List sách haySách theo tác giả

Những quyển sách hay nhất của Nguyễn Công Hoan

Sách của Nguyễn Công Hoan khúc triết, giản dị. Cốt truyện được dẫn dắt một cách có nghệ thuật và kết cục thường rất đột ngột để hấp dẫn người đọc. Mỗi truyện như một màn kịch ngắn có giới thiệu, thắt nút và mở nút. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Kép Tư bền, Người ngựa, ngựa người…, tiểu thuyết có Bước đường cùng…

Bước Đường Cùng

Xem giá bán

Tác phẩm phản ánh chân thực xã hội phong kiến địa chủ của Việt Nam. Những con người nghèo khổ luôn bị các thế lực phong kiến đàn áp, để họ phải vào bước đường cùng, phải uất hận và căm phẫn tột độ. Cái chế độ quan lại tham nhũng, “những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn” đã đẩy biết bao con người gia đình nông dân nghèo đi đến bước đường cùng. Với ngòi bút miêu tả chân thực và sắc sảo của mình, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy được bức tranh đời sống chế độ xưa. Một tác phẩm hay nên đọc.

Lá Ngọc Cành Vàng

Xem giá bán

Lá ngọc cành vàng kể về Nga một nàng tiểu thư con quan tri phủ đem lòng yêu thương tình si gởi đến cho Chi, con trai của một mụ bán hàng quán góa chồng nghèo xơ xác. Gia đình quan tri phủ biết được thì tìm mọi cách ngăn cản cấm đoán mối tình ngang trái ấy. Ông quan tri phủ cho rằng cái mối tình không môn đăng hộ đối ấy là một tội bất hiếu với liệt tổ liệt tông và ông đã lạm dụng quyền làm cha mà hành hạ tinh thần của cả Nga và Chi rất khắc nghiệt. Hành hạ không xong ông ta thẳng tay trừng trị thể xác và ra tối hậu thư bắt đứa con gái phải tuyệt giao với người tình.

Không chịu nổi sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác, cô con dái đã lên nhà người chú tạm nương náu. Nơi đây cô nhung nhớ người yêu quá đỗi nên hóa thành điên dại. Khi Chi đến thăm nom chăm sóc an ủi thì Nga mới được bình phục trở lại rồi lửa gần rơm lâu ngày cũng bén và Nga có mang đứa con với Chi. Ông quan tri phủ biết được cái tin động trời này đã ra tay hành hạ Chi và mẹ của chàng rất man rợ, riêng đứa con gái thì ông ta bắt uống thuốc phá thai. Nga cự tuyệt khiến quan tri phủ nổi cơn xung thiên đã xuống tay đánh đập đứa con gái cho đến chết.

Lá Ngọc Cành Vàng được xem như cuốn tiểu thuyết tả chân sinh động và thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. Phong cách viết văn trong cuốn truyện này rất đặc trưng tiêu biểu của lớp nhà văn tiền chiến miền Bắc trước đây: tả hoặc muốn tả cái hiện thực, phê phán xã hội thể chế quan lại cũ xưa, đả kích thực dân (ở đây chỉ Pháp) và bọn cường hào ác bá. Qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nét trào phúng, hài hước, châm biếm, trào lộng vẫn được lồng trong nội dung cảm động bi thương, để rồi những khắc nghiệt của gia phong quan tri phủ được hiện lên một cách rõ rệt và đáng sợ, để khiến cho cô con gái tên Nga vốn là cành vàng lá ngọc phải chịu những roi đòn thí mạng.

Tắt Lửa Lòng

Xem giá bán

“- Bọn phụ nữ hay thích công danh, anh phải cố gắng mới được nhé!”

Những lời dặn dò từ khuôn miệng tủm tỉm cười của ông Tú tới Điệp, một chàng trai vừa hỏng thi, rồi cái nghèo, bà mẹ già, thất bại cộng với định kiến xã hội và sự khinh dễ của bố Lan đã “dập tắt” dường như tất cả “lửa lòng” của anh.

Qua Tắt lửa lòng, lại một lần nữa Nguyễn Công Hoan cho ta thấy khả năng điêu luyện trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và lên án các định kiến trong xã hội cũ.

Tấm Lòng Vàng, Ông Chủ

Xem giá bán

“- Trước anh là một người học trò rất ngoan ngoãn. Tôi tưởng lên lớp này, anh vẫn ngồi đầu như năm ngoái ở lớp tư. Thế mà chỉ được một tháng, rồi anh đổi khác hẳn. Tuy trong lớp, anh không nghịch ngợm, anh chịu khó nghe, anh trả lời được những câu hỏi khó, nhưng đến bài học là anh không thuộc bao giờ, có khi bài làm, anh cũng bỏ dở. Giá anh chịu khó một tí đã đủ hơn anh em rồi. Vậy mà đến bây giờ, trong năm mươi người, anh ngồi thứ bốn mươi sáu! Anh có thấy rằng anh học lùi lại không?
– Bẩm thầy, có.
– Tại làm sao anh về nhà không chịu học? Có phải anh đã làm phiền cho cha mẹ tốn kém vì anh không?
Nói xong, thầy im, nhìn Đức một lúc để cho lời nói ấy thấm thía đến tận đáy lòng Đức-
Thì quả nhiên, ở mắt Đức, hai giọt nước ứa ra, to dần, rồi chảy dài xuống má.
Nhưng thầy vờ mắng:
– Anh còn cho là oan, phải không?
Đức lấy vạt áo chùi nước mắt, đáp:
– Bẩm thầy, không phải thế ạ.
– Được, thầy me anh có nhà không? Rồi tôi đến chơi để mách rằng anh lười biếng.
Đức nức nở, khóc to ra tiếng.
Ông giáo lấy làm lạ, hỏi to:
– Sao anh khóc?
– Bẩm thầy, con có dám lười đâu.
Thấy câu nói vô lý, thầy cau mặt lại. Nhưng rồi thầy cười gằn và hỏi vặn:
– Hừ! Anh không dám lười! Thế tại làm sao không bài nào anh thuộc? Anh ở nhà làm gì?
Đức run run đáp:
– Bẩm thầy, tại ở nhà, con không được học.
Rồi Đức òa lên khóc.
Ông giáo nhìn Đức, chừng cũng cảm động, ông thở dài. Rồi nghĩ ngợi một lúc, chờ cho Đức lau nước mắt, ông dịu dàng, hỏi:
– Tại làm sao anh không được học? Anh nói dối! Ai cấm anh học?
– Bẩm thầy, bà chủ nhà con.
– Nhà trọ ấy à?
– Vâng.
– Tại làm sao?
– Tại bà ấy không cho con học.
– Sao lại không cho?
– Bẩm thầy, đã bốn tháng nay, con không trả tiền trọ.
Ông giáo ngồi thẳng lại, cau mặt nghĩ rồi hỏi:
– Nhưng bà ấy cấm anh học bài à?
– Bẩm không cấm, nhưng con không có lúc nào để học bài cả.
– Thế buổi sáng, sao anh không chịu khó dậy sớm để học?
– Thưa thầy, sáng nào con cũng dậy từ bốn giờ. Nhưng con phải thổi cơm để bà ấy ăn rồi đi chợ. Khi con rửa bát và cho lợn ăn xong, thì đã gần giờ học.
– Buổi trưa?
– Buổi trưa, bà ấy giao cho con nhuộm vải hoặc kiếm củi.
– Buổi chiều, nhiều thì giờ, sao anh không học sẵn?
– Buổi chiều, tan học, con phải đi đón gánh hàng cho bà ấy. Rồi về nhà thổi cơm. Bữa ăn người và bữa ăn lợn xong là vừa tối.
– Thế lúc xong việc, anh để thì giờ làm gì?
– Bẩm thầy, hôm nào con không phải chia bài, thì bà ấy sai con các việc lặt vặt. Con chẳng được lúc nào rỗi cả. Con biết rằng con lười học thì thầy ghét, nhưng con biết làm thế nào?
Đức nói đến đây, lại bưng mặt khóc. Rồi một lát, Đức thưa:
– Thấy không có thì giờ làm việc nhà trường, nhiều bận con muốn xin phép thầy thôi học, nhưng con lại tiếc. Con tiếc kỳ thi Sơ học yếu lược sắp tới này.
Ngẫm nghĩ hồi lâu, thầy hỏi:
– Thế nhà anh không có đày tớ à?
– Bẩm thầy, đã ba tháng nay bà chủ con cho thằng nhỏ về, nói rằng đã có con thay nó.
Ông giáo nhăn mặt, đăm đăm đôi mắt:
– Thế bà ấy có hay đánh anh không?
– Bẩm có, vừa đánh, vừa hay nhiếc. Thỉnh thoảng, con đi mượn sách, bà ấy cũng bảo con đi chơi, dọa đuổi mấy lần.
– Thầy anh đâu?
– Bẩm thầy, thầy con mất rồi.
– Thế me anh?
Đức lặng người, không đáp được. Ông giáo hỏi gặng:
– Thế me anh đâu?
– Bẩm thầy, u con đi lấy chồng.
– U anh không cho anh tiền cơm nữa à?
– Bẩm thầy, trước thì tháng nào u con cũng gửi tiền cho, mỗi tháng ba đồng. Nhưng một độ, con không thấy u con cho tiền. Rồi dì con qua huyện, nhắn cho con biết rằng u con mới mất độ tháng chín.
Ông giáo Chính động lòng, nhìn Đức, thương hại. Nhưng hình như ông thấy có một chỗ vô lý trong câu nói của Đức, bèn hỏi:
– À, anh bảo u anh mất, sao tôi không thấy anh để tang?
– Bẩm thầy, con không có khăn áo tang. Mà dù có cũng không dám mặc, vì sợ bà chủ con biết con mồ côi, thì đuổi con thật.”

Trích tác phẩm

Người Ngựa Ngựa Người

Xem giá bán

Người ngựa ngựa người là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót!

Nợ Nần

Xem giá bán

“Thuyết khóc nhiều quá, đâm ra lòa.

Và ốm một trận thật nặng, lúc khỏi, bà thành lẩn thẩn.

Trừ khi kể lại những sự đau đớn trong đời bà là được rành mạch, còn câu nào bà nói cũng như người mất trí.

Bà không còn một đồng một chữ làm vốn, và cũng không thể làm được việc gì để kiếm ra tiền.

Bà ở với rể.

Chiều chiều, nếu không đợi được thằng Cún nó dắt, thì một mình, bà lấy gậy để dò đường. Bà đi lẩn vào những lối khuất, tránh các nhà bà còn chịu tiền. Ai nỡ đòi bà nữa, song bà vẫn còn sáng suốt ở chỗ lo nợ.

Bà đi như thế để ra đồng, thăm mả con gái. Lúc ấy, giữa chỗ hiu quạnh, nổi lên tiếng khóc thảm thiết, giọng khà khàn và run run.

Bà khóc con gái. Bà khóc con trai. Bà khóc chồng. Bà lại khóc bà.

Người ta an ủi bà rằng số Hồ chết nên đã định lên bờ, thuê thuyền nan đi với bà rồi lại thôi.

Nhưng bà bảo trời muốn đày đọa bà, nên xui người lái đò đuổi bà lên, để bà không những không được chết mà còn trông thấy con chết.

Bà mong được chết. Một ngày của bà sống thêm là một ngày thảm.

Bà thèm về Phượng và về Rừng để trối già, nhưng không có tiền, ngửa tay xin rể, bà ngượng.

Thành ra bà đành ở Tru để ôm cháu nội cháu ngoại mà khóc, khóc để hai mắt hóa thong manh.”

Trích tác phẩm

Kép Tư Bền

Xem giá bán

“Cái cảnh cuối cùng mà anh cho là lâu tới, thì khán giả cho là chóng qua! Cho nên khi sắp hạ màn, anh cúi chào, thì cả rạp vỗ tay đôm đốp. Rồi anh tưởng phen này hết nợ, quyết được về cạnh giườờng bệnh của cha mà nhìn thấy mặt cha một lượt sau cùng trước khi tắt nghỉ, thì ở chỗ ghế hạng nhất, người ta kêu ầm: “Bis! bis!”

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button