Mùa Thu Của Cây Dương

(4 đánh giá của khách hàng)

“Dạo đó, tôi bước vào thời kì nổi loạn. Hễ thấy tấm lưng của mẹ lúc đúng bếp, cơn tức giận điên cuồng trong tôi lại trào lên, tôi giận mẹ không mở lòng với tôi, giận mẹ không nói ra những điều nên nói.Tôi trách mẹ những chuyện nhỏ nhặt, chẳng đáng gì: như cộc lốc nói chúc ngủ ngon vào buổi tối, hay nghe tôi kể chuyện nhưng mắt cứ dán vào ti vi. Tự nhiên tôi thành một đứa hay sinh sự. Nhưng tôi càng làm thế, cõi lòng mẹ càng trở nên khó tiếp cận, lương tâm tôi thì càng day dứt giày vò. Tôi gần như không viết thư cho bố nữa. Tôi bất lực với chính mình. Thậm chí tôi còn không biết có nên biết cơn giận thành lời nói hay không, và nói ra liệu có ích gì…”

Danh mục:

Mùa hè năm lên sáu tuổi, gia đình mẹ con Chiaki lâm vào cảnh khốn cùng. Mẹ cô bé quá đỗi tiều tụy không thể chăm lo nổi cho Chiaki nhạy cảm và đang khủng hoảng bởi sự đi bất ngờ của bố. Nhưng, từ sau khi dọn đến khu căn hộ cho thuê có tên Cây Dương, Chiaki dần tìm lại hạnh phúc tuổi thơ tưởng chừng đã mất, nhờ có bà cụ chủ nhà – khó tính, nấu ăn dở, ưa sạch sẽ, hay dọa trẻ con… nhưng âm thầm tốt bụng. Thời gian thấm thoắt trôi, hai mươi năm sau Chiaki nhận được tin bà qua đời. Trên hành trình quay về dự đám tang bà, dòng ký ức ngọt ngào của những tháng ngày sống tại Cây Dương lặng lẽ ùa về. Nơi đây, cô đã tìm ra một sự thật, về chính bản thân cô, về mẹ cô, và nhất là về bà cụ, người dù đã mất đi nhưng sẽ mãi luôn còn ở đó. Và một mùa thu nữa lại trải lá vàng lên khu căn hộ Cây Dương.

Kazumi Yumoto sinh năm 1959 tại Tokyo. Cô theo học khoa sáng tác tại Đại học Âm nhạc Tokyo. Trong khoảng thời gian đó, cô từng viết lời cho các vở opera, kịch nói trên sóng phát thanh và truyền hình. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của của Kazumi – Khu vườn mùa hạ (Natsu no niwa) xuất bản lần đầu năm 1992 đã nhanh chóng giành được thành công ở trong và ngoài nước. Tác phẩm tiếp theo của cô – Mùa thu của cây dương (Popura no Aki) cũng nhận được rất nhiều chú ý từ dư luận, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

4 đánh giá cho Mùa Thu Của Cây Dương

  1. Trần Thị Kim Liên

    Một cô bé mới 6 tuổi đã cùng mẹ trải qua một đoạn thời gian đau khổ khi trụ cột của gia đình là người bố mất đi,mẹ thì ở trong trạng thái suy sụp.Tuy nhiên ,thật tốt khi mà hai mẹ con đã tình cờ tìm thấy và sống ở trang viên Cây Dương ,cùng với những con người củng thuê trọ với những hoàn cảnh khác nhau.Đặc biệt là bà cụ chủ nhà trọ ,một con người mà làm cho Chiaki cảm thấy sợ hãi và bí ẩn nhưng dần dần em đã quen với bà.Bà cụ đã giúp cho không chỉ Chiaki mà còn những người bà quen biết giải tỏa tâm sự của mình bằng những bức thư chứa đầy tâm sự của họ với lời khẳng định sẽ chuyển cho những người của thế giới bên kia ,bà như là một cầu nối giữa thế giới của người sống và người đã mất.Rất nhẹ nhàng nhưng cũng rất tinh tế ,rất hay!

  2. 0511

    Một tác phẩm ý nghĩa khác từ Kazumi Yumoto. Truyện kể về cuộc sống của cô bé Chiaki và mẹ mình trong hoàn cảnh có phần khắc nghiệt. Những cảm xúc non nớt của cô bé sáu tuổi và chất thơ trong cách dựng cảnh cùng giá trị nhân văn chính là những điểm nhấn trong tác phẩm. Nhẹ nhàng, man mác buồn và gợi nhiều suy nghĩ ở người đọc, đó là đặc điểm chung trong các tác phẩm của Kazumi.

  3. Phùng Khánh Linh

    Đọc xong rồi nà vẫn thắc mắc: cây dương là cây gì ta@@, không muốn biết, nhưng chắc chắn rất đẹp và to bự chảng nếu nó cổ thụ, y như cây dương trong vườn nhà bà cụ chủ nhà vậy! Câu chuyện của Chiaki nó cứ bình lặng thế nào ấy, mặc dù cũng có những lúc biến cố! Một cố bé 6 tuổi chịu nỗi đau mất người cha cũng mẹ, gánh nặng đè lên hai mẹ con đến mức Chiaki phát hoảng, mất kiểm soát! Nhưng rồi họ lại tìm được chốn bình yên nơi Khu hộ Cây dương, với những người hàng xóm kì quặc, và bà lão chủ nhà cũng kỳ quặc@@. Nhưng họ tốt bụng! Bà lão như một vị cứu tinh của Chiaki vậy, một người chuyển những bức thư đến một nơi không ai biết, một người xoa dịu nỗi đau của Chiaki và những người bà gặp một cách kì lạ…
    Đọc đi, không phí đời đâu 🙂

  4. Phan Trịnh Thục Khánh

    “Mùa thu của cây dương” là tác phẩm cùng tác giả với “Khu vườn mùa hạ”. Vẫn giọng văn tinh tế đó, nhưng có lẽ mình nghiên về Khu vườn mùa hạ hơn.
    Bắt đầu câu chuyện bằng cái chết của bố cô bé Chiaki. Chiaki vì sự ra đi của bố mà bị những nỗi sợ hãi, cô đơn bủa quanh; nó như cái hố sâu đen ngòm, một ngày nào đó sẽ lôi tuột cô bé xuống. Mẹ cô cũng không thể chịu nổi cú shock và phải chuyển nhà đến trang viên Cây Dương.
    Từ đó Chiaki dần tìm lại niềm hạnh phúc với bà cụ chủ nhà khó tính, vẻ ngoài đáng sợ với khuôn mặt gãy hõm giống hệt thủy thủ Popeye, nấu ăn dở tệ,… nhưng âm thầm tử tế với mọi người.
    Trong sự chăm sóc ấm áp của mẹ và bà cụ; sự gần gũi của cô Sasaki, sự ôn hậu của bác Nishioka và có nhiều kỷ niệm đẹp với cậu bé Osamu… Sống trong những tình cảm ấm áp đó nên cái hố sâu đen ngòm trong tâm trí của cô bé cũng đã biến mất.
    Kết thúc câu chuyện cũng lại bằng cái chết, cái chết của bà cụ chủ nhà. Nhưng không vì thế mà câu chuyện trở nên u ám, người đã mất đi nhưng sẽ mãi luôn còn đó.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button