Sách mới

5 giây suy nghĩ để cải thiện 90% hiệu suất

sach-5-giay-suy-nghi5 giây suy nghĩ để cải thiện 90% hiệu suất

Tác giả: Torihara Takashi
Phát hành: 09-2016
Thể loại: Sách Kỹ Năng Sống
Nhà xuất bản: NXB Lao động
Nhà phát hành: Thái Hà
Số trang: 239

Bạn đã từng nghe qua về lý thuyết in-basket chưa? Bạn có biết in-basket hiện đang được áp dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp Nhật Bản? Trong 5 giây suy nghĩ để cải thiện 90% hiệu suất, lý thuyết In-basket được tác giả Torihara Takashi trình bày rất rõ ràng, dễ hiểu và đầy tính ứng dụng , nó dành cho những độc giả đang:

– Suy nghĩ và làm việc cẩn thận nhưng vẫn không thu được kết quả tốt
– Nhận thức được mình có thói quen xấu trong tư duy
– Muốn biết mình như thế nào trong mắt của người khác

Tất nhiên tôi cũng muốn những người “cố gắng nhưng không có kết quả” và những người “không biết phải cố gắng thế nào” .

Cuốn sách sẽ giúp cho bạn đọc nghiệm ra rất nhiều điều mà ta tưởng như hết sức bình thường và chẳng có gì tai hại, đơn cử như: nói nhiều, nghĩ nhiều, làm nhiều dường như không giúp ích cho công việc và cuộc sống của bản thân mà nó còn làm cho bạn không thể đưa ra phán đoán chính xác được.

Cuốn sách chia sẻ đến bạn đọc những câu chuyện gần gũi, nhiều tính ứng dụng thông qua nhân vật Koganezaki, chắc chắn chúng ta sẽ thấy mình trong đó, hễ cứ khi nào gặp vấn đề, mỗi người lại tự đặt câu hỏi “Tại sao lại thành ra thế này…?”

Với các tình huống xảy ra với nhânh vật, bạn hãy tự đặt câu hỏi, “Nếu mình ở trong vị trí của anh Koganezaki thì mình sẽ làm gì?”.

Đọc xong cuốn sách bạn sẽ học được cách loại bỏ mọi suy nghĩ không cần thiết qua phương pháp in-basket . Đây có thể là bước đầu tiên thay đổi cuộc đời bạn.

Trích dẫn : 

Tôi xin phép được kể câu chuyện thất bại của mình.

Khi tôi mới bắt đầu công việc cũ ở siêu thị, ban đầu tôi được giao quản lý gian hàng thịt.
Người mới lần đầu được giao nhiệm vụ như tôi dĩ nhiên là rất lo lắng, đại loại là về những việc như “làm thế nào mới tăng được doanh số đây?”
Tôi đã cho bày lên rất nhiều loại thịt băm nhỏ kích cỡ khác nhau, chẳng hạn như loại thịt bò xay nhuyễn đặc biệt (loại dùng để làm xúc xích tại nhà) giống loại ngày nay vẫn được bày bán trong cửa hàng bách hóa.
Thế nhưng doanh số bán hàng vẫn ngày một giảm.
Cấp trên của tôi mặt đỏ bừng bừng và mắng vào mặt tôi là “đừng có suy nghĩ vớ vẩn nữa.”

Khách mua hàng ghé qua siêu thị đều bới hết núi thịt xay tôi đã dày công suy nghĩ và làm ra để lựa chọn loại thịt thông thường.

Tại gian hàng, những loại thịt “đặc biệt” của tôi choán rất nhiều diện tích, trong khi đó loại thịt thông thường lại không đủ khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng.

Không giữ vững những điều cơ bản thì có gia tăng giá trị cũng chẳng có ý nghĩa gì

Sự thận trọng “cần phải làm quen với môi trường…” đã làm mất đi cơ hội
Đừng nói “giá như có thêm một chút thời gian nữa thì đã có thể hoàn thành rồi…”
Chậm thăng tiến hơn người khác.
Kết quả thấp hơn bạn bè cùng khóa.
Không nhận được sự tín nhiệm của những người xung quanh.
Thật đáng ngạc nhiên là có rất nhiều người mang những muộn phiền như vậy. Bằng cách giải quyết chúng, con đường của họ sẽ hoàn toàn thay đổi.
“Môi trường tệ quá.”
“Mình cứ thế này là được rồi.”
“Một ngày nào đó sẽ được đánh giá tốt thôi.”
Những người mang suy nghĩ như vậy và muốn trốn tránh hiện thực thường chẳng bao giờ phát triển được mà chỉ ì ạch mãi một chỗ. Ngược lại, những người mang tâm thế thay đổi, luôn hành động với suy nghĩ “phải cố gắng thôi” nhất định sẽ tìm kiếm được những thay đổi khả quan.

Một khi đã quyết định lập tức hành động ngay
Hãy đặt “thời hạn” cho việc thực hiện những quyết định của mình.
Những người không muốn thực hiện ngay lập tức thì đặt thời gian 10 phút hay 1 tiếng sau cũng được.
Khi đã có thời hạn cho quyết định của mình rồi thì bạn sẽ không còn thời gian để vẩn vơ suy nghĩ “Liệu có thực sự ổn không đây?” nữa.

Đừng hiểu lầm rằng hoàn thành một phần công việc đã là đạt được “mục đích”
Khi lên kế hoạch công việc, chúng ta rất cần đưa ra những chiến lược trung, dài hạn cho từng tháng. Tuy nhiên, nếu chia công việc ra thành từng giai đoạn nhỏ thì vừa dễ quản lý tiến độ vừa duy trì được động lực làm việc hơn.
Với tôi, để hoàn thành một cuốn sách cần phải mất hai, ba tháng nhưng mỗi ngày tôi đều cố gắng viết được một lượng nhất định. Chẳng hạn như là nếu cuốn sách dự định có 30 chương, nếu mỗi ngày cố gắng viết được một chương thì một tháng sẽ hoàn thành.
Bằng cách này, chúng ta vừa có thể thiết lập được những mục tiêu thực tế vừa dễ dàng nắm bắt được là công việc có bị trì hoãn hay có tiến triển kịp với tiến độ hay không.
Nhưng dù bạn có viết được hết 30 chương mà chưa hoàn thành “Lời mở đầu” hay “Lời kết” thì cuốn sách xem như vẫn chưa hoàn chỉnh.

Nói cách khác, việc đặt ra “mục tiêu” mỗi ngày là rất quan trọng nhưng nếu không hoàn thành được “mục đích” cuối cùng thì mọi chuyện cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Mười 12, 2016 | Lần cập nhật cuối: Tháng Hai 6, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button