List sách haySách khuyên đọc

20 sách Mark Zuckerberg khuyên đọc

Tham khảo 20 sách Mark Zuckerberg khuyên đọc này để hiểu thêm về cuộc sống, góc nhìn và sở thích của ông chủ Facebook, mạng xã hội hàng đầu của thế giới.

Trật Tự Thế Giới

Xem giá bán

Trong tác phẩm Trật Tự Thế Giới, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.

Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản:

1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế;

2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.

Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến “quyền lực có tính chính danh.” Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu những sự trợ giúp ấy đảm bảo cho cán cân quyền lực có thể chống đỡ trật tự quốc tế, cũng như những giá trị và nguyên tắc của chúng ta có thể được những người khác chấp nhận và hấp dẫn họ. – Hillary Clinton

Vương Quốc Sáng Tạo

Xem giá bán

Vương quốc sáng tạo là cuốn sách dành cho bất kỳ vị quản lý, lãnh đạo nào đang muốn dẫn dắt nhân viên của mình lên một tầm cao mới, là cuốn cẩm nang cho bất kỳ ai đang nỗ lực tìm kiếm yếu tố sáng tạo, độc đáo, và hơn hết là hành trình chưa bao giờ được kể vào trung tâm đầu não của Pixar Animation – các buổi họp, hội thảo, các kế hoạch mới và các buổi họp của Braintrust. Hơn tất cả, đây là cuốn sách về cách xây dựng một nền văn hóa sáng tạo, và như nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Pixar – Ed Catmull viết “là sự diễn giải những ý tưởng mà tôi tin là đã thúc đẩy những năng lực tuyệt vời nhất của chúng tôi bừng nở”.

Trong khoảng 20 năm gần đây, Pixar thống trị thế giới phim hoạt hình, sản xuất ra những bộ phim đầy giá trị yêu thương như Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Up (Vút bay) và WALL-E. Trong cuốn sách này, Catmull sẽ tiết lộ những ý tưởng và kỹ thuật đã giúp Pixar trở nên sáng tạo và được ngưỡng mộ cũng như đem về những khoản lợi nhuận khổng lồ đến như vậy.

The Rational Optimist

Ra mắt độc giả năm 2010, The Rational Optimist (Người lạc quan thuần lý) là một trong số những đầu sách gây tranh cãi nhất của Matt Ridley. Ông cho rằng thị trường là nguồn gốc của sự phát triển loài người, rằng con người càng tự do thì càng tiến hóa hơn. Với trí thông minh của họ, loài người sẽ có điều kiện sống ngày càng cao, nhưng cũng đối mặt với các hiểm họa từ thay đổi khí hậu và bùng nổ dân số.

Ông chủ Facebook tâm đắc tác phẩm này vì nó như phần mở rộng của Why Nations Fail, bàn luận vấn đề những thế lực chính trị và xã hội có tác động lớn lên kinh tế.

The Idea Factory

Cuốn sách kể về lịch sử của Bell Labs, một công ty nghiên cứu rất nổi tiếng được thành lập bởi Alexander Graham Bell, hoạt động như là 1 phần của AT&T trong nhiều năm, hiện thuộc quyền sở hữu của Nokia. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận được giải Nobel cho những thành quả đạt được ở Bell Labs.

The Structure of Scientific Revolutions

Được biết đến với vai trò nhà vật lý học lừng danh nhưng Thomas S. Kuhn laị là tác giả của một cuốn sách tâm lý học để đời. Xuất bản lần đầu vào năm 1962, The Structure of Scientific Revolutions đưa ra cái nhìn về lịch sử và phát triển của khoa học, và những ảnh hưởng của nó lên thế giới đương đại. Đây cũng là cuốn sách học thuật được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử. Say mê với công nghệ thông tin nhưng Zuckerberg vẫn đánh giá cao cuốn sách với tầm quan trọng của những bước tiến khoa học cho nhân loại.

The Beginning of Infinity

Kể từ khi ra mắt năm 1962, cuốn sách đánh giá những tác động của sự phát triển khoa học đối với thế giới hiện đại đã luôn được xem là một trong những cuốn sách hàn lâm hay nhất mọi thời đại. Dù đây là một cuốn sách mang nặng tính triết học nhưng rất nhiều nhà khoa học đã tìm đọc cuốn sách này.

Dealing with China

Dealing with China được viết bởi Henry M. Paulson Jr., cựu Thư ký kho bạc liên bang Mỹ, đã khám phá sự trỗi dậy của Trung Quốc và những ảnh hưởng của nền kinh tế, văn hóa Trung Quốc đến toàn cầu. Mark viết: ”Trong vòng hơn 35 năm qua, Trung Quốc đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế và lan truyền văn hóa mạnh mẽ nhất. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi đói nghèo. Bằng nhiều chính sách, Trung Quốc đã và đang cải thiện đời sống của người dân nhiều hơn so với những quốc gia khác trên thế giới hiện nay.”

The New Jim Crow

Cuốn sách bàn luận về những vấn đề luật pháp, nhân quyền, sự phân biệt đối xử đối với những người da màu trong xã hội Mỹ. Trong khi câu chuyện về sự phân biệt chủng tộc vẫn chưa bao giờ hoàn toàn lắng dịu trong xã hội Mỹ, thì đương nhiên, những “người khổng lồ” sống trong xã hội đó, như Mark Zuckerberg, chắc chắn sẽ phải quan tâm tới câu chuyện thời sự của đất nước mình.

Better Angels of Our Nature

Trong “Better Angels”, tác giả Steven Pinker đã đi sâu vào một vấn đề thường xuyên gây tranh cãi, đó là bạo lực. 

Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại

Xem giá bán

Sử dụng lịch sử Đông-Tây kim-cổ đã diễn ra trên tất cả các châu lục của trái đất này, hai tác giả lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực.

Trong khi đó, những nước trở nên giàu có là vì người dân nước đó lật đổ giới quyền thế, những người kiểm soát quyền lực, và tạo ra một xã hội trong đó các quyền chính trị được phân phối rộng rãi, trong đó chính phủ có trách nhiệm giải trình và phải đáp ứng trước công dân, và trong đó đại đa số quần chúng có thể tranh thủ các cơ hội kinh tế.

Tóm lại, điều cuốn sách muốn nhắm đến là thể chế nào có những điều chỉnh, cải cách để dung hợp được các lợi ích kinh tế-chính trị và tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh sống được tốt nhất sẽ thành công. Như sách đã chỉ ra, ngay như Trung Quốc, khi họ giải quyết được phần nào đó sự dung hợp này, họ đã có sự tăng trưởng thần kỳ. Và giờ đây họ vẫn tiếp tục giải quyết bài toán thể chế dung hợp của họ.

Tam Thể

Xem giá bán

Uông Diểu, vị giáo sư về vật liệu nano ngày nào cũng đăng nhập vào “Tam Thể”. Tại trò chơi online đó, anh đắm chìm trong một thế giới khác, nơi một nền văn minh có thể chỉ kéo dài vài ngày, bầu trời có thể xuất hiện ba mặt trời cùng lúc và con người còn phải biến thành xác khô để sinh tồn.

Nhưng anh không thể ngờ, thế giới khắc nghiệt trong Tam Thể là có thực, chỉ cách trái đất chừng bốn năm ánh sáng, và trò chơi ảo kia lại là một cánh cửa để những sinh vật của thế giới ấy bước đến xâm chiếm địa cầu này. Kinh hoàng, Uông Diểu tìm mọi cách ngăn chặn điều đó. Nhưng anh, cũng như cả địa cầu, không biết rằng, cánh cửa nọ đã được mở toang, từ mấy chục năm về trước…

Hùng tráng, kịch tính, triết lý, nên thơ, với những tri thức khoa học thú vị, Tam thể là phần mở đầu mang cảm hứng sử thi cho tam bộ khúc của Lưu Từ Hân. Sau tất cả những mưu toan ly kỳ, nham hiểm, những nỗ lực tưởng chừng tuyệt vọng để sinh tồn, câu hỏi còn đọng lại, không phải “Loài người nên làm gì để đối phó với sự xâm lăng của Tam Thể?”, mà là “Loài người đã làm gì chính mình?”

Genome

Cuốn sách “Bộ gen” ra mắt năm 1990 đưa ra những kiến thức tương đối chi tiết về quá trình hình thành và phát triển bộ gen con người, qua đó kể lại câu chuyện về lịch sử loại người thông qua góc nhìn khoa học về bộ gen thay vì thông qua góc nhìn xã hội học. Là một người đam mê tìm hiểu lịch sử, Mark cho rằng cuốn sách khoa học này đưa lại những câu chuyện lịch sử lớn lao không thua kém gì những cuốn sách lịch sử thuần túy khác.

The Muqaddimah

‘The Muqaddimah’ có tên tiếng Anh là “The Introduction’, được viết trong năm 1377 bởi sử gia Hồi giáo Khaldun. Đó là một nỗ lực để tách bỏ những thành kiến lịch sử và tìm các yếu tố phổ quát trong sự tiến triển của nhân loại.

Phương pháp tiếp cận khoa học tiến bộ của Khaldun đã biến ông trở thành cha đẻ của xã hội học và lịch sử hiện đại.

On Immunity

On Immunity xoay quanh những lợi ích của việc tiêm vắc-xin đối với sức khỏe con người, đối với Mark, cuốn sách này rất quan trọng khi hiện tượng một số bậc phụ huynh ở Mỹ và Châu Âu bắt đầu đánh giá thấp việc tiêm vắc-xin cho con đang bắt đầu xuất hiện. Cuốn sách đưa ra những lý giải khoa học và logic để làm thỏa mãn mọi câu hỏi xung quanh sự hiệu quả của vắc-xin đối với sức khỏe con người.

The Player of Games

The Player of Games ra mắt từ năm 1988, xoay quanh một thế giới văn minh nơi mà những công nghệ tiên tiến được tạo ra để phục vụ mọi nhu cầu của con người và thậm chí còn vượt qua những năng lực của con người. Rất nhiều “đại gia công nghệ” yêu thích cuốn sách giả tưởng này bởi nó có tính giải trí cao, trong khi vẫn đưa lại cho người đọc những góc nhìn dự báo về một thế giới công nghệ của tương lai.

The Varieties of Religious Experience

The Varieties of Religious Experience là bộ sưu tập các bài giảng của nhà tâm lý học người Mỹ William James, đề cập đến ý thức tôn giáo và cách mà con người sử dụng nó như là nguồn gốc của “ý nghĩa”, buộc họ tiếp tục sống với năng lượng và mục đích.

Rational Ritual

Zuckerberg cho rằng “Rational Ritual” (tạm dịch là Nghi thức lý trí) có thể giúp đọc giả học cách sử dụng truyền thông xã hội một cách tốt nhất.

“Cuốn sách nói về khái niệm ‘thường thức’ và cách chúng ta tiếp cận thế giới, không chỉ giữa vào những điểu bản thân mình biết, mà còn vào những điều chúng ta biết rằng người khác biết”, ông chủ Facebook viết.

Ý tưởng của Chwe nghe có vẻ phức tạp, nhưng nó làm sáng tỏ tâm lý ẩn sau những phản ứng của con người với người khác và giải thích cách chúng ta dùng cộng đồng và những nghi thức này để hình thành bản sắc của mình.

Orwell’s Revenge. The 1984 Palimpsest

Một cách diễn giải khác về cuốn sách kinh điển năm 1984 kết nối mọi thứ để tạo ra một xã hội không tưởng hơn so với bản gốc. Thật không khó để tưởng tượng được tại sao Mark lại muốn mọi người tin tưởng vào vùng đất Bizarro của tương lai.

Portfolios of the Poor

Bốn tác giả đã dành hơn một thập niên để viết nên Portfolios of the Poor (Danh mục đầu tư cho người nghèo), đi thực tế tại những quốc gia nghèo nhất thế giới như Bangladesh, India và Nam Phi. Khám phá lớn nhất họ tìm ra là sự nghèo nàn lên đến đỉnh điểm không phải vì dân chúng không kiếm ra tiền, mà do thiếu những tổ chức kinh tế giúp họ quản lý tiền.

Zuckerberg cho rằng những sinh viên kinh tế, nhà kinh tế học, doanh nhân… nhất định nên đọc qua Portfolios of the Poor.

Sự Suy Tàn Của Quyền Lực

Xem giá bán

Cuốn sách đã cập nhật những khái niệm về quyền lực trong thế kỷ 21. Quyền lực, như chúng ta đã biết, đang chuyển dịch: từ dinh thự tổng thống tới quảng trường, từ những tập đoàn khổng lồ sang những công ty khởi nghiệp lanh lợi, chậm mà chắc, từ nam giới sang phụ nữ. Nhưng chỉ biết vậy là không đủ. Quyền lực đang trải qua sự biến chuyển sâu sắc hơn nhiều, một sự biến chuyển đã không được nhận ra và hiểu một cách đầy đủ.

Trong “Sự suy tàn của quyền lực”, chủ biên – cựu tổng biên tập viên của Foreign Policy – Moisés Naím giải thích về cuộc chiến giữa những “tay chơi hạng nặng” đã từng có thời vàng kim của mình với những quyền lực vi mô đang thách thức họ trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Dấy lên những khiêu khích, Naím cho thấy làm cách nào để chống lại sự phát triển của quyền lực vi mô có thể lật đổ chế độ độc tài, làm suy yếu chế độ tư bản, và mở ra những cơ hội mới đáng chú ý, nhưng nó cũng có khả năng gây ra sự hỗn loạn và tê liệt. Naím khéo léo che giấu những sự chuyển dịch địa bàn trong kinh doanh, tôn giáo, giáo dục, trong gia đình và cả mọi mặt của vấn đề chiến tranh – hòa bình. Có rất nhiều ví dụ cho những điều trên trong cuộc sống thường ngày: Năm 1977, 81 quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của các nhà độc tài, trong khi lúc này, hơn nửa thế giới đang được hưởng chế độ dân chủ. Những CEO ngày nay dù nhiều hơn về số lượng nhưng nhiệm kỳ của họ cũng ngắn hơn so với người tiền nhiệm. Những công cụ hiện đại của chiến tranh cũng có giá thành thấp hơn và dễ tiếp cận hơn, điều này khiến cho những tổ chức như Hezbollah có khả năng mua được những công cụ, vũ khí như máy bay không người lái cho riêng mình. Trong nửa còn lại của năm 2010, mười quỹ đầu tư hàng đầu kiếm được nhiều hơn 6 ngân hàng lớn nhất thế giới gộp lại.

Những người cầm quyền bảo vệ cho quyền lực của mình bằng cách dựng nên những hàng rào trong mọi mặt như văn hóa, kinh tế, ngoại giao để giữ chân những đối thủ bên ngoài chiến tuyến. Ngày nay, những lực lượng nổi dậy gỡ bỏ những hàng rào ấy nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết, chỉ để chỉ ra rằng, những hàng rào ấy mỏng manh đến thế nào. “Sự suy tàn của quyền lực” vừa mang tính đại chúng, vừa khiến người đọc say mê, Naím đưa ra một cách nhìn mang tính cách mạng vào sự tất yếu của việc quyền lực suy tàn – và cho thấy nó sẽ thay đổi thế giới ra sao.

Vnwriter tổng hợp

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Tám 11, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Tám 11, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button