List sách haySách theo chủ đề

10 sách hay về lễ hội Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

10 sách hay về lễ hội Việt Nam là tài liệu tham khảo bổ ích cho đối tượng độc giả trong nước cũng như kiều bào nước ngoài khi muốn tìm hiểu về truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt

Xem giá bán

Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn – kém hay ít – nhiều.

Cuốn sách sẽ cho ta trở lại đắm mình trong không khí của Tết Nguyên đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu…, cho ta hình dung rõ ràng và như được tham dự Lễ hội Phù Đổng. Những điều đặc biệt khác, như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kỵ sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…, cũng sẽ được tác giả mô tả, phân tích hết sức sinh động, tinh tế và khoa học.

Bởi luôn lắng nghe và suy tư về cỗi gốc dân tộc mình nên những trang viết của Nguyễn Văn Huyên, sau hơn bảy mươi năm, vẫn có thể mời gọi mọi độc giả Việt hôm nay cùng đọc lại, nghĩ suy và tiếp nối hành trình đối thoại, thông hiểu lẫn nhau.

60 Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam

Xem giá bán

Cuốn sách 60 Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam, là công trình miêu tả khá toàn diện và có hệ thống 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu ở các địa phương, của các dân tộc trên cả nước. ngoài phần lễ hội, cuốn sách còn có thêm phần câu ca trong hội hè và phần viết về các trò diễn, trò chơi, cuộc thi tài trong lễ hội nhằm miêu tả cụ thể, chi tiết hơn bộ phận cấu thành không thể thiếu của lễ hội; đồng thời thông qua đó người đọc một lần nữa có cái nhìn hệ thống lại những trò diễn trong dân gian giữa các vùng miền trên cả nước.

Đình Miếu Và Lễ Hội Dân Gian Miền Nam

Xem giá bán

Trong công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, việc bảo tồn và phát huy vốn quý của các di sản văn hoá tinh thần của dân tộc ta đang là vấn đề hết sức bức thiết. Và cuốn Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam của nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam góp phần giới thiệu những di sản văn hoá tinh thần trên vùng đất Nam Bộ góp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu trong khi nghiên cứu về văn hoá dân gian Nam Bộ. Đồng thời, sách cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho đối tượng độc giả trong nước cũng như kiều bào nước ngoài khi muốn tìm hiểu về truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu Văn Hóa, Lễ Hội Truyền Thống của Người Việt

Xem giá bán

Tìm hiểu Văn Hóa, Lễ Hội Truyền Thống của Người Việt giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về lễ hội bốn Mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông của Việt Nam cũng như những quy định pháp quy liên quan đến việc tổ chức, quản lý lễ hội.

Lịch Lễ Hội Việt Nam

Xem giá bán

Cuốn sách Lịch lễ hội việt Nam giới thiệu những lễ hội truyền thống tiểu biểu của Việt Nam. Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khác trong và ngoài nước.

Lễ Hội Truyền Thống Các Dân Tộc Việt Nam – Các Tỉnh Phía Bắc

Cuốn sách “Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam – các tỉnh phía Bắc” giúp người đọc nắm bắt một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng để từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái hay, nét đẹp của chúng, góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội dung cuốn sách gồm 04 phần: Lý thuyết chung về lễ hội truyền thống các dân tộc ở Việt Nam; Một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam; Những giá trị của lễ hội tiêu biểu các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam; Một số hình ảnh minh họa của lễ hội truyền thống.

Lễ Hội Văn Hóa Ba Miền

Việc khôi phục các lễ hội vừa là dịp để giáo dục quốc dân ở các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, lại vừa tạo cơ hội cho ngành du lịch của nước ta phát triển. Những nét đẹp cổ truyền được làm sống lại cùng với khả năng phát huy cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay và mai sau. Lễ hội đang là một nhu cầu không thể thiếu được của con người Việt Nam ở nhiều thế hệ.

Lễ hội được tồn tại, đã chứa đựng những nét chung của các dân tộc, và cả những nét riêng của từng miền, từng vùng. Không ít vùng có những cái riêng ấy, mà phát hiện ra được, thì có thể nhìn nhận được rõ ràng hơn bản sắc của đất nước ta.

Lễ Hội Dân Gian Việt Nam

Hàng năm có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày nhất là những năm được mùa thì lễ hội vui không kể xiết. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Song nhiều nhất vào mùa xuân, bởi lẽ mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật cỏ cây… Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau trẩy hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Lễ hội Việt nam không chỉ cuốn hút ở sự tưng bừng náo nhiệt mà còn bởi những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: tế lễ, rước, trò vui và hát xướng… Lễ hội dân gian được ví như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, nuôi dưỡng đời sống tinh thần con người Việt.

Có thể nói, lễ hội là hoạt động mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của quê hương đất nước. Lễ hội gồm hai phần phần lễ và phần hội, thường diẽn ra ở các ngôi đình làng. Phần lễ diễn ra trang nghiêm tôn kính thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái các vị anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân với nước. Phần lễ gồm các hoạt động rước nước, mộc dục và tế… Còn phần hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng bao gồm: múa hát giao duyên, hát thờ hoặc những trò chơi dân gian đặc sắc, náo nhiệt.

Sự phong phú của lễ hội Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc cũng là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Việt Nam Các Tập Tục Văn Hóa – Lễ Hội Chuyển Mùa Của Người Chăm

Bên cạnh những lễ hội lớn như Katê, Rija, Nưgar, Chabun, Ramưwăn… mà chúng ta được biết đến là lễ tết riêng của người Chăm được gọi là công lễ thì còn rất nhiều những những lễ hội và lễ thức tôn giáo khác đang là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong đó phải kể đến là lễ hội chuyển mùa đã được PGS.TS Ngô Văn Doanh dày công nghiên cứu trong nhiều năm, đến nay được tâp hợp và in thành sách nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu trong quá trình tìm hiểu về những lễ hội, một nét văn hóa đặc sắc rất riêng của người Chăm.

Cẩm Nang Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời này có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” – những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp…

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Năm 29, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Năm 29, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button