Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

(4 đánh giá của khách hàng)

Phần lớn câu chuyện xảy ra vào mùa hè, trong tiếng ve râm ran và những yếu tố, hình ảnh khác giúp Botchan trở thành một quyển sách thú vị dành cho mùa hè. Sự giản dị, mộc mạc cũng là một điểm hấp dẫn khong thể phủ nhận của Botchan.

Danh mục:

Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở miền nam nước Nhật, nơi tác giả từng dạy toán tại một trường nam sinh trong vài năm. Bước vào một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức cùng sự phân biệt trật tự, thứ hạng cứng nhắc đã khiến cho nhân vật Botchan – đến từ một thành phố lớn, vốn là một thanh niên thẳng thắn, nóng tính – không tôn trọng, không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình. Và điều đó dẫn đến kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra. Phần lớn câu chuyện xảy ra vào mùa hè, trong tiếng ve râm ran và những yếu tố, hình ảnh khác giúp Botchan trở thành một quyển sách thú vị dành cho mùa hè. Sự giản dị, mộc mạc cũng là một điểm hấp dẫn khong thể phủ nhận của Botchan.

4 đánh giá cho Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

  1. Nguyễn Thu

    Lần đầu tiên tôi đọc một cuốn truyện của Nhật có cốt truyện thực sự gần với cuộc sống thật mà con người đang sống. Nhân vật cũng vậy, rất thực chứ không lạ lùng, lạc lõng, hay triền miên trong suy tư nội tâm như thường thấy ở các tiểu thuyết Nhật khác.
    Cuốn truyện viết về những xung đột giữa một cá nhân bộc trực, trung thực với một tập thể những con người hoặc là giả dối, mưu mô, hoặc là luồn cúi lợi dụng, hoặc là nhẫn nhịn, cam chịu.
    Kết cục là một “cuộc nổi loạn” đơn giản khiến cho người đọc khá hẫng hụt. Cho dù là tranh đấu, cho dù là nổi loạn, nhưng cuối cùng tất cả vẫn y nguyên như ban đầu. Những con người bộc trực, thẳng thắn đấu tranh, đơn giản chỉ là để thể hiện bản thân mình, không tạo ra một câu hỏi hay một thay đổi gì hết. Giống như chúng ta chém gió phê phán xã hội lúc trà dư tửu hậu vậy. Một cuốn tiểu thuyết như vậy có quá ít không?

  2. Tran Phuong

    Với một dàn nhân vật với những tính cách hoàn toàn khác nhau, việc đặt biệt danh cho mỗi nhân vật trong trường học khi Botchan lần đầu tiên đặt chân đến trường đã thể hiện 1 tính cách hài hước và sâu sắc của Botchan. Câu chuyện có vẻ ban đầu chưa thực sự hấp dẫn với những chi tiết tả về tuổi thơ đầy nghịch ngợm 1 cách ngốc nghếch của cậu ấm. Nhưng khi đã trưởng thành với 1 tính cách chín chắn hơn, qua từng chi tiết, từng sự kiện liên tiếp xảy ra, chúng ta như hiểu rõ hơn về cách đối xử rất đúng mực của Botchan đối với mọi người. Càng về sau, cốt truyện càng hấp dẫn hơn, từng sự kiên xảy ra như nhũng bộ mặt thật từng lớp, từng lớp dần lộ ra sau vỏ bọc lịch lãm nhưng vô cùng kệch cỡm. Với những tình tiết rất hài hước và mang tính trào phúng không kém, Botchan là câu chuyện thu hút bạn đọc ở mọi lứa tuổi.

  3. Phạm Diệu Linh

    “Botchan” – tên gốc của cuốn tiểu thuyết – có nghĩa là “Cậu ấm”. Nhân vật chính là một cậu ấm đúng nghĩa – ngây thơ, chưa trải sự đời, có cách nhìn nhận đơn giản về sự vật, hiện tượng, con người, và trên hết là cá tính thẳng thắn. Cậu đôi khi không hiểu nổi những con người xung quang mình bởi theo cậu họ quá “lèo lái, lắt léo”, không bao giờ nói thẳng vào sự việc mà phải mất thì giờ quanh co lòng vòng. Nhân vật cậu ấm phần nào khiến tôi nhớ đến nhân vật chính của “Bắt trẻ đồng xanh”. Có thể nói đây là cuốn sách gối đầu giường thứ hai của tôi bên cạnh cuốn “Bắt trẻ đồng xanh”.

  4. Phạm Thành Trung

    Nếu những tác phẩm của Haruki Murakami hay Banana Yoshimoto mang những màu sắc buồn và ảm đạm, có phần siêu thực thì cuốn “Cuộc nổi loạn ngoạn mục” của Natsume có gì đó đơn giản hơn, gần gũi hơn. Tác giả kể một câu chuyện không mới nhưng cách dẫn dắt và truyển tải những suy nghĩ và thông điệp thì đáng để chúng ta chú ý. Giọng điệu của toàn câu chuyện lúc thì nhẹ nhàng, lúc thì sôi nổi đầy chất hóm hỉnh, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi cuộc hành trình của nhân vật Botchan. Cuốn sách mở ra trước mắt ta những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Nhật Bản, với cả những mặt tối và sáng. Đây thực sự là một “cuộc nổi loạn” cả về nội dung và nghệ thuật văn chương.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button