List sách haySách theo chủ đề

5 sách triết học Trung Quốc hay phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập

5 sách triết học Trung Quốc hay thông diễn một cách ngắn gọn toàn bộ lịch sử tư tưởng của một nền triết học lâu đời và lớn trong lịch sử triết học nhân loại.

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc

Xem giá bán

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc (Tân Nguyên Đạo) luận về tinh thần của triết học Trung Quốc, trình bày sự tiến triển của các dòng chủ lưu của triết học Trung Quốc, phê bình những mặt được mất, và nhấn mạnh địa vị của tâm lý học trong lịch sử triết học Trung Quốc.

Trong Tân Nguyên Đạo tác giả thường nhắc đến một số khái niệm mà ông dùng trong quyển Tân Nguyên Nhân. Để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng, sau đây là tóm tắt của Tân Nguyên Nhân:

Tân Nguyên Nhân là triết học về nhân sinh, luận về kiếp người và bốn cảnh giới của nó:

1- Cảnh giới tự nhiên (con người sống theo bản tính hay tập quán tự nhiên)

2- Cảnh giới công lợi (con người sống vì lợi ích cá nhân, vụ lợi riêng cho mình)

3- Cảnh giới đạo đức (con người sống vì lợi ích của tha nhân, của cộng đồng)

4- Cảnh giới thiên địa (con người hiểu được ý nghĩa của con người đối với vũ trụ, biết sống hợp nhất với vũ trụ)

Công dụng của triết học là giúp con người chuyển hóa từ hai cảnh giới trước sang hai cảnh giới sau, tức là nhằm sống đạo đức và hợp nhất với trời đất. Xin đọc thêm phần tóm tắt Tân Lý học của Phùng Hữu Lan trong bài phụ lục “Biển rộng trời cao ta vút bay”

Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc

Xem giá bán

Một nhà nghiên cứu nói rằng: “Chỉ có thể hiểu nền triết học Trung Quốc một cách sâu sắc khi đạt nó trong mối quan hệ nghiên cứu so sánh với nền triết học phương Tây”.

Cuốn sách Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc trên tay các bạn là sự thể hiện quan điểm đó. Và tác giả cuốn sách, Tiến sĩ Ôn Hải Minh đã thông diễn một cách ngắn gọn toàn bộ lịch sử tư tưởng của một nền triết học lâu đời và lớn trong lịch sử triết học nhân loại.

Cái hay trong cuốn sách này là chỉ với hơn 100 trang thôi mà tác giả đã khái quát lột tả thành công tính độc đáo, đặc sắc và phong thái rất riêng của triết học Trung Quốc.

Cái mới trong cuốn sách này là bằng lý luận và nguyên tắc thông diễn học, tác giả không chỉ dừng lại ở các sự kiện, nhân vật và các vấn đề cơ bản của triết học, mà còn làm rõ sự vận động, phát triển nội tại của “tinh thần Trung Quốc” thông qua các khá niệm cơ bản trong triết học Trung Quốc. Sự diễn đạt giản dị, ý tưởng rõ ràng, văn phong sáng, gọn của tác giả sẽ giúp bạn đọc dễ dàng nắm được tinh thần và những tư tưởng chính yếu của triết học Trung Quốc.

Bản dịch sang tiếng Việt này của Thạc sĩ Trương Phan Châu Tâm dù đã rất nổ lực và cẩn trọng để thể hiện đúng, rõ ý và cách diễn đạt của tác giả, song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Kính mong độc gải đóng góp ý kiến thêm và lượng thứ.

Lược Sử Triết Học Trung Quốc

Xem giá bán

Tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của Phùng Hữu Lan không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú.

Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.

Lịch Sử Triết Học Trung Quốc

Mặc dù những phát minh hiện đại thời nay đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng thực sự vẫn còn đó những rào cản về tri thức khiến con người cũng như các dân tộc chưa thể hiểu biết được lẫn nhau. Hiện nay, như ta rất thường thấy trong lịch sử thế giới, sự phát triển về giao tiếp vật chất đã vượt lên trước sự phát triển về giao tiếp trí tuệ; và chính trong thời đại mà các phương thức truyền thông phát triển nhanh như hiện nay thì việc hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc càng cần phải được quan tâm thực hiện.

Chính vì các nguyên do đó mà bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hy vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước của ông. Đây là bản dịch của Trung Quốc Triết Học Sử, của Tiến sĩ Phùng Hữu Lan, tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và hiện (1937) giảng dạy triết học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất.

Đại Cương Triết Học Trung Quốc

Hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập ở nước ta đang được đẩy mạnh, trong đó vai trò của công tác lý luận nói chung và của triết học nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng.

Nhằm phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực triết học. Bộ sách Đại Cương Triết Học Trung Quốc ra đời. Cuốn sách nói về lịch sử triết học Trung Quốc – một quốc gia có lịch sử lạu đời và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Bảy 17, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Bảy 17, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button