Kem chống nắngTip kem chống nắng

Nhận biết kem chống nắng vật lý và hóa học qua ưu nhược điểm mỗi loại

Chắc hẳn bạn đã nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày, tuy nhiên bạn vẫn chưa biết cách nhận biết và phân biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Loại nào sẽ tốt nhất dành cho làn da của bạn? Loại kem chống nắng nào sẽ không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm? Loại kem nào sẽ mang đến công dụng bảo vệ da hoàn hảo nhất?

Đây là chủ đề nhiều bạn quan tâm nhất và chủ đề bài viết này tập trung phân tích để giúp bạn nhận biết và phân biệt giữa 2 loại kem chống nắng này. Từ đó giúp bạn tự lựa chọn loại kem chống nắng hoàn hảo nhất với làn da của mình.

Kem chống nắng vật lý, hay được biết đến với tên gọi physical sunscreen hoặc sunblock, chứa những thành phần từ tự nhiên, thành phần đặc trưng của loại kem này là Titanium Dioxide hoặc Zinc Oxide, có sản phẩm chứa đồng thời cả 2 chất chống nắng này. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý khác hẳn so với kem chống nắng hóa học, kem tạo lớp màng chống tia cực tím ngay trên lớp da, có khả năng phản xạ tia cực tím gây hại cho làn da của bạn.

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý

  • Ngăn chặn cả tia cực tím UVA và UVB, có khả năng chống nắng phổ rộng
  • Phát huy công dụng chống nắng ngay tức thì, không cần chờ kem phát huy công dụng
  • Công dụng chống nắng bền vững, không bị suy giảm khi tiếp xúc với tia cực tím (tuy nhiên, tác dụng chống nắng sẽ suy giảm khi hoạt động thể thao, tiết mồ hôi hoặc khi tiếp xúc với nước làm trôi lớp kem)
  • Độ lành tính với da, phù hợp với làn da nhạy cảm, không gây hiện tượng ngứa hay kích ứng
  • Phù hợp với làn da thương tổn như da bỏng rát, tấy đỏ bởi khả năng phản xạ tia cực tím, không gây hiện tượng nóng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Không gây hiện tượng bí lỗ chân lông, thích hợp sử dụng cho làn da dễ bị mụn
  • Thời hạn sử dụng lâu hơn

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

  • Kem dễ trôi do ma sát, đổ mồ hôi và dễ rửa trôi khi tiếp xúc với nước, cần thoa lại nếu sử dụng trong hoạt động thể thao hay ngoài trời
  • Thường để lại vệt trắng trên da, không phù hợp với những bạn có làn da sậm màu
  • Không phù hợp sử dụng khi trang điểm mỗi ngày
  • Cơ chế hoạt động tạo lớp chống nắng trên bề mặt da, có thể khiến dễ đổ mồ hôi, đặc biệt khi chơi thể thao
  • Kết cấu kem chống nắng vật lý thường dày hơn, cần thoa đều và kỹ để kem thấm đều trên da
  • Có khả năng tạo vệt trắng trên da khi đổ mồ hôi
  • Khả năng chống nắng kém nếu thoa quá ít

Kem chống nắng hóa học sở hữu thành phần với các hoạt chất chống nắng gốc hữu cơ (gốc carbon), điển hình như oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone, có khả năng tạo phản ứng hóa học, phân giải tia cực tím UV thành tia hồng ngoại. Kem chống nắng hóa học còn được biết đến qua tên gọi chemical sunscreen hoặc organic absorber.

Ưu điểm của kem chống nắng hóa học

  • Kết cấu mỏng nhẹ, vì thế dễ dàng thoa đều trên da phù hợp với nhu cầu sử dụng hằng ngày
  • Khả năng chống nắng mạnh mẽ, các phân tử chống nắng hấp thụ hoàn toàn tia cực tím gây hại cho làn da
  • Công thức kem chống nắng hóa học dễ dàng tương thích với các thành phần dưỡng da khác, như peptides và enzymes, kết hợp chống nắng và dưỡng da

Nhược điểm của kem chống nắng hóa học

  • Có khả năng làm gia tăng hiện tượng đốm nâu và da không đều màu, do cơ chế hoạt động phân giải tia UV thành nhiệt (làn da quá nhiệt dẫn đến xuất hiện các đốm nâu, tìm hiểu thêm tại đây)
  • Sau khi thoa kem cần chờ kem thấm sâu vào da khoảng 10 phút để kem phát huy công dụng chống nắng
  • Tăng khả năng kích ứng và ngứa da (đặc biệt với những bạn sở hữu làn da khô và da thiếu ẩm)
  • Chỉ số chống nắng SPF càng cao (SPF 50 trở lên) khả năng gây kích ứng càng cao đối với làn da nhạy cảm
  • Công dụng chống nắng giảm dần khi tiếp xúc với tia cực tím UV, cần thoa lại thường xuyên
  • Tăng nguy cơ da bị ửng đỏ do tác dụng biến đổi tia UV thành nhiệt, làm trầm trọng hơn tình trạng da ửng đỏ
  • Thành phần chống nắng hóa học oxybenzone và oxtinoxate có khả năng gây hại cho môi trường cao, điển hình các sản phẩm chứa các hoạt chất này đã bị cấm hoàn toàn tại Hawaii bởi tác động đến hệ sinh thái san hô tại đây. Tip nhỏ dành cho bạn: nếu đi biển hãy trang bị đồ bơi có tay áo dài có khả năng chống tia UV sẽ giảm thiểu tác hại từ tia cực tím
  • Tùy vào công thức của từng loại sản phẩm, có loại sẽ gây hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Có khả năng gây cay mắt nếu sản phẩm tiếp xúc hoặc trôi vào mắt

Kem chống nắng vật lý và hóa học, loại nào tốt hơn?

Đây là chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất khi lựa chọn kem chống nắng. Vậy câu trả lời là gì? Đơn giản chỉ là loại kem nào mang đến cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng trên da sẽ là loại kem tốt nhất, không phân biệt vật lý hay hóa học. Nếu bạn sở hữu làn da thiên dầu, bạn sẽ phù hợp với sản phẩm có kết cấu lỏng nhẹ và không gây nhờn rít.

Trong trường hợp bạn sở hữu làn da khá nhạy cảm và dễ dàng kích ứng ửng đỏ, bạn cần tìm một loại kem không gây ngứa và không gây kích ứng. Nếu bạn sở hữu làn da tối màu, bạn sẽ cần sử dụng loại kem không gây trắng bệt cho làn da. Kem chống nắng vật lý và hóa học đều có tác dụng bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời, chỉ cần lựa chọn loại kem phù hợp với làn da của bạn.

Để chắc chắn một loại kem chống nắng liệu có phù hợp với làn da, bạn cần kiểm tra độ tương thích qua thành phần của kem, đồng thời cần kiểm tra độ lành tính của kem trước khi thoa trực tiếp lên da mặt.

Loại kem chống nắng nào bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB tốt nhất?

Vẫn chưa có kết luận chính thức loại kem chống nắng nào chống nắng tốt nhất. Hiện nay, cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – viết tắt FDA) đang thiết lập tiêu chuẩn đánh giá mới về khả năng chống nắng của kem chống nắng nhằm giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hoàn hảo nhất.

Tuy nhiên, bất kể bạn sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học. Việc thoa một lượng kem vừa đủ vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bảo vệ làn da hoàn hảo nhất, bên cạnh đó cần thoa thêm một lớp kem nếu cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button