Nhật Bản Duy Tân 30 Năm

(6 đánh giá của khách hàng)

Cuốn sách văn học sử Nhật Bản này sẽ cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn về một cường quốc nhỏ bé về địa lý nhưng đã đạt được những thành tựu thần kỳ về văn hóa – chính trị – xã hội.

Danh mục:

Cuốn Nhật Bản Duy Tân 30 Năm của tác giả Đào Trinh Nhất có thể được xem như một cuốn cẩm nang sử học dành cho những ai muốn tìm hiểu về Chính trị – Xã hội, đặc biệt đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản, nhất là giai đoạn mà Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân.

Nhật Bản duy tân 30 năm sẽ giúp độc giả trả lời những câu hỏi như: Đâu là công cuộc duy tân ở Nhật Bản? Sự lột xác thần kỳ của Nhật Bản phải chăng là do may mắn? Nhật Bản đã làm những gì để có những thay đổi ngoạn mục, trở thành biểu tượng cho cả thế giới? Liệu rằng chúng ta có học hỏi được gì từ bài học duy tân của Nhật Bản hay không?

Cuốn sách văn học sử Nhật Bản này sẽ cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn về một cường quốc nhỏ bé về địa lý nhưng đã đạt được những thành tựu thần kỳ về văn hóa – chính trị – xã hội.

“… Bao giờ đọc sử cũng là một điều cần dùng bổ ích cho sự học vấn, sự tiến hóa của người ta. Cuộc hưng vong suy thịnh của quốc gia dân tộc này, vẫn có thể do nơi sử học làm tấm gương nên soi hay là dấu xe nên tránh cho quốc gia dân tộc kia. Nếu muốn soi gương sáng, theo dấu hay, tự nhiên chúng ta nên biết chuyện Nhật Bản duy tân tự cường cũng như nên học sử Pháp quốc văn minh cách mạng, cũng là các nước tiến hóa hùng cường khác trong thiên hạ vậy.”

6 đánh giá cho Nhật Bản Duy Tân 30 Năm

  1. Trung Hiếu

    Khi nói về Nhật Bản, chúng ta thường dành một sự kính trọng, ngưỡng mộ lẫn nể sợ, bởi sự tiên phong và kiên quyết của người Nhật Bản. Nhật Bản luôn có một tinh thần quốc dân, được khích lệ từ thời Minh Trị (Meiji) bởi nhà tư tưởng hàng đầu Fukuzawa Yukichi. Thời đó, các tác phẩm khai sáng phương Tây đã được giới thiệu, người ta đọc và sôi nổi thảo luận những Voltaire, Rousseau, Adam Smith, Hebert Spencer, Charles Darwin. Dân số Nhật là 35 triệu (thế kỉ XIX) mà các sách bán chạy nhất không dưới 3 triệu. Đọc sử Nhật Bản, dù là thời Meiji hay những biến cố gần đây cũng giúp ta thêm hiểu vì sao đất nước này lại thành công, và để lại bài học để ta suy ngẫm và hoàn thiện mình.

  2. Nguyễn Huế

    Lịch sử vẫn là một môn học “ám ảnh” với nhiều học sinh sinh viên chúng mình. Nhớ lại hồi đi học, mình luôn phải vật lộn nhớ các mốc lịch sử, nguyên nhân diễn biến kết quả cuộc hiến này cuộc chiến kia. Thật rất khó. Nhưng sau khi biết về Nhật Bản, bị mê hoặc bởi vẻ đẹp, nếp sống, văn hóa, nhất là các món ăn và những bộ anime của họ thì lại muốn tìm hiểu về lịch sử ấy.

    Mình ấn tượng nhất là những anh hùng samurai và truyền thống sùng bái thần linh của họ. Samurai ( có quyển ” Shogun cuối cùng” ) tuyệt đối trung thành, thiên khiết thanh bạch, như thể là superman trong mắt các bạn nhỏ ấy. Còn truyền thống sùng bái thần linh của họ, tuy cũng giống nhiều tâm linh các nước khác nhưng họ không thiên về “xin ban phước, cầu mong an lành” như ở mình, họ tín ngưỡng thần linh ở nếp sống sinh hoạt hằng ngày, như thể đã đi sâu vào tiềm thức họ, để sống trong sạch, nghĩ về những điều tốt đẹp, nhất là việc giữ nhà cửa, đường xá, mọi nơi luôn sạch sẽ trong lành. Xem nhiều anime sẽ rõ.

    Cuộc duy tân ấy thật vĩ đại, Thiên Hoàng Minh Trị vô cùng tài ba, anh minh mới có thể đưa Nước Nhật vươn lên mạnh mẽ nhanh chóng đến thế. Ngưỡng mộ Nhật Bản quá.

  3. Thạch Công

    Ở Việt Nam, số đầu sách viết về lịch sử Nhật Bản mà mình tiếp cận được thì không nhiều, đặc biệt là về thời kỳ Duy Tân càng ít hơn. Tính ra mình chỉ thấy cuốn Nhật Bản Cận Đại của Vĩnh Sính và thêm là quyển này của Đào Trinh Nhất. Nhật Bản Cận Đại thì nghiêng về lý giải các biến cố cũng như các luồng tư tưởng xuyên suốt từ thời Mạc Phủ cho đến thế chiến luôn, quyển Nhật Bản Duy Tân này thì xoáy sâu vào thời kỳ Nhật Bản chuyển mình hơn, cho nên có thể xem là chi tiết và đầy đủ về thời đại đầy sóng gió này ở Nhật. Sách lý giải khá đầy đủ, cặn kẽ, nêu lên một số cách nhìn khác lạ, tuy có cái hơi chủ quan nhưng vẫn rất đáng để tham khảo.

  4. Thanh Đồng

    Sách có ý nghĩa với những ai quan tâm tìm hiểu về nước Nhật. Mặc dù được viết cách đây gần một thế kỷ nhưng vẫn cung cấp cho người đọc những cái nhìn cơ bản về quá trình duy tân của nước Nhật.
    Cuốn sách phần nào lý giải được nguyên nhân vì sao nước Nhật từ cuối thế kỷ XIX với những điều kiện kinh tế – xã hội gần giống với Việt Nam thời đó lại có thể chuyển mình một cách nhanh chóng đến vậy. Đồng thời, qua cuốn sách, ta cũng có thể hiểu được vì sao nước Nhật lại có thể vươn lên mạnh mẽ sau những đống đổ nát từ quá khứ, như sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai hay gần đây nhất là thảm họa sóng thần năm 2013, Là bài học cho Việt Nam ngày hôm nay.

  5. Đại Lợi

    Mọi người trên thế giới này ai mà không biết đến đất nước mặt trời mọc này,đó là Nhật Bản,một quốc gia luôn hứng chịu những thiên tai của thiên nhiên,nhưng họ chưa bao giờ chịu đâu hàng…Quyển sách cũng đủ nói lên tất cả cái bản tính của con người Nhật Bản..họ luôn cải cách luôn tìm cho đất nước con người của họ một hướng đi mới..Chúng ta học lịch sử cũng từng nghe đến hai từ Duy Tân – Minh Trị…cải cách Duy Tân đã đem lại cho Nhật Bản một bước tiến thần kì,mà các nước phương Tây đều ao ước..Một quyển sách thật ý nghĩa..những bạn trẻ nước ta cần học hỏi thêm nhiều những cái hay của họ,để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

  6. David Trần

    Nếu ai có lòng yêu nước nồng nàn và có ý chí muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, hẳn người đó không nên bỏ qua cuốn sách này. Ngoài việc kể về quá trình duy tân tự cường của nước Nhật Bản, mà quá đó, cụ Đào còn muốn kích thích tinh thần duy tân tự lực đó của con người Việt Nam. Đọc xong quyển sách này, mình càng cảm thấy khâm phục con người Nhật Bản, nó kể về khoảng lịch sử kiến quốc của nước Nhật, tinh thần kiến quốc đó đã ảnh hưởng đến các chí sĩ yêu nước Việt Nam thời đó như cụ Phan Bội Châu chẳng hạn, và tinh thần đó vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Tuy nước ta đã mở cửa Đổi Mới từ năm 1986 đến nay, nhưng quả thật so với người Nhật, chúng ta vẫn còn chậm chạp lắm, Nhật Bản đã vươn mình trở thành một trong những nền kinh tế lớn thuộc thế giới thứ Nhất, trong khi Việt Nam vẫn lẹt đẹt theo sau, là một nước có mức thu nhập trung bình thấp.Đọc sách này, nó tiếp cho chúng ta thêm nghị lực để dám vươn mình , mà có lẽ đó cũng là dụng ý của cụ Đào khi bác viết cuốn sách này vậy, cuốn sách đã được Viết khá lâu (hơn nửa thế kỉ) nhưng niềm mong mỏi của tác giả cũng như của mọi con người Việt vẫn chưa thực hiện được.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button