List sách haySách theo chủ đề

3 sách hay về Jeff Bezos cho độc giả cái nhìn sâu sắc

3 sách hay về Jeff Bezos cho độc giả cái nhìn sâu sắc về Jeff Bezos, người có tham vọng vô cùng lớn – không chỉ đối với Amazon, mà còn nhiều lĩnh vực thúc đẩy, mở rộng giới hạn của khoa học và xây dựng lại lĩnh vực truyền thông.

Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon

Xem giá bán

“Amazon là câu chuyện của một người sáng lập đầy tài năng đã hoàn toàn tự mình định hướng tầm nhìn chiến lược,” Eric Schmidt, chủ tịch của Google – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Amazon, phát biểu. Chính bản thân ông cũng là thành viên của dịch vụ Amazon Prime – giao hàng trong hai ngày của Amazon. “Sẽ chẳng có ví dụ nào hay hơn. Có lẽ chỉ có thể là Apple, nhưng người ta quên rằng hầu hết mọi người tin Amazon đã sụp đổ do không đạt được quy mô kinh doanh cần thiết để trang trải kết cấu chi phí. Công ty liên tục thua lỗ hàng trăm triệu đô la. Nhưng Jeff quả thực là người có tài ăn nói và rất thông minh. Ông là một mẫu người sáng lập doanh nghiệp có chuyên môn điển hình nên hiểu từng chi tiết nhỏ nhất và cẩn trọng xem xét mọi khía cạnh hơn bất kỳ ai.”

Mặc dù giá cổ phiếu của công ty tăng cao chóng mặt trong thời gian gần đây, nhưng Amazon vẫn là công ty ẩn chứa những vấn đề kỳ lạ. Những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán nổi tiếng là thiếu sức sống, và việc mở rộng vào thị trường và phân mục sản phẩm mới thậm chí khiến công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2012. Nhưng Phố Wall dường như không quan tâm đến số liệu này. Jeff Bezos đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc đầu tư xây dựng công ty dài hạn nên tạo dựng lòng tin từ những cổ đông. Những nhà đầu tư sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi một ngày Jeff quyết định chậm lại quá trình mở rộng và nhận được lợi nhuận bền vững. Bezos hoàn toàn không để ý tới ý kiến của người khác. Ông có khả năng giải quyết vấn đề, có tầm nhìn bao quát của một vị tướng chỉ huy trong cuộc chiến cạnh tranh và luôn hướng tới làm hài lòng khách hàng và cung cấp dịch vụ như giao hàng miễn phí. Ông có những tham vọng vô cùng lớn – không chỉ đối với Amazon, mà còn để thúc đẩy mở rộng giới hạn của khoa học và xây dựng lại lĩnh vực truyền thông.

Không chỉ thành lập công ty nghiên cứu vũ trụ Blue Origin của riêng mình, Bezos còn thâu tóm tờ báo gặp khó khăn Washington Post vào tháng 8 năm 2013 với giá 250 triệu đô la, một thương vụ gây choáng váng cho giới truyền thông. Như nhiều nhân viên dưới quyền chứng thực, làm việc với Bezos rất khó khăn và vất vả. Mặc dù, nổi tiếng với nụ cười nồng nhiệt và vui vẻ, Bezos có thể nổi giận gay gắt giống như người sáng lập của Apple, Steve Jobs, người có thể làm khiếp sợ bất kỳ nhân viên nào bước vào thang máy cùng ông. Bezos theo chủ nghĩa lãnh đạo hoàn hảo, quan tâm theo dõi đến từng chi tiết nhỏ nhất, liên tục cho ra những ý tưởng mới và phản ứng gay gắt với những nỗ lực làm việc không đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của ông. Giống như Jobs, Bezos thuộc tuýp người có khả năng bóp méo thực tại – vẽ ra viễn cảnh tươi sáng đầy thuyết phục nhưng rút cuộc thì lại chẳng mấy khi khiến họ thỏa mãn về công ty. Ông thường nói rằng sứ mệnh của Amazon là “phải nâng cao chuẩn mực trong các lĩnh vực và trên toàn thế giới với mục tiêu tập trung hướng tới khách hàng.” Bezos và nhân viên thực sự tập trung hướng tới đem lại lợi ích cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng cạnh tranh không ngừng với đối thủ và thậm chí với cả đối tác. Bezos thích nói rằng thị trường Amazon tham gia cạnh tranh kinh doanh rộng lớn với rất nhiều cơ hội cho nhiều công ty thành công. Điều này có lẽ đúng, nhưng rõ ràng Amazon góp phần gây thiệt hại hoặc phá hủy những đối thủ cạnh tranh dù có quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, rất nhiều trong số đó là những thương hiệu được thế giới biết đến như: Circuit City, Borders, Best Buy, Barnes & Noble.

Người Mỹ nói chung cảm thấy lo lắng về việc tập trung sức mạnh của những tập đoàn lớn, đặc biệt khi các tập đoàn đó có trụ sở ở những thành phố xa xôi. Thành công của những công ty này có thể thay đổi phong cách sống của toàn cộng đồng dân cư. Walmart là trường hợp điển hình phải đối mặt với sự hoài nghi này cùng với những cái tên khác như Sears, Woolworth’s, và gã bán lẻ tạp phẩm khổng lồ A&P phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền có thể gây phá sản trong suốt những năm 1940. Người Mỹ đổ xô tới những nhà bán lẻ lớn vì sự tiện lợi và giá thành thấp. Nhưng ở một mức giá nhất định, những công ty này nhận được lợi nhuận lớn gây mâu thuẫn trong cộng đồng. Chúng tôi muốn hàng hóa giá rẻ, nhưng chúng tôi cũng không thực sự muốn bất kỳ ai phải từ bỏ những cửa hàng độc lập quy mô gia đình trên những con phố hoặc những cửa hàng sách nhỏ đã kinh doanh trong nhiều thập kỷ do sự phổ biến của chuỗi cửa hàng sách như Barnes & Noble và giờ đây là Amazon.

Một Phút Với Jeff Bezos

Xem giá bán

Jeff Bezos sinh năm 1964 tai Mỹ. Năm 1986, ông tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học danh giá Princeton. Với suy nghĩ muốn tạo lập công ty của riêng mình, ông đã không lựa chọn vào làm cho các doanh nghiệp hạng đầu, mà tích lũy kinh nghiệm bằng cách lam việc tại hai công ty khởi nghiệp. Năm 1990, ông chuyển đến làm cho công ty Dịch vụ tài chính D.E. Shaw & Co. và trở thành phó giám đốc ở tuổi 28. Tuy nhiên, khi bị giám đốc phản đối ý tưởng bán sách trên Internet, Bezos đã nghĩ rằng:

“Nếu tôi thất bại, tôi sẽ không hối tiếc, nhưng tôi sẽ rất hối tiếc nếu không dám mạo hiểm. Và Bezos đã lựa chọn từ bở công việc ổn định với thu nhập cao để bắt đầu con đường khởi nghiệp. Đến tháng 7 năm 1995, ông hoàn tất mọi sự chuẩn bị cần thiết cho sự ra đời công ty của mình. Một trong những lý do Bezos lấy tên con sông dài nhất thế giới Amazon để đặt cho công ty của mình là vì nó là cái tên thích hợp với những gì ông hình dung về “cửa hàng sách lớn nhất hành tinh”.

Đế Chế Amazon Và Cuộc Chiến Thương Mại Toàn Cầu

Xem giá bán

Amazon ra đời trong một nhà xe, kế bên một chiếc lò sưởi cũ kỹ, gần hiệu sách Barnes & Noble. Với người sáng lập Jeff Bezos, Amazon đã bền bỉ vượt qua thời kỳ bong bóng dot-com tồi tệ, qua hàng loạt dự báo thất bại và lụi tàn từ các chuyên gia kinh tế, qua cơn bão chảy máu nhân sự tàn khốc, qua bao sức ép và áp lực. Khi cơn đại hồng thủy khủng hoảng kinh tế năm 2008 ập đến, quét sạch vô số doanh nghiệp thương mại điện tử khác; nhưng đối với Amazon, nó lại là cơ hội vàng để trỗi dậy.

Xuyên suốt cuốn sách “Đế chế Amazon và cuộc chiến thương mại toàn cầu”, tác giả Tanaka Michiaki đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình hiện tại cũng như phân tích hoạt động quản lý, lãnh đạo của Amazon. Đọc tác phẩm, độc giả có thêm cái nhìn sâu sắc về cả ưu lẫn khuyết điểm của khuôn mẫu vận hành, cơ chế quản trị và chiến lược lớn mà vị CEO Jeff Bezos đã dành cho gã khổng lồ công nghệ Amazon. Bằng những phân tích xác đáng, Tanaka Michiaki đã đưa ra nhiều dự báo về tương lai của Amazon nói riêng, lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ vũ trụ nói chung, cũng như bối cảnh kinh tế toàn cầu và những sự thay đổi khả kiến trong cuộc sống thường nhật của toàn nhân loại trước cơn bão mang tên Amazon.

Jeff Bezos và Amazon đã trở thành huyền thoại trong kinh doanh, một hiện tượng toàn cầu, giấc mơ vĩ đại của tất cả các doanh nhân và nỗi lo sợ của muôn vàn doanh nghiệp. Trong cuộc chiến thương mại toàn cầu sắp tới, biết đâu đấy, Amazon có thể sẽ nuốt chửng cả thế giới này.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button