List sách hayTrích dẫn sách

Trích dẫn sách Suối Nguồn

Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

1. “Anh ta có lắng nghe nếu người khác thảo luận bất kỳ một… ý kiến nào với anh ta không?”“Cậu ấy lắng nghe. Nhưng nếu cậu ta không lắng nghe thì sẽ tốt hơn.”

“Tại sao?”

“Như thế sẽ đỡ xúc phạm người ta hơn – nếu chú biết ý cháu muốn nói gì, khi một người lắng nghe kiểu thế và ta biết rằng nó chẳng có một tý tác động nào hết đối với anh ta.”

2. Khi Roark bắt đầu giải trình về các bản vẽ, Enright ngắt lời anh: “Đừng giải thích gì cả. Giải thích những lý tưởng trừu tượng cho tôi là vô ích. Tôi chưa bao giờ có lý tưởng. Người ta bảo tôi là đồ vô đạo đức. Tôi chỉ làm những gì tôi thích. Có điều tôi luôn biết rõ mình thích gì.”

3. “Mọi sự cô đơn đều là một đỉnh cao.”

4. Một lần, bà nói với cậu “Mày là đồ sâu bọ, Elsie. Mày sống bằng sự đau khổ của người khác.” Cậu trả lời “Thế thì cháu sẽ không bao giờ chết đói.”

5. “Kẻ nào yêu cuộc sống của mình, kẻ đó sẽ mất cuộc sống ấy; kẻ nào căm ghét cuộc sống của mình trong thế giới này, kẻ đó sẽ có cuộc sống đời đời”.[86] Những kẻ rao giảng Kinh Thánh trong nhà thờ đã nói đúng, có điều họ không biết họ đúng ở chỗ nào. Hy sinh bản thân ư? Phải, các bạn của tôi, hãy hy sinh bản thân. Nhưng người ta không thể hy sinh bản thân bằng cách giữ bản thân mình thanh sạch và tự hào về sự thanh sạch của nó. Hy sinh nghĩa là phải hủy diệt cả tâm hồn của chính mình – à, nhưng mà tôi đang nói cái gì thế này. Điều này chỉ có những người cao cả mới hiểu được và đạt được.”

6. Người ta đã nói “Gail Wynand không phải là con lợn. Ông ta ăn tạp.” Ellsworth Toohey thì nổi tiếng, công chúng thì đột nhiên quan tâm đến kiến trúc; mà tờ Ngọn cờ thì chưa có tiếng nói về phần kiến trúc nên tờ Ngọn cờ phải mua Ellsworth Toohey. Đây chỉ là một lô-gíc đơn giản.

7. Ông nhận ra nó có thể có một trong hai nghĩa: hoặc Wynand đã tự nguyện cúi mình trước uy tín của ông, hoặc Wynand coi thường ông đến mức để mặc ông muốn làm gì thì làm.

8. “Lạnh lùng, không cởi mở, vô cảm” là những từ họ dùng để mô tả Roark – họ đã được huấn luyện việc dùng những từ này theo những tiêu chuẩn và nhận thức trong quá khứ của họ; chỉ có điều, khi làm việc với anh, họ biết rằng tất cả những từ kia đều sai, nhưng họ không thể giải thích được con người anh cũng như cảm giác mà họ dành cho anh.

9. Đừng nhìn tôi như thế, cứ như là tôi bị điên. Anh hẳn phải biết rõ chứ. Anh đã chiến đấu với sự trống rỗng suốt đời anh còn gì.”

“Tôi nhìn ông như thế bởi vì tôi thích ông.”

Xem giá bán

10. “Howard, anh có nhớ tôi đã nói với anh về con quỷ mà tôi kinh sợ? Tôi không biết gì về Ellsworth Toohey. Tôi chưa từng gặp lão ta trước khi tôi bắn lão. Tôi chỉ đọc những thứ mà lão ta viết. Howard này, tôi bắn lão vì tôi nghĩ lão ta biết rõ con quỷ đó.”

11. “Chúng ta đi bộ có được không?”

“Được chứ.”

Cô đứng lên. Cô hỏi: “Cho tới – khi nào, Roark?”

Anh khoát tay qua những đường phố.

“Cho tới khi em không còn căm ghét tất cả những thứ này, không còn sợ hãi chúng, và học cách không còn để ý tới chúng.”

12. “Cố gắng tra tấn ông thật vô ích.”

“Phải. Nhưng tôi cũng chẳng phiền lòng khi bị tra tấn.”

“Ông không thấy phiền?”

“Không. Nếu như đó là những điều em muốn, thì tôi chỉ việc giữ lời hứa thôi.”

“Nhưng mà ông căm ghét nó, Gail.”

“Hoàn toàn đúng. Nhưng thế thì đã sao? Chỉ có khoảnh khắc đầu tiên là khó khăn – khi em nói điều đó trong xe. Sau đấy, tôi thấy khá vui với chuyện đó.” Ông nói một cách bình tĩnh, hoàn toàn tương xứng với sự thẳng thắn của cô; cô biết rằng ông sẽ để cô lựa chọn, ông sẽ làm theo cô, ông sẽ giữ yên lặng hoặc thừa nhận bất cứ cái gì cô muốn phải được thừa nhận.

13. “Thứ tồi tệ nhất về những kẻ không trung thực là quan niệm của họ về sự trung thực.” ông nói. “Tôi biết một người phụ nữ chưa bao giờ tin được điều gì lâu quá ba ngày, nhưng khi tôi nói với bà ta rằng bà ta chẳng hề có sự chính trực, bà ta mím chặt môi và nói rằng quan niệm về sự chính trực của bà ta khác với của tôi; có vẻ như bà ta chưa bao giờ lấy trộm tiền. Chà, người như bà ta không bao giờ gặp nguy hiểm với tôi. Tôi không căm ghét bà ta. Tôi căm ghét cái khái niệm không hề tồn tại mà bà ta say mê một cách cuồng nhiệt, Dominique ạ.”

14. Cô đã mong đợi sự khoe khoang và một cảm giác nhục nhã thầm kín, hoặc một sự tự phụ lấn lướt cả cảm giác tội lỗi. Cô nhìn ông. Đầu ông ngẩng cao, ánh mắt nhìn ngang với bầu trời trước mặt; trông ông không hề có bóng dáng bất cứ cảm giác nào mà cô đã mong đợi. Ông toát ra một phẩm chất mà người ta không thể tin là hiện hữu trong bối cảnh này: sự can đảm.

15. “Anh yêu em, Dominique. Anh yêu em nhiều đến mức chẳng cái gì còn quan trọng với anh nữa – ngay cả chính em. Em có hiểu được điều đó không? Chỉ có tình yêu của anh – chứ không phải câu trả lời của em. Thậm chí sự thờ ơ của em cũng không. Anh chưa bao giờ tước đoạt cái gì quá lớn từ thế giới này. Anh cũng chẳng ham muốn gì nhiều. Anh chưa bao giờ thực sự mong muốn bất cứ cái gì. Không phải theo kiểu mong muốn tột cùng, mong muốn trọn vẹn; không phải theo kiểu một mong muốn có ý nghĩa như một tối hậu thư, hoặc có hoặc không, và người ta không thể chấp nhận câu trả lời ‘không’ mà lại vẫn có thể sống tiếp được. Em là tất cả những điều đó với anh. Nhưng khi một người đã đạt đến giai đoạn đó, thì cái đối tượng của ham muốn cũng chẳng quan trọng nữa, chỉ có bản thân cái ham muốn là quan trọng. Không phải em, mà là anh. Là cái khả năng ham muốn như thế. Bất cứ cái gì không được như thế đều không đáng cảm nhận hay tôn vinh. Và trước đây anh cũng chưa từng cảm nhận thấy điều này. Dominique, anh chưa bao giờ biết gọi cái gì là ‘của anh’. Không phải theo cách mà anh gọi em là của anh. Của anh. Có phải em đã gọi nó là cảm giác cuộc sống như một sự thăng hoa? Em đã nói thế. Em có hiểu. Anh không thể sợ hãi. Anh yêu em, Dominique, anh yêu em. Em đang để cho anh nói điều đó vào lúc này, anh yêu anh.”

16. Trong vài năm gần đây, Keating bắt đầu hình thành một thái độ hung hăng và bướng bỉnh. Anh ta quát lên khi ra lệnh và mất kiên nhẫn trước những khó khăn nhỏ nhất. Khi mất kiên nhẫn, anh gào thét với những người xung quanh. Anh có cả một kho những từ ngữ chua ngoa, quỷ quyệt, và hiểm độc để chửi rủa người khác; mặt mũi anh ta luôn sưng xỉa.

17. “Tôi không bao giờ gặp tác giả của những tác phẩm mà tôi yêu thích. Những tác phẩm ấy có ý nghĩa quá lớn đối với tôi. Tôi không muốn những người này làm hỏng nó. Mà họ thì thường làm như thế. Họ là chướng ngại vật đối với chính tài năng của họ. Anh thì lại không phải là người như vậy. Tôi không ngại nói chuyện với anh. Tôi nói với anh điều này chỉ bởi vì tôi muốn anh biết rằng tôi tôn trọng rất ít thứ trong cuộc đời này, nhưng tôi tôn trọng những tác phẩm trong gallery của tôi, và những công trình của anh, và cái năng lực của những người đã tạo nên những tác phẩm như vậy. Có lẽ đó là thứ tôn giáo duy nhất của tôi.” Ông nhún vai: “Tôi nghĩ rằng tôi đã hủy hoại, bóp méo, và làm biến chất tất cả mọi thứ tồn tại trên đời này. Nhưng tôi chưa bao giờ chạm tới những thứ kia. Tại sao anh lại nhìn tôi như vậy?”

Xem giá bán

18. “Tôi không thể giả vờ tức giận khi tôi không cảm thấy tức giận,” Roark nói. “Đó không phải là sự thương hại. Nó còn tàn nhẫn hơn bất kỳ việc gì tôi có thể làm. Chỉ có điều tôi không làm điều đó để trở nên tàn nhẫn. Nếu tôi tát vào mặt ông, ông có thể sẽ tha thứ cho tôi về ngôi Đền Stoddard.”

19. Tôi phải vượt qua được điều đó. Nói cách khác, tôi phải làm việc với nó và phải chống lại chính nó. Đó là cách làm việc tốt nhất.

20. Có những lúc tôi cảm thấy rất tệ, thường là các buổi tối. Có một lần tôi muốn tự tử. Không phải vì tôi tức giận, bởi vì sự tức giận thường làm tôi làm việc chăm chỉ hơn. Không phải nỗi sợ hãi mà là sự ghê tởm, Howard ạ. Sự ghê tởm làm cho tôi cảm thấy như thể rằng toàn bộ thế giới này đang chìm dưới nước, còn nước thì đứng im.

21. “Howard, theo những lý tưởng được công bố của nhân loại thì mọi thứ anh đã làm trong cuộc đời anh đều sai lầm cả. Thế mà nhìn anh kìa. Theo một cách nào đó, anh như một tiếng cười nhạo vào mặt cả cái thế giới này.”

22. Ông nhận ra rằng sức chịu đựng của cô còn lớn hơn cả ông. Cô không bao giờ có biểu hiện mệt mỏi. Ông đoán là cô có ngủ, có điều ông không thể tìm ra được cô đi ngủ vào lúc nào.

23. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

24. “Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

25. “Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

Suối Nguồn - "Suối nguồn" dựng lên một xã hội đầy thị phi và mưu mô cũng như ý chí bất diệt của một bộ phận những con người-tiêu biểu là Howard Roark. Cuốn sách mang đến những thay đổi rất lớn cho người đọc đặt biệt là những người đang lo lắng cho tương lai của mình,… Đọc thêm

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Sáu 14, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Sáu 15, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button