Đất Rừng Phương Nam

(6 đánh giá của khách hàng)

Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo… và cây cối, rừng già. Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu như cha mẹ nuôi của bé An, như cậu bé Cò, chú Võ Tòng… cùng những người anh em giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khoáng cởi mở đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.

Danh mục:

Cuộc đời lưu lạc của chú bé An qua những miền đất rừng phương Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo… và cây cối, rừng già. Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu như cha mẹ nuôi của bé An, như cậu bé Cò, chú Võ Tòng… cùng những người anh em giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khoáng cởi mở đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.

Cái chất thơ mà Đoàn Giỏi gửi vào từng trang bút ký, vốn bắt nguồn từ tình yêu đối với mảnh đất và con người Nam Bộ và được thể hiện trong từng chi tiết miêu tả, trong ngôn ngữ và tính cách nhân vật. Cái “chất liệu Miền Nam” ấy đã đem tới nền văn học của chúng ta trong những năm 50, 60 ngày ấy một sự khởi sắc đầy ấn tượng mới mẻ, hấp dẫn, một thứ bổ sung cho cách nhìn về con người và thiên nhiên vùng đất phương Nam.

6 đánh giá cho Đất Rừng Phương Nam

  1. Đặng Lâm Tú

    Văn học Nam bộ phát triển sau so với văn học cả nước. Nhưng mảnh đất này sản sinh ra nhiều nhà văn có tài năng. Đoàn Giỏi không phải là nhà văn viết nhiều nhưng với Đất rừng Phương Nam ông thực sự đã tạo được một dấu ấn không thể phai mờ trong suy nghĩ của người đọc nhiều thế hệ. ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM lấy bối cảnh chính là miền sông nước mênh mang, nơi chất hoang dã còn đậm đặc trong mỗi chi tiết. Trên bối cảnh đó là tính cách con người vùng miệt vườn sông nước: phóng khoáng, trượng nghĩa và cũng giàu tình yêu thương

  2. Gia Man

    Tôi đã xem bộ phim ‘Đất phương nam’ từ lúc nhỏ. Và đối với một đứa trẻ sinh ra ở thành phố, tôi thực sự ấn tượng bởi vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ của vùng Tây Nam Bộ ngày xưa. Sau này khi lớn lên một chút, tôi đã quyết định chọn mua ‘Đất rừng phương nam’ để được sống lại với những ngày tuổi thơ cùa tôi. Tôi rất thích thú khi đọc phiên bản sách vì trí tưởng tượng của con người là vô hạn. Tôi có thể nhắm mắt lại mà tận hưởng phong cảnh trù phú của cánh đồng xanh bát ngát; những túp lều tạm bợ giữa đồng, sự nồng hậu của những con người miền Tây chân chất, … tất cả những hình ảnh đó khiến tôi có những xúc cảm mới lạ mà phiên bản phim không khơi gợi được.

  3. Đức Mạnh Nguyễn

    Truyện ăn điểm ở những đoạn miêu tả thiên nhiên, con người ở miền Nam. Thiên nhiên dữ dội, hoang sơ, đối lập với con người nhỏ bé, nhưng kiên cường. Mặc kệ có khó khăn thế nào, con người vẫn có thể sống sót, vẫn có thể khiến “sỏi đá thành cơm”. Cách dùng từ linh hoạt, vừa dân dã, vừa có tính gợi cảm, ví dụ như ở câu: “Nghèo như chiếc lá rụng xuống sông, nước trôi đến đâu, lá theo đến đấy.”
    Con người không chỉ kiên cường, mà còn nghĩa tình thủy chung. Đó là tình nghĩa giữa con người với nhau, là tình nghĩa giữa con người với đất nước, là lòng căm hơn với kẻ thù – những kẻ đã giết chết người thân thích, đọa đày họ phải tứ xứ lênh đênh – từ lòng căm hờn đơn thuần ấy, bật lên thành những ngọn lửa. Lửa cháy, rừng rực cả một dải non sống, không nước nào có thể dập nổi; không cát nào có thể vùi lấp.
    Bởi lửa ấy, không đốt bằng cây, bằng củi; lửa ấy, đốt bằng máu, bằng thịt, bằng da, bằng trái tim con người.

  4. Lê Thanh Quảng

    Trước khi đọc truyện này mình đã xem bộ phim Đất rừng phương nam trên tivi lúc còn nhỏ. Và nó để lại cho mình một cách nhìn mới về vùng đất phương nam mới lạ khi mình sống ở vùng đất miền trung nắng gió. Khi vào học đại học mình có tìm và mua tác phẩm này lại càng thấy hay. Tác giả dùng câu chuyện của một đứa trẻ phiêu lưu giữa cánh rừng rộng lớn. Câu chuyện thích hợp nhiều độ tuổi. Mình nghĩ các bậc phụ huynh nên khuyên con cái hoặc em út trong nhà đọc câu chuyện này. Nó sẽ giúp các em hiểu hơn về thời kì mình chưa trải qua và sẽ có một góc nhìn mới về thiên nhiên và cuộc sống

  5. Đoàn Khánh

    Mình biết đến tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi là đọc một đoạn trong sách giáo khoa ngữ văn. Tác giả miêu tả “đất rừng phương Nam” với ngôn từ chọn lọc, lời lẽ chân thực. Người kể chính là người đi trên thuyền nên quan sát được nhiều cảnh đẹp và miêu tả chúng một cách rõ ràng và sinh động. Tác phẩm có nhân vật chính là cậu bé An. Mình rất thích văn phong của Đoàn Giỏi: gần gũi, sinh động và rất chân thực. Cầm cuốn sách lên, không cần phải đi đâu cả, bạn sẽ được tham quan cảnh “đất rừng phương Nam” rất sống động.

  6. Vi Ngọc Điệp

    An- 1 cậu học sinh cô-le thành phố trong 1 lần cùng cha mẹ chạy giặc do ham chơi lạc gia đình. Theo đoàn thuyền vận tải quân lương của Ủy ban kháng chiến Nam bộ đỗ lại 1xóm chợ ở miền sông nước Nam Bộ bị lạc đoàn. Từ đó cậu lang thang, sống lay lắt ở xóm chợ nghèo ấy. Một ngày được dì Tư béo nhận về làm chân chạy vặt cho quán rượu. Tại đây An gặp và tiếp xúc với nhiều người: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, ông lão nông dân Ba ngù, vợ chồng Tư mắm,… Trong một lần vô tình cậu phát hiện ra 2 vợ chồng Tư mắm là Việt gian. Bọn chúng liền tìm cách giết An và đốt quán dì Tư béo để bịt miệng. An may mắn thoát được nhưng quán rượu thì bị cháy rụi. Dì Tư béo bỏ đi, An không theo mà ở lại đó. Rồi tình cờ An được ông Hai nhận nuôi, sống trong gia đình có cha, mẹ, anh em là thằng Cò. Cuộc sống tuy không sung túc nhưng tràn đầy yêu thương. Ở đó An được dạy dỗ, nuôi nấng, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, được nghe và chứng kiến nhiều chuyện. Trên hết cậu được truyền vào tình yêu nước cháy bỏng, lòng căm thù giặc mãnh liệt từ cha nuôi và những người bạn, người thân của ông. Thời gian qua đi, An trưởng thành và quyết định ra đi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Một câu chuyện cảm động mang tính chất phiêu lưu, và chất chứa trong đó còn là tình yêu nước của tác giả

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button