List sách haySách theo chủ đề

10 sách văn học Trung Quốc hay khiến hàng triệu độc giả say mê

10 sách văn học Trung Quốc hay được giới thiệu có ảnh hưởng to lớn trong suốt nhiều năm, là cội nguồn và cảm hứng của nhiều tác phẩm phim ảnh, văn chương và kịch nghệ.

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Xem giá bán

Được vinh danh là một trong “Tứ đại danh tác” hay “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc, cho đến nay Tam Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng bản dịch và tầm phổ biến rộng khắp.

Tam Quốc Diễn Nghĩa tên đầy đủ là “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” là tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc do nhà văn La Quán Trung sống vào khoảng cuối đời Nguyên, đầu đời Thanh viết. Bản Tam Quốc lưu truyền rộng rãi nhất ngày nay là bản do Mao Tôn Cương tu sắc và bình chú.

Về mặt nội dung, Tam Quốc là pho sử thi dựng lại gần một trăm năm lịch sử Trung Quốc cổ đại từ thời Đông Hán cho đến những năm đầu của triều đại Tây Tấn một cách bao quát và toàn diện gồm cả những cuộc đấu tranh chính trị, quân sự cho đến diễn tiến của mâu thuẫn xã hội dựa trên quan điểm “Ủng Lưu phản Tào” (Ủng hộ Lưu Bị, phản đối Tào Tháo).

Về mặt nghệ thuật, Tam Quốc là mẫu mực của thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc. Với bạn đọc thế giới, Tam Quốc đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình có tính cách điển hình: Tào Tháo gian hùng, Lưu Bị nhân từ, Quan Công trượng nghĩa, Trương Phi nóng này…

Tuy có một số hạn chế nhưng Tam Quốc vẫn là tác phẩm kinh điển như lời nhận xét của chính Mao Tôn Cương:

“Tam Quốc phảng phất Sử Ký của Tư Mã Thiên nhưng chuyện Tam Quốc khó kể gấp mấy Sử Ký. Sử Ký được chia ra các phần nói riêng về từng nước. Nhân vật cũng được tả riêng. Cho nên có những bản kỷ, thế gia, liệt truyện riêng biệt. Tam Quốc thì không thế. Phải hợp các bản kỷ, thế gia, liệt truyện lại, rồi viết thành một truyện chung. Chia từng phần thì văn ngắn mà dễ khéo. Hợp lại một thì văn dài mà khó… Cho nên đọc Tam Quốc thú hơn… từ đầu đến cuối mạch lạc liên tục, gay cấn hấp dẫn.”

Tây Du Ký

Xem giá bán

Tây Du Ký là bộ tiểu thuyết thần thoại thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tiểu thuyết lấy câu chuyện Đường Tăng (Sư cụ Huyền Trang) – sư cụ Phật học nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ 7 công nguyên sang Ấn Độ thỉnh kinh làm cốt truyện, hư cấu sư cụ Đường Tăng và ba học trò gặp phải các loại gian nan trắc trở trên con đường đi thỉnh kinh, xây dựng thành công nhân vật Tôn Ngộ Không – một hình tượng con khỉ thần không sợ bất cứ quyền uy gì, đấu tranh không ngừng với các thế lực xấu, bày tỏ nguyện vọng của tác giả đối với cuộc sống hiện thực.

Tây Du Ký hoàn toàn viết bằng hình thức câu chuyện. Mỗi một câu chuyện vừa độc lập riêng vừa có liên hệ với câu chuyện trước và câu chuyện sau, trong câu chuyện có các loại thần tiên quỷ quái, lần lượt đại diện chính nghĩa và gian ác.

Bộ Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ảnh hưởng to lớn tới đời sau, hàng trăm năm nay luôn là cội nguồn của tác phẩm văn học nhi đồng, tác phẩm phim ảnh và kịch.

AQ Chính Truyện

Xem giá bán

Bối cảnh lịch sử của câu chuyện là thời kỳ trước sau cách mạng Tân Hợi (1911) với những thế lực phong kiến hiện vào các tên địa chủ. Trong A.Q chính truyện, Lỗ Tấn cũng vạch trần tính chất giả dối và phản động của giai cấp tư sản lãnh đạo cuối cùng hoàn toàn do một bọn đầu cơ thao túng. Nhờ tin tức nhanh chóng, cụ Triệu biết rằng bọn cách mạng đã vào huyện đêm hôm trước. Cụ liền quất đuôi sam vòng lên đầu… qua nhà họ Tiền thăm thằng Tây giả… hẹn hò cùng nhau làm cách mạng. Chính quyền cũng rơi vào tay bọn địa chủ phong kiến và quân phiệt. Những người như A.Q không được làm cách mạng. Đời sống xã hội không chút thay đổi, A.Q cũng phải thốt lên: “Đã cách cái mạng đi rồi mà vẫn thế này thôi ư?”

Cao Lương Đỏ

Xem giá bán

Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.

Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.

Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.

Hồng Lâu Mộng

Xem giá bán

Người xưa có câu:

“Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng

Độc tận thi thư diệc uổng nhiên

(Văn chương không nói Hồng lâu mộng

Đọc hết Thi, Thư liệu ích gì)”

Hồng lâu mộng là cuốn tiểu thuyết duy nhất xác lập một ngành nghiên cứu riêng lấy tên là Hồng học. Tác giả Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần – vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhưng dần suy vong, tan vỡ khi ông lớn lên. Hồng lâu mộng, do đó có thể xem là làn phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó. Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi vẻ huy hoàng của thời vàng son lộng lẫy, cảm thấy hiện tại tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng hư vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo! Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khổ hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã nếm trải về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc. Chính sự miêu tả khách quan “những quan hệ hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Thông qua chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc trong Giả phủ, có thể nói Hồng lâu mộng là xã hội Trung Hoa thu nhỏ thời Mạt Thanh và cuộc gặp gỡ của những tư tưởng thời đại.

Hồng lâu mộng còn là tác phẩm đóng dấu sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Tiểu thuyết Trung Quốc trước đây, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký… thiên về mô tả hành động, miêu tả hoạt động bên ngoài và lời nói của nhân vật. Đến với Hồng lâu mộng, các nhân vật được miêu tả trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch tính. Đơn cử như số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả phức tạp. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình yêu chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của mình nhưng lạ thay, Bảo Ngọc hầu như chẳng làm được gì, chẳng chiến đấu dũng mãnh gì để đoạt lấy hạnh phúc! Các nhân vật khác như Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa, Vương Hy Phượng… đều được xây dựng gần như một tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Có thể nói, Hồng lâu mộng đã đưa đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và con người với một cách viết chân thực, bao gồm nhiều bút pháp lớn kim cổ. Đó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Hồng lâu mộng xứng đáng xếp vị ngang tầm với các kiệt tác của nhân loại.

Tôn Tử Binh Pháp

Xem giá bán

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử binh pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”. Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử binh pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

“Biết người biết mình, trăm trận không nguy.

Không biết người chỉ biết mình, một được một thua.

Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy.”

– Thiên Mưu công, Tôn Tử binh pháp

Chuyện Tình Giai Nhân

Xem giá bán

Từ sau Sắc, giới, sự quan tâm dành cho một Trương Ái Linh ẩn dật khác người đã được hồi sinh. Cho tới Chuyện tình giai nhân, một tập hợp các câu chuyện về các nhân vật đã tan vỡ mọi ảo mộng tình cảm bởi định mệnh hay hoàn cảnh, người ta càng thấm hơn cái nhìn nội tâm u uẩn và bút pháp tinh tế của một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Trung quốc hiện đại.

Những nhân vật của Trương Ái Linh luôn luôn cô độc, đến với nhau bởi những xô đẩy sai lầm, và cuối cùng phải chia lìa nhau. Nhưng mãi mãi Trương Ái Linh sẽ được đọc đi đọc lại bởi những thế hệ người đọc, bởi bà đã chạm tới cảnh ngộ sâu thẳm của tâm hồn, nơi bất hạnh và tình yêu mãi mãi song hành, nơi con người đã quyết chọn tình yêu là giải thoát tuyệt đối, bất kể mọi thời.

Liêu Trai Chí Dị

Xem giá bán

Liêu trai chí dị, theo bài Tự tự của chính Bồ Tùng Linh, là những truyện kì lạ ông nghe được từ khách qua đường “nghe gì chép nấy, chép mãi thành biên”, hoặc do bạn bè bốn phương biết ông thích những câu chuyện như thế nên gửi cho. Nhắc đến bộ truyện này, người ta nghĩ ngay đến đến chuyện ma quỷ, chồn tinh, thực ra trong Liêu Trai ngoài chuyện quỷ chuyện tiên, lại có cả những chuyện trong đời sống như chuyện thời tiết, chuyện ảo thuật mà với người thời ấy còn nhiều phần kì lạ.

Nhưng dù là kể chuyện hư hay chuyện thực, bộ sách này phần nào vẫn là tiếng nói thể hiện sự bất mãn của người dân đối với những bất công xã hội đương thời; như thế, Bồ Tùng Linh kể chuyện quỷ chuyện ma tưởng để lánh đời mà chẳng lánh đời.

“Nói láo mà chơi, nghe láo chơi,

Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi,

Chuyện đời đã chán không buồn nhắc,

Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.”

(Đề từ Vương Sĩ Trinh viết tặng cho bộ Liêu trai chí dị, 1709

Tản Đà diễn Nôm, 1938)

Mật Mã Tây Tạng

Xem giá bán

Mật mã Tây Tạng không chỉ tạo nên một hiện tượng xuất bản lớn đối Trung Quốc mà còn khiến hàng nghìn độc giả trở nên say mê thám hiểm. Sau khi được xuất bản, không chỉ các cửa hàng sách mà cả các cửa hàng bán dụng cụ thám hiểm cũng bày bán cuốn sách tại những vị trí trang trọng nhất. Mảnh đất Tây Tạng từ xưa vốn chứa đựng nhiều bí ẩn lịch sử cũng như huyền thoại vẫn là nơi gọi mời những ai có khát vọng khám phá. Cuốn sách của Hà Mã giống như một trận cuồng phong thổi bùng lên khao khát được băng mình vào một trong những chốn hùng vĩ nhưng cũng hiểm nguy nhất thế giới, để đích thân trải nghiệm những điều được Hã Mã diễn tả chi tiết với niềm say mê vùng đất anh đã hơn mười năm ẩn dật.

Thủy Hử

Xem giá bán

Thủy Hử là một áng văn chương tuyệt bút, được coi là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Trải qua sáu trăm năm thăng trầm của lịch sử, nhiều triều đại bị thay thế, nhiều biến cố đã xảy ra, biết bao vật đổi sao dời… Nhưng Thủy Hử của Thi Nại Am vẫn đi vào lòng người của biết bao thế hệ độc giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Câu chuyện về một trăm lẻ tám người anh hùng nơi bến nước cùng tụ tập vì đại nghĩa, cùng quyết chí bền gan làm nên sự nghiệp lớn đã truyền cảm hứng cho rất nhiều loại hình nghệ thuật khác làm nên những tác phẩm để đời.

Đọc Thủy Hử giống như ta đang nghe một bản nhạc với giai điệu hùng hồn, dồn dập, làm bùng lên chí khí làm trai, một tay nắng cả sơn hà của một trăm lẻ tám bị anh hùng lương sơn bạ Đến nay, bản nhạc ấy vẫn ngân vang theo suốt chiều dài của lịch sử, vọng vào lòng người, lòng núi sông và vẫn là một bức tượng đài bằng chữ sừng sững giữa đời tượng trưng cho một trăm lẻ tám con người sinh ra vì nghĩa.

Tác phẩm đã gợi nên khát vọng sống cao đẹp, khát vọng đi tới những chân trời xa, thực hiện những kì tích phi thường, vượt mọi hiểm nguy, chiến thắng mọi bất công tàn ác.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button