List sách haySách theo chủ đề

10 sách khoa học xã hội hay giúp chúng ta tư duy lại về cuộc sống

10 sách khoa học xã hội hay với những câu chuyện minh họa đậm nét khiến độc giả không thể nào quên. Sách đưa ra những câu hỏi sâu sắc về nền tảng tinh thần của chúng ta ngày nay dưới ánh sáng soi rọi của khoa học.

Hoàn Cảnh Hậu Hiện Đại

Xem giá bán

Layotard chủ trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về sự truyền thông, trong đó không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng (những dị biệt và bất-đồng thuận), có thể liên tục phá vỡ sự đồng thuận tạm thời.

“Quyển sách mang tính chất của một cương lĩnh. Nó mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu-hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm trạng” và hình thành nên một tâm thức mới: tâm thức hậu hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức “hợp thức hóa” cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một hoàn cảnh mới: hoàn cảnh hậu hiện đại, cần được giải quyết về mặt khoa học luận và triết học”.

“Đó là một nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ và cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới, phù hợp hơn để “cứu vãn” và bảo vệ những giá trị đích thực của Hiện đại: sự tự do và sự khai phóng của cá nhân.”

– Bùi Văn Nam Sơn

Sống trong thời viễn tưởng – Chuyện người và máy

Xem giá bán

Mọi hoạt động của con người ngày nay đang bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, đặc biệt là những lời thuyết giảng về công nghệ 4.0 đang là “mốt”. Nhưng, cũng như những thứ “mốt”chóng vánh trong kỷ nguyên truyền thông, máy móc công nghệ có thực sự đem lại cứu cánh hạnh phúc cho xã hội loài người, hay chỉ là những cuộc theo đuổi bất tận về kỹ nghệ, phương tiện với tư duy hãnh tiến mù quáng?

Những nghịch lý từ hiện tượng thị trường tiền ảo, taxi Uber, Grab, xe điện cho đến lối sống ảo, báo chí, giáo dục, ứng xử văn hóa trong xã hội công nghệ được tác giả phân tích thấu đáo, có ý nghĩa phản tỉnh mạnh mẽ.

“Sống trong thời viễn tưởng – Chuyện người và máy” là cuốn sách được tác giả Nguyễn Vạn Phú viết trong gần 5 năm, tiếp nối cuốn Vàng và hai cô gái, với ý hướng xuyên suốt là giải toàn-cầu-hóa, thấu đáo chỉ ra những bất ổn, phi lý, có phần hoang dã trong xã hội lệ thuộc, sùng bái công nghệ máy móc và thông tin mà chúng ta đang sống cuồng quay.

Cuốn sách này không chỉ giúp chúng ta nhận ra những tác động của công nghệ, kỷ nguyên số đến cuộc sống của ta ra sao, mà còn có thể giúp chúng ta tư duy lại về xã hội công nghệ để xây dựng một cuộc sống cân bằng và nhân văn hơn.

Súng, Vi trùng và Thép

Xem giá bán

Jared Diamond ngay từ đầu trang sách đã đặt vần đề: Tại sao lịch sử Thế giới giống như một củ hành? Và ông lấy việc bóc từng lớp vỏ kia là công việc hấp dẫn, đầy thử thách. Jared Diamond đã đặt ra cho mình nhiệm vụ giải thích tiến trình lịch sử loài người trên tất cả các châu lục trong 13.000 năm qua. Để tìm ra câu trả lời, ông áp dụng những kết quả nghiên cứu từ nhiều chuyên ngành khác nhau: sinh học, địa lý học, khảo cổ học, ngôn ngữ học… một kiến thức bác học rất đáng nể.

Hacker Lược Sử

Xem giá bán

Cuốn sách nói về những nhân vật, cỗ máy, sự kiện định hình cho văn hóa và đạo đức hacker từ những hacker đời đầu ở đại học MIT.

Câu chuyện hấp dẫn bắt đầu từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu máy tính đầu tiên đến các máy tính gia đình.

Tập hợp tài liệu cập nhật từ các tin tặc nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Richard Stallman…

Những sự thật về cuộc sống và con đường trở thành “tin tặc” của những con người đã thay đổi lịch sử phát triển của ngành Công nghệ.

Cuốn sách của Steven Levy ghi lại những chiến công của các tin tặc thời kỳ đầu trong cuộc cách mạng máy tính – những kẻ mê máy tính thông minh và lập dị từ cuối những năm 1950 đến đầu thập niên 1980, dám mạo hiểm, bẻ cong quy tắc và đẩy thế giới vào một hướng đi hoàn toàn mới.

Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật

Xem giá bán

Nhìn vào nhan đề sách của Đỗ Lai Thúy, độc giả có thể thấy rõ, trong hoạt động khoa học, phạm vi quan tâm của ông khá rộng, mở ra ở nhiều khu vực. Ông xuất hiện trước độc giả chủ yếu như một nhà văn hóa học. Ông có nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Nhưng ngay ở đây, văn học chỉ là chất liệu khảo sát để ông đưa ra những kết luận về văn hóa. Lại nữa, Đỗ Lai Thúy gắn bó với phân tâm học đã hơn hai mươi năm nay và rất mực thủy chung với nó.

Ở lĩnh vực khoa học này, ông có hai đóng góp quan trọng. Đóng góp đầu tiên là với bộ sách được biên soạn công phu, gồm bốn cuốn Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Phân tâm học và tình yêu, Phân tâm học và tính cách dân tộc, ông đã góp phần trang bị cho độc giả một hệ thống tri thức cơ bản về khoa học phân tâm, đưa họ đến với thế giới vô thức, siêu thức đầy bí ẩn gắn với những vấn đề phổ quát trong đời sống tinh thần của con người và nhân loại. Đóng góp khác, lớn hơn và quan trọng hơn mà chúng tôi sẽ phân tích ở đây, là Đỗ Lai Thúy đã góp phần đưa phân tâm học trở lại với nghiên cứu văn học Việt Nam, và ở những công trình nghiên cứu theo hướng ấy, ông đã tạo ra nhiều đột phá.

Trí Tuệ Giả Tạo

Xem giá bán

Ngày nay Internet, được sự trợ giúp của công nghệ máy tính và đường truyền băng rộng, đã trở thành phần thiết yếu trong đời sống của con người. Gần như bất cứ hoạt động nào liên quan đến thông tin hay kiến thức, thậm chí quan hệ xã hội, đều có thể được con người thực hiện thông qua Internet.

Mặt tiện lợi đã thật sự rõ ràng, và cũng có thể vì thế mà chẳng mấy ai sẵn sàng nhìn vào mặt tối của Internet – nó đã khiến chúng ta phụ thuộc vào nó, biến đổi cách chúng ta tư duy, thậm chí làm thui chột trí tuệ của con người.

Bằng cách viết chặt chẽ, khoa học về một chủ đề khoa học, Nicholas Carr – một tác giả, nhà báo, chuyên gia công nghệ thông tin – đã chứng tỏ cho chúng ta thấy ông hoàn toàn có lý khi lật ngược vấn đề như thế.

Được xem như mồi lửa cho cuộc tranh luận dường như sẽ chẳng bao giờ chấm dứt về sức mạnh lẫn mối họa của công nghệ, Trí tuệ giả tạo chính là tác phẩm best-seller của Nicholas Carr mở mang cho chúng ta về nhiều khía cạnh khác nhau của Internet.

Bao hàm trong nó cả lịch sử trí tuệ, khoa học phổ thông và phê phán văn hóa, Trí tuệ giả tạo tỏa sáng rực rỡ với những câu chuyện minh họa đậm nét khiến độc giả không thể nào quên, bên cạnh những câu hỏi sâu sắc mà nó đặt ra về nền tảng tinh thần của chúng ta ngày nay.

Thế Giới Bị Quỷ Ám

Xem giá bán

Cuốn sách bao gồm chủ đề về vật thể bay không xác định, những vụ bắt cóc ngoài hành tinh, phù thủy, tôn giáo, tội ác, thiên thần, Roswell, những thiên tài khoa học, tư duy hoài nghi, những quan niệm… hòa quyện dưới ngòi bút bậc thầy. Sagan đã mô tả cuộc hành trình khoa học bằng sự sáng tạo, rõ ràng, qua đó ông muốn khẳng định rằng đó là một hành trình không hề đơn giản đối với mỗi cá nhân nói riêng và con người nói chung. Nhưng liệu những cố gắng tìm ra “sự thật” và “ánh sáng” trong thể giới vô cùng phức tạp của chúng ta có dễ? Sagan cho rằng khoa học và các phương pháp khoa học là sự cố gắng cao quý và đầy tính nhân văn, một ánh nến không thể dập tắt được con người thắp sáng trên con đường đi tìm sự thật. Một cuốn sách có những mảng màu sáng – tối, tội ác – tính nhân văn được soi rọi dưới ánh sáng của khoa học.

Về Bản Tính Người

Xem giá bán

Không một người nào thực sự quan tâm đến tương lai nhân lọai mà có thể bỏ qua cuốn sách Về Bản Tính Người của E. O. Wilson. Hành vi của con người có bị kiểm soát bởi di sản sinh học của giống loài không? Di sản này có khiến cho số phận loài người bị giới hạn không? Bằng trí tuệ sắc sảo và văn phong giản dị, nhà bác học nổi tiếng thế giới, hai lần đoạt giải Pulitzer đặt nghi vấn về nhiều ngộ nhận phổ biến hiện nay vè hành vi của loài người, và tìm cách lý giải hành vi của loài người ừ góc độ sinh học, qua đó ông đề nghị chúng ta không xem loài người như một loài hoàn toàn ngoại lệ, cho dẫu con người đã đạt được những thành tựu lớn lao đến đâu và mặc dù có sự thiên vị tự nhiên do bởi bản thân chúng ta thuộc loài người.

Hiện Tượng Con Người

Xem giá bán

Pierre Teilhard de Chardin sinh năm 1881 tại vùng Auvergne của Pháp, mất năm 1955. Ông là một học giả rất đặc biệt, vì ngoài việc là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng với việc tham gia vào khám phá người vượn Bắc Kinh năm 1929, ông cũng là một nhà nghiên cứu triết học, thần học và còn là một linh mục Dòng Tên.

Cuốn sách Hiện tượng con người được xuất bản lần đầu năm 1955, sau khi ông đã mất. Tác phẩm đã gây tiếng vang lớn trong nhiều năm, và những âm hưởng mạnh mẽ của nó đến nay vẫn còn. Cuốn sách trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo.

Nghiên cứu trong cuốn sách khởi đầu từ một nghịch lí con người, biểu lộ qua việc khoảng cách hình thái học giữa con người và khỉ giống người là không đáng kể, trong khi đó, con người lại khác những động vật ấy biết bao. Để giải thích nghịch lí này, tác giả lần theo quá trình tiến hóa trong Quá khứ, cho đến tận những cội nguồn của sự sống trên trái đất. Bằng cách nhìn ra những đường nét chủ đạo của quá trình đó (đôi khi bị che phủ bởi những vẻ bề ngoài đối nghịch), tác giả chỉ ra những điều kiện chung mà sự sống trong quá khứ phải thỏa mãn để có được diện mạo như ngày hôm nay. Rồi từ đó, tác giả rút ra quy luật về độ phức hợp và ý thức..

Dẫn Luận Về Xã Hội Học

Xem giá bán

Thuật ngữ “xã hội học” (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ Latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên ở thế kỷ XIX với định nghĩa của Auguste Comte: “Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội”.

Emile Durkheim, một trong các bậc tiền bối của xã hội học đã phát biểu rằng: “Cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng khỏe mạnh hay bệnh tật và sau đó phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội”.

Karl Marx không coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học. Dường như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng lý thuyết mâu thuẫn và xung đột của Marx, “đều vay mượn của Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Marx”.

Sách Dẫn luận về xã hội học của Steve Bruce là một dẫn nhập cô đọng về bộ môn khoa học mới mẻ nhưng những tầm nhìn của nó được đón nhận rộng rãi ở khắp mọi lĩnh vực.

Tại sao cuộc sống của hai dân tộc ở hai phần thế giới lại trở nên quá khác nhau, và vẫn tiếp tục khác nhau đến thế? Tại sao một số cuộc sống – và một số tương lai – vô cùng giàu có, số khác lại túng quẫn?

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Tám 5, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Tám 5, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button