List sách haySách theo chủ đề

7 quyển sách hay về trà đạo ẩn chứa nhiều triết lý

Trà đạo là một nghệ thuật lớn. 7 quyển sách hay về trà đạo giới thiệu những kiến thức cơ bản như lịch sử cây trà, những thần thoại truyền thuyết về các loại danh trà cho đến nâng cao như nguồn nước danh tiếng nấu trà, chế trà giầu tính nghệ thuật đến phong tục tấp quán uống trà độc đáo xưa nay của các dân tộc…

Trà Đạo

Xem giá bán

Trà đạo là một nét đẹp đã góp phấn làm nên diện mạo cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. 100 năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu tiên song tác phẩm Trà Đạo của Kakuzo Okakura vẫn được đánh giá là một trong những cuốn sách hàng đầu giúp bạn bè thế giới hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tủy nền văn hóa Nhật Bản.

Nội dung tác phẩm Trà Đạo của Okakura Kakuzo xoay quanh bảy điểm chính yếu của trà luận Nhật Bản như Chén trà nhân loại, Các trường phái Trà đạo, Đạo Lão và Thiền tông, Trà thất, Hoa pháp, Trà nhân. Với nội dung sâu sắc và đầy chất gợi cảm, nó giống như một sự khám phá và hiểu sâu hơn về Phương Đông, về cái lõi của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và những rung động riêng cùa chính mình.

Trà Kinh

Xem giá bán

Một cuốn sách giới thiệu về “nghệ thuật thưởng trà trong lịch sử và văn hóa phương Đông” – lời tác giả.

Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn( người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “ Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô ( Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ Lý Trần…cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược . Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thể giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác.

Trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khi núi gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi pha trà, uống trà, đều là một nghệ thuật. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: Một ly trà ngon, mới thật là viên mãn. Đâu cứ phải trà Vũ Di là phải ngon.

Mỗi lần được thêm một bài văn, một quyển sách viết về trà, là tôi lại có một cảm giác bứt rứt. Mỗi lần nghe chuyện thân hữu, phần đông các vị trọng tuổi, nói chuyện về trà, thì cảm giác này lại đến nặng hơn. Rồi thế nào cũng phải viết một quyển sách về trà…tự hứa và đã hứa với một số thân hữu. Nhưng chẳng có cách nào hoàn thành như dự tính. Đời sống quanh đây thật bận rộn trăm chiều. Trong khi đó lại có những tác phẩm khác quan trọng hơn tôi đã viết xong hoặc gần xong, đang cần để hết thời giờ chăm sóc.

Nhưng rồi cuối cùng cũng tìm ra được thời giờ để hoàn thành. Cũng là một cơ hội tâm tình với bạn tri âm (trà), một người bạn vô hình nhưng luôn gần gũi trong những lúc vui lúc buồn, nhất là trong những đêm cô đơn tha hương.

Nhưng khó khăn không phải là chấm dứt. Viết gì về trà? Không quá dài (để in không nổi) mà có quá nhiều để viết. Viết một cách nghiêm túc theo sách giáo khoa, kinh viện chăng? Độc giả sẽ chán nản. Nhưng cũng không thể viết theo kiểu phóng bút văn chương được…sau cùng quyển TRÀ KINH được thành hình.

Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung

Xem giá bán

Phần lớn chúng ta đều chưa hiểu Thiền và cũng chẳng biết về nghệ thuật bắn cung, nhưng tại sao tác phẩm Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung này lại có thể hấp dẫn?

Có lẽ những ai đã đến với Thiền cũng đều công nhận như Herrigel, tác giả cuốn sách này, là một lúc nào đó ta sẽ gặp một bức tường không thể nhảy qua. Đó là bức tường ngăn chặn mọi suy tư lý luận, mà chỉ có sự chứng thực của bản thân mới hy vọng mở được cánh cửa. Người đọc tác phẩm này sẽ cảm nhận Herrigel đã mở được cánh cửa đó bằng một con đường có ít người đi, con đường cúa nghệ thuật bắn cung.

Điều hấp dẫn là Herrigel cũng như mọi đại sư của các ngành nghệ thuật khác gần gũi với Thiền như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, hội họa., đều thừa nhận là, các nghệ thuật đó chỉ là phương tiện để dẫn tới một chân trời, nơi đó “Thiền bắt đầu hít thở”. Tới mức thành tựu đó rồi thì người xạ thủ hay kiếm sĩ đã quên bản thân mình, thì cái hồn nhiên trong mỗi người chúng ta mà Suzuki gọi là “trực giác bát-nhã” sẽ thông qua kỹ năng thuần thục mà hành giả cung đạo hay kiếm đạo đã khổ công luyện tập mà tự vận hành. Tại chốn đó, nơi mà Suzuki gọi là satori thì đã vắng bóng tự ngã và lòng mong ước sở cầu, chỉ còn “nó” và cái dụng của “nó”, chúng xuất hiện trực tiếp và liên tục với nhau, giữa chúng không có một khoảng cách nào, dù nhỏ như “đường tơ kẽ tóc”.

Herrigel là một giáo sư triết học người Đức, ông thành tựu được nghệ thuật bắn cung Nhật Bản sau sáu năm khổ luyện. Là một người phương Tây vốn quen phân tích lý luận, với tính cách của một người đã thành tựu một nghệ thuật của Thiền, Herrigel thuật lại cho ta một cách chân thành bước đường học tập đầy gai góc của mình. Người đọc tới đây đã đoán đúng, bắn cung là một hoạt động của tâm thức. Đúng thế, Herrigel cần cả một năm chỉ để biết kéo cung “một cách tâm linh”, năm năm để biết quên đích bắn nằm ở đâu. Cuối cùng nhà triết học đó đã thành tựu và vì vậy tác phẩm của ông rất thú vị cho những người cũng quen lý luận Nó mô tả lại những gì chờ đợi ta trên bước đường luyện tập tâm linh, đi từ một suy nghĩ thường tình đến một trạng thái mà Herrigel gọi là không biết “mình bắn đích hay đích bắn mình”. Tuy nó sẽ không mở giúp cánh cửa của bức tường nọ nhưng có lẽ nó sẽ đưa ta tới cửa.

Vì lẽ đó mà cuốn sách nhỏ này được nhiều người quí trọng. Nó đã được dịch ra 13 thứ tiếng, bản dịch Việt ngữ này dựa trên bản in lần thứ 38 của nguyên bản tiếng Đức.

Samurai Trẻ Tuổi

Xem giá bán

Samurai Trẻ Tuổi là câu chuyện về hành trình trở thành võ sỹ đạo Nhật Bản của một thiếu niên phương Tây. Nhân vật chính – Jack Fletcher là cậu bé người Anh duy nhất may mắn sống sót trên con tàu Alexandria sau cuộc đụng độ với các ninja khi băng qua vùng biển Nhật Bản. Cậu được một kiếm sư nổi tiếng nhận làm con nuôi và huấn luyện để trở thành một samurai. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ… ở một nơi hoàn toàn xa lạ đã đặt ra những thử thách không nhỏ với người thiếu niên ấy.

Thông qua những tình tiết căng thẳng, dồn dập, nhà văn tái hiện hành trình vượt qua những bài tập luyện gian khổ, việc tuân thủ những quy tắc khắt khe để trở thành một samurai của Jack Fletcher, trong khi kẻ tử thù luôn rình rập để chiếm đoạt bí mật mà cậu đang nắm giữ.

Theo dõi quá trình rèn luyện đó của Jack Fletcher, người đọc sẽ hiểu và cảm nhận được tinh thần võ sỹ đạo đặc trưng của Nhật Bản. Bên cạnh những pha hành động gay cấn, độc giả còn có thể tìm thấy nhiều tri thức về văn hóa Nhật Bản như nghệ thuật trà đạo, ý nghĩa của nghệ thuật gấp giấy origami, nghệ thuật làm thơ haiku… khi đồng hành cùng nhân vật chính Jack Fletcher.

Thiền Và Văn Hóa Nhật Bản

Xem giá bán

Cuốn sách gồm những nội dung chính như sau:

Lời tựa

Chương 1: Thiền học nhập môn

Chương 2: Thiền và Nghệ Thuật

Chương 3: Thiền và Võ sĩ đạo

Chương 4: Thiền và Kiếm đạo

Chương 5: Thiền và Nho học

Chương 6: Thiền và Trà đạo

Chương 7: Thiền và Hài cú

Ghi chép sau khi dịch sang Trung văn.

***

“Khi viết tác phẩm này, tôi chỉ nhằm vào độc giả nước ngoài, nhưng sau này mọi người đều yêu cầu tôi nên dịch ra tiếng Nhật để người Nhật có thể đọc được, biết đâu họ có thể cảm nhận được những điều bổ ích, và những giá trị mang tính tham khảo, ví thề mới xuất hiện bản dịch tiếng Nhật. Nếu như lúc ban đầu tôi có ý định viết cho người Nhật xem, thì có lẻ phong cách viết sẽ khác, có thể sẽ thiên về tính nghiên cứu hơn, nhưng tình hình bây giờ đã lỡ rồi cũng đành chịu thôi.

Gần đây, dường như người Nhật Bản có hơi rụt rè không giống trước đây, nhưng tôi tin rằng, trên tinh thần và tư tưởng của họ phát triển theo xu hướng hướng ngoại thì cuối cùng rồi người Nhật Bản cũng thật sự trưởng thành, bởi vì trong lòng chúng tôi đang sở hữu của báu vô giá.”

(D. T. Suzuki)

Thiền Trà Và Ăn Chay

Người xưa nói: “Dân dĩ thực vi thiên.” Điều này cho thấy ăn uống là nhu cầu thiết yêu, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại. Văn hoá ẩm thực có từ rất lâu đời. Phật giáo truyền bá và phát triển việc ăn chay xuất phát từ tinh thần từ bi và một nhân sinh quan đặc thù. Sau khi Phật giáo du nhập Trung Quốc, việc ăn chay ngày càng phát triển rộng rãi, hình thành một số nét văn hoá trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc. Trong số đó, những nét văn hoá thiền-trà được hình thành từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng tra và những điểm tinh yếu của đạo pháp. Trà và thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt toa nhã trong ẩm thực Phật giáo: những tách trà thiền.

Đun nước sôi, cho vào vài lá trà có ngay một tách trà thơm ngát. Thật đơn giản! Dòng thời gian của cuộc sống cứ nhẹ nhàng trôi qua… Nếu bạn có một tấm lòng thương mình và thương người, niềm hạnh phúc sẽ tràn ngập quanh bạn. Đối với những người biết thưởng trà, trong chén trà có đủ ý nghĩa triết lí, không cần tìm ở đâu khác. Đây chính là cảnh giới của thiền-trà.

Trà kết duyên với thiền. Thiền gửi gắm nơi trà một sứ mệnh đặc biệt. Uống trà là một sinh hoạt giản dị nhưng thể hiện cả một nền văn minh sâu sắc, có thể chỉ ra cho con người thấy những vấn đề cơ bản: sống và chết, có và không, tư duy và tồn tại… Chính vì lẽ đó, trà đã trở thành một thức uống gắn bó nhất với nhà thiền. Trong tách trà tự có ý thiền, từ những lá trà, búp trà xanh tươi ta có thể tìm thấy được sự tĩnh tâm và niềm hy vọng, và đó cũng là ý thiền.

Khái niệm ăn chay ra đời từ cách đây mấy nghìn năm. Người ta ăn chay vì những lý do không giống nhau. Nhà Phật ăn chay nhằm mục đích không sát sinh, những tao nhân mặc khách ăn chay vì tôn thờ phong cách sống giản dị, thanh đạm. Ngày nay, vấn đề ăn chay đã vượt ra khỏi phạm vi tính ngưỡng, trở thành một hình thức ẩm thực mới, có lợi cho sức khoẻ, từ đó đã tạo ta mục đích ăn chay mới, người ta ăn chay vì sức khoẻ hoặc vì lý tưởng cao đẹp bảo vệ môi trường.

Dù là người xuất gia, tại gia hay những người có hứng thú đối với việc ăn chay cũng cần phải có một cuốn sách tốt giới thiệu về nét văn hoá này. Vì lý do đó, chúng tôi xuất bản cuốn sách “Thiền trà và ăn chay”. Sách gồm hai phần, phần một viết về thiền trà, phần hai viết về ăn chay, luận giải rĩ ràng, kiến thức tương đối đầy đủ, có thể là một nguồn tham khảo rất tốt cho bất cứ ai quan tâm đến những vấn đề này.

Trong thời đại phát triển công nghiệp như vũ bão hiện nay, cuộc sống con người đang ngày càng trở nên náo động và mệt mỏi. Vì thế, việc tìm về phát triển nội tâm vững chãi là một nhu cầu có cơ sở khoa học và vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai quan tâm đến sự quân bình trong cuộc sống. Sự ra đời của quyển sách này là hy vọng sẽ có thể góp một phần nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu đó.

Trà văn hoá đặc sắc Trung Hoa

Trà đối với người Trung Quốc không chỉ dùng để làm thuốc, giải khát mà còn là phương pháp tu thân, di dưỡng tính tình; là quốc hồn, quốc tuý; là đạo, là triết lý sâu xa, là sự hoà hợp giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ, giữa mình với người, giữa bản thân với sự vật; là một nghệ thuật tổng hợp, tinh tế; là văn hoá giao tiếp, cách đối nhân xử thế, xác lập mối quan hệ tốt đẹp giưa người với người.

Muốn thụ hưởng được chén trà ngon trọn vẹn về vật chất lẫn tinh thần và ý nghĩa, người uống trà cần phải có những kiến thức cơ bản: từ lịch sử cây trà, những thần thoại truyền thuyết về các loại danh trà đến nguồn nước danh tiếng nấu trà, chế trà giầu tính nghệ thuật đến phong tục tấp quán uống tà độc đáo xưa nay của các dân tộc…

Cuốn sách Trà- Văn hoá đặc sắc Trung Hoa sẽ giúp chúng ta hiểu biết những điều đã nêu trên một cách thú vị và hấp dẫn; sách đầy ắp tư liệu quý giá cổ kim, cô động, giàu tính văn chương, nhiều hình ảnh sinh động; có thể xếp vào loại sách bách khoa bỏ túi về văn hoá trà Trung Quốc.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Mười Hai 16, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Mười Hai 16, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button