch đồng sáng lập Facebook Sean Parker… Bên cạnh đó, Michael Ellsberg còn đưa ra những chỉ dẫn tuyệt vời để bạn tiến tới thành công bằng những kỹ năng vô cùng đơn giản: Để tìm được người hướng dẫn, cách tạo hứng thú trong công việc, cách xây dựng phong cách cá nhân và nhiều hơn thế nữa.

Đọc review

Giáo Dục: Tuyệt Vời Nhất = Đơn Giản Nhất

Xem giá bán

So với “cuốn sổ tay” thứ nhất và nhiều cuốn sách về giáo dục gia đình khác – Giáo dục: Tuyệt vời nhất = Đơn giản nhất có những đặc điểm sau:

– Nếu như “Người Mẹ tốt hơn là người thầy tốt” tập trung vào giai đoạn trẻ 6-12 tuổi thì Giáo dục: Tuyệt vời nhất=đơn giản nhất lại tập trung nhiều hơn vào giai đoạn 0-6 tuổi với 6 chương. Mỗi chương là một vấn đề lớn của trẻ, mỗi chương lại nhiều bài viết về những vấn đề các trẻ thường gặp trong cuộc sống như vấn đề hay vẽ bậy lên tường của trẻ, vấn đề trẻ hay khóc do tranh giành đồ chơi, vấn đề đi nhà trẻ, vấn đề nuôi con bằng sửa mẹ, tã bỉm, xe đẩy, tập nói của trẻ,… Nhưng xuyên suốt là quan điểm giáo dục thống nhất theo một khung logic rõ ràng.

– Nói rõ tầm quan trọng của giáo dục gia đình nên thuận theo tự nhiên, nên chú trọng vào từng chi tiết nhỏ như thế nào, nên làm ra sao để phát triển nhân cách, cá tính trẻ giúp các bậc cha mẹ tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy con.

– Đưa ra chỉ dẫn cho các bậc cha mẹ giúp con tự lập, tự tin, vui vẻ, hạnh phúc với việc học, với việc hình thành những thói quen tốt, không ngừng tiến bộ, biết cách chung sống.

– Đặc biệt, cuốn sách cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trước những vấn đề của trẻ trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Đồng thời, cuốn sách chỉ ra cách để chúng ta biết cách đồng hành cùng con.

Giáo dục: Tuyệt vời nhất = Đơn giản nhất là một cuốn sách mô phạm thực sự cầu thị thứ hai bàn về giáo dục gia đình, là công cụ thực dụng nhất mà mỗi bậc phụ huynh nên có.

Bài Học Phần Lan 2.0

Xem giá bán

Sách là câu chuyện về quá trình xây dựng nền sư phạm Phần Lan trong 4 thập kỷ qua. Tác giả nhấn mạnh vào các giải pháp mang tính cách mạng của Phần Lan, khác biệt của chúng với nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.

Phần Lan chứng tỏ rằng chính sách lấy giáo viên là trung tâm, chuyên nghiệp hóa đội ngũ giáo viên, xây dựng niềm tin giữa nhà trường và xã hội, đầu tư vì nền giáo dục công bằng thay vì thành tích, đã cực kì thành công, biến Phần Lan thành hình mẫu giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới.

“Bài học Phần Lan 2.0” sẽ là cuốn sách gối đầu giường của mọi nhà sư phạm và phụ huynh Việt Nam. Các ý tưởng trong sách gần như tưởng phản hoàn toàn với tình trạng chạy theo thành tích, cải cách liên miên nhưng bế tắc, gây sức ép học hành lên con cái, của nhà trường và phụ huynh nước ta.

Đọc review

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Nhật

Xem giá bán

Làm cha mẹ, bạn có thể nuôi dưỡng con mình thành một đứa trẻ ưu tú. Bạn muốn dạy dỗ con mình như thế nào?

– Tôi mong muốn đứa con đáng yêu của mình sẽ khỏe mạnh và phát triển một cách lành mạnh

– Tôi hy vọng nó sẽ học thật giỏi và không làm tôi phiền lòng

– Tôi hy vọng hai mẹ con sẽ sống hòa hợp, vui vẻ và hạnh phúc

– Tôi hy vọng có thể cảm nhận được sự thoải mái và niềm vui trong việc dạy dỗ con cái.

Có phải bạn có những suy nghĩ như vậy không? Nếu đúng vậy thì cuốn sách này chính là được viết để dành cho bạn.

Emile Hay Là Về Giáo Dục

Xem giá bán

Émile hay là về giáo dục (Émile ou de l’éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về “nghệ thuật hình thành con người”. Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội – sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile. Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ.

Thiên Tài & Sự Giáo Dục Từ Sớm

Xem giá bán

Nhiều năm trước đây thường xảy ra chuyện con cái của những gia đình giàu có bị bắt giữ vì những hành vi trái đạo. Khi ấy, những gia đình giàu có này sẽ tìm đến cánh nhà báo mà họ vẫn hay qua lại để phân bua: “Tôi vì quá bận rộn với việc kinh doanh nên không để mắt đến con cái được. Nay xảy ra hậu quả thế này, tôi thật không còn mặt mũi nào nữa…”. Những lời nói như thế từng được đăng trên khắp các mặt báo.

Nói rằng công việc kinh doanh bận rộn đến mức không có thời gian dành cho con cái chỉ là ngụy biện cho sự quá ham mê kiếm tiền của bản thân. Trên đời này chắc chắn có nhiều những người như thế và cuốn sách này viết ra hiển nhiên không phải để cho những người đó đọc.

Cũng có những cô gái “của thời đại mới” mang trong mình suy nghĩ: “Việc làm mẹ sẽ cản trở sự phát triển cá nhân, phá hỏng công việc cũng như làm đảo lộn sinh hoạt của bản thân”. Như thế, những người này ghét làm mẹ ít nhiều là vì điều đó ảnh hưởng đến thói ích kỷ của họ. Trên đời này có không ít những cô gái như thế, và đương nhiên, cuốn sách này được viết ra không dành cho họ.

Nhưng vẫn còn những người, tuy biết rằng bản thân chỉ đạt đến đây thôi, nhưng ít nhất sẽ cố gắng làm cho con mình trở thành hoàn hảo. Họ hiểu rằng mình chỉ là nấc thang thứ nhất, con mình sẽ là nấc thứ hai, và những gì mình đã không thể làm được thì con cái sẽ tiếp tục giúp mình… Những con người đó, bất kể họ thành công hay thất bại, nhưng đối với xã hội, đối với nhân loại, họ vẫn là những thiên tài, là những con người ưu tú mà hàng ngàn vạn người mới có một.

Cuốn sách này của tôi được viết ra với kỳ vọng dành cho những người như thế.

– Kimura Kyuichi

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái

Xem giá bán

Cuốn sách chia sẻ bí quyết trở thành thiên tài của người Do Thái. Trí tuệ phi thường của họ không tự nhiên mà có, sở dĩ người Do Thái có trí tuệ siêu Việt như vậy, bởi họ có một nền tảng giáo dục vững chắc, cha mẹ Do Thái rất coi trọng sự giáo dục con cái. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi phương pháp giáo dục con tuyệt vời của người Do Thái qua cuốn sách này. Trẻ em Do Thái ngay từ nhỏ không chỉ được rèn luyện về trí tuệ, khả năng sinh tồn, các phẩm chất đạo đức mà còn được giáo dục về cách quản lí tài chính, giá trị của đồng tiền, sự thành tín trong kinh doanh, về việc tự bảo vệ sức khỏe của mình “một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề của hạnh phúc”…

Cuốn sách gồm 7 chương, 56 mục, mỗi mục đều có ví dụ sinh động và trực tiếp cách dạy con của người Do Thái. Với những phương pháp dạy con cái thực tế, linh hoạt sẽ giúp các bậc cha mẹ bồi dưỡng nên những người con thiên tài. Bằng lối viết nhẹ nhàng, tinh tế tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, dễ hiểu.

Cải Cách Giáo Dục Nhật Bản

Xem giá bán

Khi nhìn vào lịch sử giáo dục hiện đại của Nhật Bản bao gồm cả giáo dục quốc gia chủ nghĩa trước chiến tranh và giáo dục quốc dân dựa trên nền dân chủ sau chiến tranh, có thể thấy đó là lịch sử của các cuộc cải cách giáo dục của quốc gia (quốc dân). Và các cuộc cải cách đó trong phần lớn các trường hợp là mang tính chính trị và được tổng quát hóa như một cuộc cải cách chính trị. Có một thực tế là vai trò của giáo dục Nhật Bản hiện đại luôn đi kèm với chính trị và chìa khóa giải quyết các vấn đề chính trị của thời đại thường được đòi hỏi ở giáo dục.

Trong báo cáo của Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục Nhật Ban đã hé lộ nhận thức: “Trước hết trường học phải là nơi thoải mái và vui vẻ đối với trẻ em. Trẻ em phải có đủ không gian để có thể tiến hành chậm rãi những gì liên quan đến mối quan tâm và sở thích của mình. Đồng thời nó phải là trường học nơi các giờ học dễ hiểu được triển khai, những điều không hiểu có thể được coi là lẽ tự nhiên, những thất bại trong học tập, những dò dẫm và vấp ngã được tiếp nhận như là chuyện đương nhiên. Thêm nữa để có được điều đó, nó phải là nơi mối quan hệ con người với con người mà trẻ em mong muốn và mối quan hệ tin cậy giữa giáo viên và học sinh với tư cách là nền tảng được xác lập, bầu không khí trong lớp học ấm áp, trẻ em an tâm và có thể phát huy được năng lực của bản thân.

Trong môi trường giáo dục như thế thì không phải chỉ có giờ học các môn giáo khoa mà thông qua toàn bộ cuộc sống ở trường học, trong quá trình hoạt động học tập cùng với giáo viên, việc bản thân trẻ em có thể cảm nhận mình được coi trọng như là một con người không có gì thay thế, được tin cậy và được nếm trải hạnh phúc khẳng định bản thân và thực thi cái tôi là rất quan trọng”

Quả thật giáo dục hiện đại là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi quốc gia và thông qua giáo dục mà xã hội được “tái sản xuất” trong đó trẻ em được được đảm bảo về nhân quyền và sinh tồn. Và một khi như vậy thì đương nhiên, một loạt các yếu tố căn bản như giải quyết các vấn đề quốc tế, đối phó với các vấn đề xã hội, trợ giúp sự sinh tồn của cá nhân sẽ trở thành các vấn đề cơ bản của giáo dục. Cũng có trường hợp những yếu tố mang tính ngoại lệ như phục vụ quyền lợi của cá nhân, đoàn thể, tổ chức cũng có thể được đưa vào.

Cuốn sách này sẽ xác nhận điều đó trong dòng chảy mang tính lịch sử của giáo dục Nhật Bản hiện đại và ngay cả khi suy ngẫm về cải cách giáo dục hiện tại thì đây cũng là điều cần phải được hiểu một cách thấu đáo và phổ biến với tư cách như là một định lý lịch sử. Nói tóm lại, cho dù là giáo dục dưới thể chế thiên hoàng thời trước chiến tranh hay giáo dục thời chủ nghĩa quân phiệt đi chăng nữa thì cũng không hề có sự tách rời khỏi dòng chảy này. Quốc gia với thể chế thiên hoàng đã thúc đẩy công nghiệp hóa trong nước và nó mang trong mình cả nguyên lý không thể tránh khỏi là cá nhân hóa, chủ nghĩa quân phiệt cũng thế, để phục vụ các cuộc chiến tranh với bên ngoài thì công nghiệp, kĩ thuật và năng lực trình độ cao của cá nhân trở thành sự cần thiết đương nhiên. Và “Giáo dục sau chiến tranh” cũng vậy, định lí này đã trở thành nguyên lí chính sách dẫn dắt cải cách giáo dục. Có thể nói giáo dục đã phát huy chức năng của mình ở phương diện như thế.

Cũng giống như thế, cần phải xem xét xem cải cách giáo dục đã đưa ra phương thuốc nào để giải quyết các tình huống, các vấn đề khi đó và trên thực tế đã có những kết quả nào được tạo ra. Thêm nữa, cũng cần phải hiểu việc học tập và cuộc sống của trẻ em đang ở trong tình trạng như thế nào, nó đang được tiếp nhận ra sao và người ta đang cố gắng thay đổi hay chưa.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button