Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc

(3 đánh giá của khách hàng)

Tác giả với lối kể hấp dẫn, thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách chuyên nghiệp để tập hợp nên cuốn sách này. Ông cũng đi gặp gỡ các chính khách, chuyên gia nghiên cứu của các nước campuchia, việt nam, ấn độ, sri lanka, trung quốc để có thêm những dữ liệu ít được trao đổi công khai trên truyền thông. Vì thế giấc mộng châu á vừa có dáng dấp của một tập tư liệu đầy đặn, vừa có sự hấp hẫn của những phân tích chuyên sâu, thẳng thắn…

Danh mục:

Giấc mộng châu á là một phần của “giấc mộng trung quốc” do tập cận bình khởi xướng, được hiện thực hóa bằng “sáng kiến vành đai và con đường” (nhất đới nhất lộ) hay “con đường tơ lụa mới” để tăng cường kết nối trong khu vực. Trên đất liền,”vành đai” xây dựng cơ sở hạ tầng đường vận tải và các hành lang công nghiệp mới, kết nối trung quốc với trung á, sang tận châu âu và trung đông. Trên biển,”con đường tơ lụa” thiết lập hải cảng và tuyến mậu dịch mới xuyên qua biển đông và ấn độ dương. Sáng kiến này được hỗ trợ bằng nguồn lực tài chính hùng mạnh từ các ngân hàng chính sách nội địa và thông qua các định chế tài chính quốc tế mới do trung quốc đứng sau, ví dụ như ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu á (aiib).

Tác giả với lối kể hấp dẫn, thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách chuyên nghiệp để tập hợp nên cuốn sách này. Ông cũng đi gặp gỡ các chính khách, chuyên gia nghiên cứu của các nước campuchia, việt nam, ấn độ, sri lanka, trung quốc để có thêm những dữ liệu ít được trao đổi công khai trên truyền thông. Vì thế giấc mộng châu á vừa có dáng dấp của một tập tư liệu đầy đặn, vừa có sự hấp hẫn của những phân tích chuyên sâu, thẳng thắn…

3 đánh giá cho Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc

  1. Phương Linh

    Trung Quốc trong bình diện với châu Á, từ Trung Á, Đông Nam Á đến các vấn đề liên quan đến Biển Đông, Điếu Ngư… cho thấy sức mạnh của Trung Quốc, cách họ tác động vào từng nước và thái độ của các nước trước các động thái từ nước có nền kinh tế thứ hai thế giới.
    Đây là cuốn sách của tác giả nước ngoài, cung cấp góc nhìn có phần khách quan và trung thực hơn các bài viết trong nước, rất đáng để tham khảo.

  2. Trọng Quân

    Một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về mối quan hệ giữa TQ và các nước láng giềng cũng như chính sách hướng tới tham vọng bá quyền của TQ.
    Chúng ta đọc để có cái nhìn chính xác hơn về “người hàng xóm khổng lồ nhưng xấu tính”.
    Bài viết và tài liệu dẫn theo khách quan. Dịch giả cũng rất hay, gần như thể hiện được quan điểm của tác giả.

  3. Phung Khue

    40 năm đã qua kể từ khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình phát động công cuộc cải cách. Trung Quốc ngày nay đạt được những bước phát triển thần kỳ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và dẫn đầu châu Á. Khởi đầu từ quan điểm của Đặng Tiểu Bình qua Giang Trạch Dân cho tới Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc kiên trì theo đuổi chính sách đối ngoại “ Thao quang dưỡng hối “ – “ Giấu mình chờ thời “. Sách lược này một mặt giúp cho Trung Quốc tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, ổn định nội bộ nhưng mặt khác địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc trở nên mờ nhạt không tương xứng với kích cỡ và tiềm năng của đất nước với 1.3 tỷ dân. Là một cường quốc và có vị trí chính thức trong hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhưng Trung Quốc hầu như không can dự vào các điểm nóng chính trị trên thế giới kể cả tại châu Á nơi mà nhà nước Trung Hoa cổ xưa coi như khu vực phiên dậu của mình.
    Tuy nhiên trong khoảng 7-8 năm trở lại đây đặc biệt kể từ khi nhà lãnh đạo Tập Cân Bình chính thức lên nắm quyền, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kể đặc biệt là đối với khu vực Châu Á. Trung Quốc muốn đóng vai trò “tích cực chủ động “ ở Châu Á và bắt đầu có những bước đi chiến lược nhằm biến sức mạnh kinh tế thành vị thế lãnh đạo trong khu vực.
    Với khối dữ liệu hết sức phong phú, kết hợp với những trải nghiệm thực tế khi rong ruổi khắp khu vực Châu Á, gặp gỡ phỏng vấn các học giả, người dân địa phương, Tom Miller đã phân tích thấu đáo về chiến lược chủ đạo trong tham vọng Châu Á của Trung Quốc đó là sáng kiến “Vành đai và con đường ” – “ Nhất đới nhất lộ “, sử dụng sức mạnh kinh tế để gây ảnh hưởng đến hầu khắp các quốc gia lãnh thổ trong khu vực.
    Liệu “ vận mệnh chung “ nào sẽ dành cho Trung quốc và các quốc gia châu Á, liệu một kịch bản tồi tệ nhất có xảy ra gây bất ổn đối với an ninh khu vực khi mà Trung Quốc cùng với việc trải rộng lợi ích kinh tế ra ngoài lãnh thổ tất yếu dẫn tới mở rộng sức mạnh chính trị và quân sự để bảo vệ các lợi ích cốt lõi, quyền công dân cũng như từ bỏ nguyên tắc bất can thiệp, thậm chí làm hồi sinh chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bá quyền. Và rằng để đối phó với tình huống trớ trêu này, liệu cộng đồng châu Á; châu Á – Thái Bình Dương đã sẵn sàng cả về năng lực nội tại, sức mạnh tổng hợp, chiến lược đối ngoại, sự đoàn kết thống nhất giữa các quốc gia ?… Đây là câu hỏi lớn đến nay theo tôi vẫn chưa có lời giải rõ ràng, Bản thân tác giả thì gợi ý theo một chiều kích khác “ khi Trung Quốc theo đuổi tầm nhìn phục hưng quốc gia của họ, một thứ gì đó cần phải được bỏ đi. Nếu không giấc mộng Trung Quốc có thể biến đổi một cách bi kịch thành cơn ác mộng Á châu “.
    Hãy đợi xem!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button