List sách haySách theo chủ đề

9 cuốn sách hay về tâm thần học bạn nên tìm đọc

9 cuốn sách hay về tâm thần học cung cấp những kiến thức sâu rộng bao quanh nhiều chủ đề: vô thức, những giấc mơ, các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người..

Phân Tâm Học Nhập Môn

Xem giá bán

Là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Khai Tâm Về Phân Tâm Học

Xem giá bán

Phân Tâm Học cũng không chỉ là các affect hay các xung năng. Phân tâm học, một mặt là một kĩ thuật chăm chữa – và Freud luôn luôn tuyên bố sự gắn bó của mình với lâm sàng, rằng chính lâm sàng đã dẫn ông đến việc hình thành nên lí thuyết – và đó cũng là một tập hợp lí luận vô cùng lớn, rất được đào sâu và có kết cấu chặt chẽ. Ông là người duy nhất cho đến ngày nay, theo quan điểm của chúng tôi, cho phép hiểu được các sức mạnh khuấy đảo con người (và, thường xuyên làm cho con người lạc lối), giải thích những sự điên rồ của con người (những tội ác đáng ghê tởm/khả ố, những cuộc chiến tranh đầy chết chóc, những dự án hoành tráng, những cuộc phiêu lưu điên rồ…) nhưng cả những thiên tài của họ và ông cũng là người duy nhất có khả năng cung cấp một đề xuất đầy đủ về tâm trí của con người và những gì cấu trúc nên bộ máy tâm trí đó.

Cái Tôi Và Cái Nó

Xem giá bán

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau

Xem giá bán

Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau nói về những linh hồn tri kỷ, những người có mối liên kết vĩnh viễn với nhau bằng tình yêu thương, luôn gặp lại nhau hết lần này đến lần khác, qua hết kiếp này tới kiếp khác. Chúng ta sẽ tìm thấy và nhận ra tri kỷ của mình như thế nào, rồi đưa ra những quyết định làm thay đổi cuộc sống của chính mình ra sao là những khoảnh khắc quan trọng và xúc động nhất trong cuộc đời mỗi người.

Dẫn Luận Về Tâm Thức

Xem giá bán

Bộ dẫn luận về tâm thức gồm 4 cuốn:

– Dẫn luận về tâm lý học

– Dẫn luận về tư duy

– Dẫn luận về Freud

– Dẫn luận về Jung

Trong cuộc sống, chúng ta luôn ứng xử như những nhà tâm lý học nghiệp dư khi nêu ý kiến về các hiện tượng phức tạp của tâm trí con người, khi chúng ta bày tỏ quan điểm tại sao mình lại hành xử như vậy hay tại sao người khác lại suy nghĩ như vậy…Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi với cùng một sự việc, mỗi người lại có một cách suy nghĩ và ứng xử khác nhau. Lúc đó, tâm lý học sẽ phát huy vai trò của nó trong nhận thức của chúng ta.

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn

Xem giá bán

Khái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).

Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).

Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.

Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.

Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn

Xem giá bán

Theo ghi nhận, đã có 5 nghiên cứu đối chứng được đăng trên tạp chí y khoa cho thấy 70% bệnh nhân mắc chứng trầm cảm sau khi đọc quyển Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn đã có nhiều cải thiện trong vòng bốn tuần, dù không theo bất kỳ liệu trình thuốc men nào cả. Chưa hết, mức độ cải thiện bệnh của các đối tượng này còn được duy trì trong nhiều lần tái khám về sau, lên đến 3 năm sau đó. Ngạc nhiên ở chỗ, hiệu ứng giải tỏa căng thẳng mà quyển Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn thể hiện không hề thua kém tác dụng của các loại biệt dược chống trầm cảm hoặc hiệu quả mà những liệu pháp tâm lý mang lại cho các bệnh nhân trải qua những cơn trầm cảm nặng nề.

Khoa Học Điều Trí Khiển Tâm

Xem giá bán

Cùng với lập luận logic, thuật gieo ý tưởng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, quyết định và hành động của bất kì ai, và Walter Dill Scott có thể được xem là một trong những người tiên phong nghiên cứu ứng dụng thuật này trong quảng cáo nói riêng và kinh doanh nói chung. Dựa vào các đặc điểm của ý tưởng, bất kỳ ai cũng đều có thể gieo ý tưởng đúng chỗ rồi lùi lại xem nó nảy mầm và hóa thành hành động trong đầu người khác. Thuật gieo ý tưởng ngay từ khi mới được đề xuất đã được dân kinh doanh Mỹ đón nhận, và trở thành một trong những thủ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất trên toàn nước Mỹ từ những năm 1910 cho đến tận ngày nay.

Phiếm thần luận – Một lối đi tâm linh cho Thiên niên kỷ mới

Xem giá bán

Bạn có phải là một người có khuynh hướng Phiếm thần không? Bạn có một cảm thức về sự an bình, sự “thuộc về” và sự kinh ngạc thán phục khi ở giữa Thiên nhiên – trong một khu rừng, bên bờ đại dương, hay trên một đỉnh núi?

Bạn có kính sợ không nói thành lời khi nhìn lên bầu trời vào một đêm quang đãng không trăng và thấy dải Ngân Hà chi chít sao, dày đặc như cát trên một bãi biển?

Khi bạn thấy những con sóng bạc đầu đang đổ ầm xuống một bờ biển lởm chởm đá, hay nghe gió rì rào trong khóm lá của một cây bạch dương, bạn có thấy mình được thăng hoa bởi năng lượng và tính sáng tạo của sự hiện hữu?

Sau cùng, bạn có thấy khó tưởng tượng ra một cái gì đó xứng đáng với lòng sùng kính sâu xa nhất của mình hơn cái đẹp của Thiên nhiên hay uy lực của Vũ trụ?

Nếu bạn trả lời “Có” cho các câu hỏi này, thì hầu như chắc chắn rằng bạn là một người có khuynh hướng Phiếm thần.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Chín 27, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 27, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button