List sách haySách theo chủ đề

6 quyển sách triết học Ấn Độ hay dẫn nhập mọi độc giả

6 quyển sách triết học Ấn Độ này mở ra cách tìm hiểu, nghiên cứu đầy nhiệt tâm và khoa học, hướng độc giả muốn đi sâu vào triết học phương Đông nói chung và triết học Ấn Độ nói riêng.

Triết Học Ấn Độ – Một Cách Tiếp Cận Mới

Xem giá bán

Trải bao thiên niên kỷ, mục đích cũng như nỗ lực của triết học Ấn Độ vẫn là tìm cách vén mở và hòa nhập vào ý thức – một quá trình luôn bị những sức mạnh của cuộc sống chống kháng và che giấu, hạn chế việc tìm hiểu và mô tả thế giới hữu hình.

Thành quả đạt được tiêu biểu và quan trọng nhất của tinh thần hướng về ĐẠI NGÃ (BRATMAN) là sự khám phá ra cái NGÃ (ATMAN) như một thực thể độc lập, bất tử làm nền tảng cho cá nhân ý thức và cấu trúc thân xác.

Heinrich Zimmer, nhà Ấn Độ học nổi tiếng đã dẫn giải một lối đi vào triết học Ấn Độ mới mẻ, như mở ra thêm cách tìm hiểu, nghiên cứu đầy nhiệt tâm và khoa học hướng độc giả muốn đi sâu vào triết học phương Đông nói chung và triết học Ấn Độ nói riêng.

Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Cổ Đại

Xem giá bán

Cuốn sách Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Cổ Đại nói về nền văn minh triết học của Ấn Độ. Quốc gia này là một trong những cái nôi triết học, tôn giáo lâu đời, phong phú và đặc biệt của nhân loại. Những kinh Veda và tôn giáo Rig – Veda tối cổ thể hiện những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ của người Ấn Độ cổ; những kinh sách bình chú, giải thích tư tưởng triết lý Veda – nổi tiếng là các tác phẩm có ý nghĩa triết lý cao siêu nhất thời cổ đại…

Triết Học Và Khí Công Ấn Độ

Xem giá bán

…Người ta chưa hề biết một phong trào tâm linh nào của Ấn Độ không tùy thuộc vào một trong nhiều hình thức của Yoga. Bởi Yoga là một đặc trưng của tinh thần Ấn Độ…

Triết Sử Ấn Độ – Nhập Môn Triết Ấn Upanisad – Vedanta

Xem giá bán

Trong khi nghiên cứu về lịch sử triết học Ấn Độ, ta thấy có nhiều quan điểm và cách phân chia các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng triết học Ấn Độ khác nhau. Trong bài nghiên cứu này, tôi theo quan điểm của tài liệu Dẫn vào Triết học Ấn Độ do Đại Chủng Viện Thánh Quý biên soạn, là chia Triết Sử Ấn Độ thành 4 thời kỳ chính. Phần riêng tôi, tôi chia thêm thời kỳ chính thứ nhất (Thời kỳ thượng cổ: Thời kỳ vệ đà – Sử thi) thành 3 giai đoạn nhỏ theo niên biểu cách tương đối, để thấy sự phát triển liên tục của tư tưởng triết Ấn.

Tư Tưởng Ấn Độ Theo Dòng Lịch Sử

Xem giá bán

Là một học giả nổi tiếng phương Tây (nhận giải Nobel Hòa Bình 1952) nghiên cứu triết lý Ấn Độ, Albert Schweitzer đã phân tích và nêu lên sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và tư tưởng phương Tây để độc giả nắm bắt dễ dàng những điều uyên áo trong kho tàng tư tưởng Ấn Độ suốt theo dòng lịch sử từ kinh Veda ra đời cho đến ngày nay.

Tác giả rất tâm đắc khi khám phá ra điểm nổi bật: Sự pha trộn giữa tư tưởng vừa chối bỏ vừa chấp nhận cuộc sống và thế giới đã sản sinh ra nét đặc thù của tư tưởng Ấn Độ, đồng thời quyết định sự phát triển của nó.

Tác giả không mô tả chi tiết, chỉ phân tích giúp độc giả hiểu được nền triết học này nhìn nhận và đánh giá những rắc rối của cuộc sống như thế nào và nó đã làm gì để giải quyết những rắc rối ấy. Cuối cùng, Albert Schweitzer đi đến nhận định rằng cả hai dòng tư tưởng phương Tây và Ấn Độ đều chứa đựng những kho báu minh triết của con người; và hy vọng nhân loại sẽ sớm chào đón một dòng tư tưởng hoàn thiện hơn, mang đậm hơi thở nhân sinh, đồng thời ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần và đạo đức của con người.

Lịch Sử Tư Tưởng Phật Giáo Ấn Độ

Xem giá bán

Xưa nay, những vấn đề liên quan đến triết học Phật giáo hoặc Phật giáo hoc, thì không thể thiếu bộ môn Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Cùng với ý nghĩa đó, bộ môn này cũng không thể thiếu trong các trường Phật học và các trường Đại học khác trên thế giới. Tuy nhiên, để có những công trình nghiên cứu một cách nghiêm túc về bộ môn này thì rất hiếm, đâu đó chúng ta nhìn thấy rải rác một vài tác phẩm như Buddhist thought in India của Edward Conze xuất bản vào năm 1962, được Hạnh Viên chuyển thành Việt ngữ; Ấn Độ Phật học tư tưởng khái luận của Lữ Trùng được Thích Hạnh Bình chuyển thành Việt ngữ, và những bài khảo luận của các học giả khác, những giáo trình của giáo thọ bộ môn chưa được công bố.

Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của Đại sư Ấn Thuận (1906-2005) – một nhà tu hành, một nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng và là một danh tăng trong thời cận hiện đại của Phật giáo Trung Quốc, Đài Loan. Đây là một công trình nghiên cứu rất nghiêm túc, vì gvuafw là một nhà tu hành Phật giáo vừa là nhà nghiên cứu Phật học, ngoài việc ứng dụng những nghiên cứu khoa học ra, Ngài còn dùng nhãn quan của người trong cuộc, kinh nghiệm của hành giả tu hành và là đệ tử của Đức Thế Tôn để nhìn và giải quyết vấn đề đúng với chánh pháp. Vì vậy, không riêng tác phẩm này, mà trong một gia tài nghiên cứu đồ sộ Ngài để lại đều mang dáng dấp này, đây là điều mà các học giả khác khó có được.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button