Cho Trận Gió Kinh Thiên

(1 đánh giá của khách hàng)

Sức hấp dẫn của Nguyễn Thị Thụy Vũ chính là câu chuyện gia đình, những cuộc hôn nhân éo le, gãy đổ do ràng buộc nghiêm ngặt của quan niệm cũ kỹ và những đổi thay bên ngoài của thời cuộc. Các tình tiết ấy, dù có lúc gay cấn, nhiều sắc màu hỉ, nộ, ái, ố nhưng trong bút pháp miêu tả, tạo nên các tình huống, các tuyến nhân vật – Nguyễn Thị Thụy Vũ vẫn giữ lại sự trong sáng, chuẩn mực, nhất là ở các nhân vật nữ dù họ có ý thức vượt ra ngoài.

Danh mục:

Lấy chất liệu từ đời sống của bà con nông dân, cụ thể Vĩnh Long, nơi tác giả sinh ra, Nguyễn Thị Thụy Vũ dựng lại với những câu chuyện tình yêu, tình đời trong sự đổi thay của thời cuộc. Có thể nhìn thấy qua Cho trận gió kinh thiên, Như thiên đường lạnh, Chiều xuống êm đềm, Khung rêu, Nhang tàn thắp khuya… Ở đây, không chỉ là những biến động dữ dội bên ngoài xã hội mà còn là sự giằng xé, hỗn tạp, đa chiều từ nội tâm của nhiều mẫu nhân vật.

Sức hấp dẫn của Nguyễn Thị Thụy Vũ chính là câu chuyện gia đình, những cuộc hôn nhân éo le, gãy đổ do ràng buộc nghiêm ngặt của quan niệm cũ kỹ và những đổi thay bên ngoài của thời cuộc. Các tình tiết ấy, dù có lúc gay cấn, nhiều sắc màu hỉ, nộ, ái, ố nhưng trong bút pháp miêu tả, tạo nên các tình huống, các tuyến nhân vật – Nguyễn Thị Thụy Vũ vẫn giữ lại sự trong sáng, chuẩn mực, nhất là ở các nhân vật nữ dù họ có ý thức vượt ra ngoài.

Ở mảng đề tài này, có một điều cần ghi nhận ngoài lời ăn tiếng nói rặt ròng Nam bộ, tác giả còn có biệt tài quan sát khi miêu tả sinh hoạt nghệ thuật quen thuộc ở nông thôn miền Nam thuở ấy, chẳng hạn: hát bội đình làng, giải sầu ca vọng cổ; ngoài ra còn là sự miêu tả các món ăn dân dã, quê mùa rất đỗi thân thương… nay đã ít nhiều trở thành dĩ vãng.

1 đánh giá cho Cho Trận Gió Kinh Thiên

  1. Tranthi Nhung

    Tiểu thuyết, dù là của bất cứ nhà văn nào thuộc về đất nước nào, cũng chính là những trang chữ được ghi chép cẩn thận và phản ánh một sự trung thực, khách quan, chi tiết một phần cuộc đời của một thế hệ đã sống. Tuy rằng tiểu thuyết luôn được xem là “con chữ” được viết bởi sự tưởng tượng, nhưng tôi nghĩ rằng đó chỉ cách nói giúp “bảo vệ” tác giả . Bởi lời nói thật, con chữ thật có khả năng xé toạc trái tim của bất cứ người thân nào. Bởi sự thật dù con người ở hiện tại hay song cách đây hơn 100 năm thì chẳng có ai muốn nhìn thẳng vào sự tàn khốc, khổ đau, đơn độc…của kiếp người.

    Và nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đã trình bày trong trang đầu của quyển Khung Rêu” Tiểu thuyết là tưởng tượng, ai cũng viết vậy, nhưng có tưởng tượng nào không bắt nguồn từ một phần sự thật? Sở dĩ tôi trình bày như vậy, là để xin những người thân thích của tôi, nếu có tình cờ nào đọc quyển truyện này, hãy rộng long tha thứ cho tôi”.

    Buông cả hai quyển sách của bà, đọc trọn vẹn chúng với tất cả sự tò mò về một góc cuộc sống của những nhân vật từng sống ( tôi nghĩ vậy) ngày xưa, tôi tin 100% bà đã viết rất chân thật và không cố tình tô vẽ tưởng tượng gì thêm.

    Tôi thích cách viết của nhà văn Thuỵ Vũ. Bà như là một người kể chuyện chậm rãi, không cố tình làm khó cho người đọc bởi câu chữ trúc trắc hay bóng bẩy , không tô hồng tô đỏ một nhân vật theo kiểu phải có nhân vật tốt, không dìm một nhân vật nào xuống tân bùn đen để độc giả nhận ra đó là kẻ tiểu nhân, xấu xa cần phải chết đau chết đớn hay chỉ ước gì tác giả cho ả hoặc gã bất hạnh tật nguyền.

    Trong cả hai truyện dài này của bà, có rất nhiều tuyến nhân vật, tôi có cảm giác ai cũng là nhân vật chính. Vì mỗi cuộc đời con người đều chính là một câu chuyện “ tiểu thuyết”. Không ai tốt, chẳng ai xấu, vì xấu tốt bất hạnh, may mắn …trong mỗi cuộc đời ở mỗi giai đoạn mỗi chúng ta … đều nếm trãi đắng cay ngọt bùi, yêu thương oán ghét. Thế nên, hãy luôn yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button