List sách haySách tham khảo, học tập

4 cuốn sách hay về hàng hải đáng đọc

4 cuốn sách hay về hàng hải là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu về địa lý học lịch sử cũng như những nghiên cứu về biển đảo Việt Nam.

Văn Hóa Nước Và Hàng Hải Thời Cổ Của Việt Nam

Xem giá bán

“Cuốn sách này trình bày các đặc tính của dân ta qua khía cạnh sinh hoạt trong môi trường nước. Việc nghiên cứu cho thấy rằng dân tộc Việt là giống dân tiên phong của nhân loại trong các sinh hoạt hàng hải…

Một mảnh lớn hồn nước, hồn quê hương Việt Nam truyền qua nhiều thế hệ nằm ở đó. Yêu Văn hoá Nước cũng là yêu nước, thương đồng bào. Tìm hiểu để thấu triệt Văn hoá Nước nhiều hơn, chúng ta yêu Tổ quốc nhiều hơn, thương dân tộc hơn.

Sách bàn đến văn hoá Việt Nam cần thêm một phần giới thiệu về sinh hoạt của dân ta thời tiền sử mà trong đó những sinh hoạt sông nước biển cả và những tiến bộ hàng hải cần được đề cập tới.

Nói đến hàng hải thời cổ, chúng tôi mặc nhiên đi vào cổ sử. Như cố đạo L. Cadière thường nói: “Chúng tôi không có tham vọng viết sử, chúng tôi chỉ lôi ra ánh sáng và thu thập cho thật nhiều tài liệu vững để dành cho các sử gia đời sau.” Những kiến thức hàng hải dẫn chứng trong cuốn sách này không nhiều, thường chỉ là những chi tiết rút ra từ các cuốn sách tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Hoa… Những cuốn sách này hoàn toàn không mang tính “sử”.

Trong tình thế tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay, nguồn gốc dân tộc Việt Nam và thành tích hàng hải của tiền nhân ngang dọc đại dương chính là những tài liệu chứng minh hùng hồn về chủ quyền Việt Nam trên Biển Ðông.

Thật là buồn khi người nước ngoài đã khám phá ra khá nhiều chi tiết về nền văn minh hàng hải cổ của ta, mà chính chúng ta thì lại hoàn toàn không hay, không biết. Kết quả khảo cứu chúng tôi trình bày trong cuốn sách này được coi như viên đá tạm thời dùng lấp bớt khoảng trống văn hóa lớn lao đó.

Qua những chứng tích của lịch sử hàng hải, chúng tôi tìm ra những niềm tự hào dân tộc. Chúng tôi mượn lời cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) nói về Đạo đức và luân lý Đông Tây vào năm 1925 tại Sài Gòn: “Phàm đã là một dân tộc sinh tồn trên hoàn vũ, đã có một cái lịch sử chính đáng, thì phải gìn giữ những sự vẻ vang trong lịch sử của dân tộc mình, nghĩa là gìn giữ lấy những đức tính hay tốt mấy nghìn năm ông cha để lại, khiến cho nước nào, dân tộc nào đối với mình cũng đem lòng kính trọng”.

Chúng tôi mượn lời của học giả Trần Trọng Kim đề tựa cuốn Việt Nam sử lược (in lần thứ nhất, Sài Gòn, 1971; q.1) để chép ra đây như lời trần tình cùng bạn đọc: “Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng biết đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy”.”

(Trích “Tựa” Văn hóa nước và hàng hải thời cổ của Việt Nam – Vũ Hữu San)

Phác Thảo Dân Tộc Học Hàng Hải Việt Nam

Xem giá bán

Công trình “Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam” này được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp theo bản in lần thứ hai tại Rotterdam Hà Lan và bản in lần thứ nhất trong Bulletin des Amis du vieux Hue năm thứ XXIX, số 4, tháng 10-12, năm 1942. Trong bản in lần thứ hai, C. Nooteboom, nhà dân tộc học Hà Lan, người biên tập cuốn sách có viết rằng: “Trừ những sửa chữa mà tác giả mong muốn, văn bản được in nguyên vẹn không thay đổi, ngoại trừ ghi chú tại trang 63 nói về một thông tin của ông Guilleux la Roërie đã được thêm vào phù hợp với ý nguyện của tác giả.” Như vậy công trình bao gồm hơn 100 trang in, 227 hình minh họa, hai bản đồ khổ lớn và một bảng tổng kết kèm theo hơn 200 ghi chú cuối mỗi trang trong đó các ghi chú của tác giả được đánh theo số 1, 2, 3… còn các ghi chú của Nooteboom được ghi bằng dấu *). Trong bản tiếng Việt, có nhiều điều cần ghi chú thêm, chúng tôi giải quyết bằng Phụ lục cuối sách bao gồm:

1. Thuật ngữ hàng hải, giải thích các thuật ngữ dùng trong đóng tàu thuyền và vận hành, tra cứu theo thứ tự tiếng Việt, có đối chiếu với thuật ngữ Pháp mà tác giả đã sử dụng.

2. Địa danh – nhiều tên sông hồ, biển cả mà tác giả sử dụng được chuyển sang tên gọi hiện đại, một khi đã có nhiều thay đổi lớn trên bản đồ thế giới trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia giành độc lập, tự chủ. Các địa danh được sắp xếp theo thứ tự tiếng Việt – phần lớn các địa danh theo cách gọi Anh Mỹ – có đối chiếu với tiếng Pháp mà tác giả đã sử dụng. Khi cần thiết có ghi chú Hán Việt cho các địa danh Trung Hoa.

3. Tên người – cũng được sắp xếp theo thứ tự tiếng Việt, có đối chiếu với cách gọi tiếng Pháp mà tác giả đã sử dụng.

4. Tên thuyền – liệt kê tất cả các thuyền mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách, với giải thích tóm tắt bổ sung thêm những gì mà tác giả đã trình bày trong phần chính của cuốn sách.Chúng tôi hy vọng rằng phần Phụ lục tuy có làm cho cuốn sách tăng thêm số trang nhưng góp phần giúp độc giả theo dõi những vấn đề đáng quan tâm mà tác giả đã đặt ra. Gần 100 năm đã trôi qua, kể từ ngày “Phác thảo” này được xuất bản, nên có nhiều thay đổi lớn trong dân tộc học hàng hải trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Chúng tôi chuyển ngữ nguyên vẹn công trình của Pierre Paris cùng các Phụ lục với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu căn bản những vấn đề hàng hải của dân tộc, một công việc cần thiết không chỉ cho ngày hôm nay mà cả mai sau.

Đỗ Thái Bình

Kỹ sư đóng tàu

Thành viên Hội Đóng tàu Hoàng gia Anh (MRINA)

Thành viên Hội Đóng tàu Hoa Kỳ (MSNAME)

Ứng Dụng CFD Trong Khoa Học Hàng Hải

Xem giá bán

Đối tượng nghiên cứu: Là các bài toán chuyên sâu xuất phát từ thực tiễn hàng hải, như: ảnh hưởng của gió và hải lưu; ảnh hưởng của xâm thực chân vịt – bánh lái tàu thuỷ; sự tương tác tổ hợp chân vịt – bánh lái tàu thuỷ; sự tương tác giữa tàu với tàu, tương tác giữa tàu thuỷ với bờ,… đến quá trình điều khiển hướng chuyển động và tính ổn định tàu thuỷ, góp phần đảm bảo an toàn hàng hải.

Đặc biệt áp dụng trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến luồng hàng hải.

Phạm vi nghiên cứu: Cuốn sách tập trung các vấn đề sau: Xây dựng mô hình nghiên cứu; mô hình toán; quy trình tính toán; tính toán mô phỏng và phân tích kết quả tính toán mô phỏng trong từng trường hợp của các bài toán đặt ra bằng ứng dụng CFD.

Tập Bản Đồ Hàng Hải 1841 Ở Thư Viện Đại Học Yale

Xem giá bán

Tập bản đồ hàng hải 1841 ở Thư viện Đại học Yale là một tư liệu quan trọng thuộc loại chỉ nam hàng hải nói chung và bản đồ hàng hải nói riêng trong hệ thống thư tịch Trung Hoa có những nội dung liên quan đến các vùng biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông và các địa danh ven bờ.

Các địa danh trên bản đồ được chú thích chi tiết, rõ ràng về vị trí, các tư liệu có đề cập đến, tên gọi và quá trình biến đổi của tên gọi… Những nội dung ghi chép trên bản đồ về các địa danh ở hải đảo và đất liền, kết hợp với phần chú giải là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu về địa lý học lịch sử cũng như những nghiên cứu về biển đảo Việt Nam.

Qua việc dịch và chú giải tập bản đồ hàng hải 1841 lưu trữ ở Thư viện Đại học Yale, tác giả còn muốn hướng tới việc “truy tìm và hệ thống những tư liệu liên quan đến từng địa danh cảng thị ven bờ và hải đảo trong vùng biển Việt Nam, nhằm tạo tiền đề cho một nghiên cứu chuyên đề địa danh lịch sử dày dặn hơn”.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Mười Hai 5, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Mười Hai 5, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button