Kem chống nắngTip kem chống nắng

Tìm hiểu: Chỉ số SPF trên kem chống nắng là gì?

SPF, viết tắt của Sun Protection Factor, là mức chỉ số cho biết khả năng ngăn chặn tia cực tím UVB gây hại lên da trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, da bạn sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cháy nắng khi phơi dưới ánh nắng trực tiệp trong vòng 15 phút. Nếu lấy mốc thời gian này, nhân cho số SPF bạn sẽ biết được thời gian hiệu quả của kem.

Tuy nhiên, chỉ số SPF thường chỉ mang tính chất tham khảo, các chuyên gia da liễu vẫn khuyên nên thoa thêm một lớp kem chống nắng sau mỗi 2 giờ để đảm bảo duy trì khả năng chống nắng.

Lưu ý, chỉ số SPF chỉ hiện thị khả năng chống tia UVB, không cho biết khả năng chống tia UVA của kem. Để biết được loại kem có khả năng chống UVA, bạn cần lựa chọn loại kem chống nắng phổ rộng (Broad-Spectrum) hoặc nhãn đề có chống tia UVA.

Các mức chỉ số SPF

HIện có mức chỉ số SPF thông dụng thường thấy ở các sản phẩm kem chống nắng:

  • SPF 15
  • SPF 30
  • SPF 50

Đây là 3 mức phổ biến nhất, dễ dàng tìm thấy ở siêu thị và cửa hàng mỹ phẩm. Những loại có mức chỉ số cao hơn như SPF 75 và SPF 100, thường dùng trong các nhu cầu đặc biệt không khuyến cáo sử dụng hằng ngày. Một số loại kem chống nắng có thể sử dụng kết hợp với mỹ phẩm trang điểm, kem chống nắng cho môi và các sản phẩm có chứa công thức chống nắng khác.

Bạn nên chọn mức SPF nào?

Đây là nỗi băn khoăn thường gặp của những bạn đang muốn tìm kiếm loại kem chống nắng phù hợp. Để trả lời chính xác câu hỏi này, bạn cần trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Bạn đang sở hữu loại da gì?
  • Tông màu da của bạn?
  • Thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời?
  • Thời tiết ở nơi bạn sinh sống?
  • Độ tuổi và nhu cầu sử dụng của bạn?
  • Tiền sử ung thư da và các vấn đề khác về da của bản thân & người trong gia đình?

Những yếu tố trên đều tác động đến quyết định lựa chọn kem chống nắng phù hợp với bạn. Trước tiên, bạn cần phải xác định đặc tính da của mình. Bạn thuộc loại da gì? Da khô? Da dầu? Hay da hỗn hợp? Da bạn có nhạy cảm với mỹ phẩm hay không? Hãy tham khảo bài viết đính kèm bên dưới nếu bạn vẫn chưa biết mình thuộc loại da nào.

Cách phân biệt và nhận biết bạn thuộc loại da nào? Theo Renée Rouleau - Bạn thuộc loại da nào? Bài viết này sẽ giới thiệu các loại da và cách nhận biết loại da của bạn theo kinh nghiệm của chuyên gia trong lãnh vực làm đẹp & mỹ phẩm nổi tiếng thế giới Renée Rouleau. "Các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới thường phân loại các… Đọc thêm

SPF và tông màu da

Theo thang đo Fitzpatrick Scale, có đến 6 tông màu da khác nhau:

  • Loại 1 – Da trắng nhợt. Dễ cháy nắng, nhưng khó bị sạm đen.
  • Loại 2 – Da trắng thường. Thường xuyên cháy nắng, có thể rám nắng.
  • Loại 3 – Da trắng hồng. Đôi khi cháy nắng, da dễ rám nắng.
  • Loại 4 – Da nâu thường. Ít khi cháy nắng, màu da rám nắng khỏe khoắn.
  • Loại 5 – Da nâu đậm. Hầu như không bị cháy nắng.
  • Loại 6 – Da sẫm màu/đen. Đây là loại da hầu khó bị cháy nắng nhất.

Đối với da loại 1, 2 & 3 sẽ cần sự chăm sóc bảo vệ mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với những bạn sở hữu loại da này, sẽ dễ dàng xuất hiện dấu hiệu tấy đỏ và cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời chỉ sau 10-15 phút.

Để có được sự bảo vệ tốt nhất, bạn cần lựa chọn kem chống nắng phổ rộng kết hợp với quần áo chống nắng, mũ nón và kính râm khi ra ngoài. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến cho 4 giờ chiều.

Da sẫm màu có nguy cơ mắc phải ưng thư da?

Câu trả lời là có. Bất kể bạn sở hữu loại da nào cũng đều có nguy cơ mắc phải ung thư da như nhau. Một lầm tưởng phổ biến là những bạn tông màu da sẫm màu thì không cần thoa kem chống nắng. Đây là sai lầm phổ biến và đặc biệt nghiêm trọng.

SPF và UVA

Như đã đề cập ở trên, chỉ số SPF chỉ biểu hiện khả năng chống tia UVB. Tia cực tím UVA & UVB là nguyên nhân chủ yếu tác hại lên da, gây ung thư da và lão hóa sớm. Chính vì thế, bên cạnh lựa chọn loại kem có mức SPF phù hợp bạn cần chọn dùng loại sản phẩm có khả năng chống nắng phổ rộng.

Những sản phẩm có khả năng chống cả tia UVA và UVB sẽ có nhãn đề “Broad-Spectrum”. Để được gọi là kem chống nắng phổ rộng, sản phẩm phải qua kiểm nghiệm với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt quy định bởi FDA Hoa Kỳ, chứng nhận về khả năng chống tia cực tím UVA và UVB.

Chỉ số SPF càng cao càng tốt?

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến khi lựa chọn kem chống nắng. Kem chống nắng chỉ có tác dụng hạn chế tác hại từ tia cực tím, hoàn toàn không có bất kỳ loại kem chống nắng có khả năng ngăn chặn 100% tia cực tím.

  • SPF 15 có khả năng ngăn chặn 93% tia UVB
  • SPF 30 ngăn chặn 97% tia UVB
  • SPF 50+ ngăn chặn 98% tia UVB

Các chuyên gia da liễu khuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30, vì mức chỉ số cao hơn vẫn cho công dụng chống nắng không quá khác biệt.

Da vẫn cháy nắng dù đã sử dụng kem chống nắng

Đầu tiên, bạn cần chắc chắn loại kem chống nắng đang sử dụng thuộc loại kem phổ rộng. Như đã đề cập ở trên, chỉ số SPF chỉ biểu thị tác dụng chống tia UVB. Trong khi tia UVA vẫn có khả năng gây hại lên da.

Tiếp theo, bạn cần chú ý thoa lại kem sau khi tiếp xúc với nước hoặc vận động tiết nhiều mồ hôi. Mặc dù một số loại kem có khả năng kháng nước, tuy nhiên bạn vẫn cần thoa lại kem sau khi tiếp xúc với nước.

Điều quan trọng bạn cần chú ý là lượng kem sử dụng và cách sử dụng. Mỗi sản phẩm kem chống nắng đều có hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Cần đọc kỹ và sử dụng đúng theo khuyến cáo.

Tiêu chuẩn SPF có khác nhau tùy thuộc từng thương hiệu

Hoàn toàn không. Mức chỉ số SPF là tiêu chuẩn cố định áp dụng cho tất cả các thương hiệu mỹ phẩm trên thế giới.

Thời hạn sử dụng của kem chống nắng

Theo quy định của FDA, kem chống nắng phải đạt tiêu chuẩn duy trì hiệu quả chống nắng tối thiểu trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất. Không nên sử dụng kem chống nắng đã qua thời hạn sử dụng, vì có khả năng gây hại cho da và hiệu quả chống nắng suy giảm.

Bên cạnh đó, khi thấy sự biến đổi bất thường của kem như biến sắc, thay đổi kết cấu hãy ngưng sử dụng ngay lập tức. Kem chống nắng bảo quản không đúng cách, để ở nơi nhiêt độ cao sẽ khiến sản phẩm suy giảm chất lượng và mất hiệu quả chống nắng.

Mức SPF hoàn hảo cho trẻ nhỏ?

Cần chú trọng tập cho trẻ nhỏ thói quen sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, làn da trẻ nhỏ thường nhạy cảm, cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp.

Bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em. Tránh sử dụng loại kem chống nắng dạng xịt, vì có khả năng rơi vào mắt và mũi của trẻ trong quá trình xịt.

Chỉ số UPF là gì?

UPF là viết tắt của Ultraviolet Protection Factor, là một chỉ số mới biểu thị khả năng chống nắng của vật liệu sử dụng cho quần áo, trang phục. Khác với chỉ số SPF, chỉ số UPF cho biết khả năng chống cả tia UVA & UVB.

Những loại quần áo chống nắng hiện nay được sản xuất theo công nghệ mới, đảm bảo cảm giác thông thoáng, mỏng nhẹ. Thường thấy ở những sản phẩm phục vụ nhu cầu thể thao và hoạt động ngoài trời.

Có cần thoa kem chống nắng trong nhà?

Đa số mọi người thường thấy không cần thiết khi thoa kem chống nắng trong điều kiện trong nhà (indoor) hoặc trong ô tô.

Kem chống nắng có mức chỉ số SPF cho biết khả năng chống tia UVB, loại tia này không có khả năng xuyên thấu qua lớp cửa kính. Tuy nhiên, tia UVA với khả năng xuyên thấu cao vẫn gây hại cho làn da của bạn. Chính vì thế, nếu bạn thường xuyên làm việc ở gần cửa kính hoặc di chuyển bằng ô tô, nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da tốt nhất.

Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số PA cộng trên kem chống nắng - Ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp vitamin D tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tia cực tím có trong ánh nắng lại mang đến nhiều tác hai cho làn da, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa, sạm đen và ung thư da. Để bảo vệ… Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button