Nỗi Lo Âu Về Địa Vị

(1 đánh giá của khách hàng)

Đã là một con người chúng ta không thể thoát được cái cảm thức về Địa vị. Tác giả dẫn nhập đầu tiên về địa vị được các nước phương Tây sử dụng từ thế kỷ XVII khi mà quá trình công nghiệp mới manh nha, cho ta thấy địa vị xuất hiện như là một minh chứng cho con người trong một xã hội luôn luôn có một mục đích tự thân để được mọi người công nhận. Sự thành công của chính ta đôi khi không phải ta làm cho bản thân mà làm cho một xã hội nào đó. Giống như Abert Camust nói ” Con người dường như sống không phải là bản thân” mà sống vì một, sự noi theo hay phản chiếu về một con người dường như y ngưỡng mộ. Chốt lại sách khá hay 🙂 đọc dễ hiểu không khó chút nào có nhiều kiến thức mới lạ cho độc giả.

Danh mục:

Một sự lo lắng quá nguy hại để có thể làm hư hỏng quãng đời kéo dài của chúng ta, khiến chúng ta có nguy cơ không thể thích ứng với những quan niệm về thành công do xã hội đặt ra. Và kết quả chúng ta có thể bị tước lột phẩm giá và sự tôn trọng, hay nỗi lo ngại rằng chúng ta hiện tại đang có một cấp bậc trong xã hội quá khiêm tốn hoặc sẽ rơi xuống một cấp bậc thấp hơn.

Nỗi lo này gây ra do một trong các nguyên nhân như : sự giáng chức, thất nghiệp, thăng tiến, về hưu, những cuộc tán chuyện với đồng nghiệp trong cùng ngành công nghiệp, sự mô tả sơ lược trên báo chí về những thành công nổi bật và đáng kể hơn của bạn bè. Giống như việc thú nhận lòng đố kị (mà cảm xúc này có liên quan đến), nỗi lo địa vị có thể là sự thiếu thận trọng về mặt xã hội khi bộc lộ phạm vi của bất kỳ nỗi lo lắng nào, và do đó, dấu hiệu của sự xúc động nội tâm là không bình thường, thường giới hạn ở một cái nhìn chằm chằm lo lắng, một nụ cười giòn hay một thoáng ngừng lâu sau tin tức về thành công của người khác.

Vị trí của chúng ta trên nấc thang là một vấn đề đáng lo lắng như thế chính vì sự tự ý thức của chúng ta quá phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ về chúng ta. Là những cá nhân, hiếm có ai tin cậy vào những dấu hiệu của sự tôn trọng từ xã hội để cảm thấy có thể chịu được với chính mình.

Vẫn đáng tiếc hơn, địa vị khó đạt được và thậm chí khó duy trì hơn suốt cả đời người. Ngoại trừ trong các xã hội nơi địa vị cố định lúc sinh ra và gân cốt chúng ta chảy cùng dòng máu quý tộc, một địa vị cao dựa vào những gì chúng ta có thể đạt được; và chúng ta có thể thất bại vì sự ngu ngốc hay thiếu sự tự ý thức do kinh tế vĩ mô hay ác tâm.

Và từ thất bại sẽ kéo theo sự bẽ mặt: một nhận thức đang gặm nhấm là chúng ta không thể làm cho xã hội tin về giá trị của mình, rồi từ đó buộc phải nghĩ về những người thành công với sự cay đắng và về chính mình với sự xấu hổ.

1 đánh giá cho Nỗi Lo Âu Về Địa Vị

  1. Bien Nguyen

    Từ khi con người có mặt trên hành tinh này, trải qua mọi sự biến thiên của lịch sử, mối bận tâm về địa vị xã hội dường như chưa bao giờ chấm dứt. Cuốn sách đưa người đọc đi hết chiều dài lịch sử nhân loại, chau mày suy nghĩ về đủ các loại hình thái địa vị trong quan hệ xã hội, mối quan tâm, các trường phái triết học, nghệ thuật, chính trị… cả tung hê và coi thường sự sùng bái địa vị (dù đó là loại địa vị dựa trên sự tôn sùng của cải vật chất, hay dựa trên sự phỉnh phờ các giá trị tinh thần kiểu cách).

    Thị dân ở thời đại 4.0, thế hệ có lẽ còn mang nhiều mối lo âu về địa vị xã hội hơn cả những quý bà, quý ông người Anh ở thế kỷ 18, khi cuộc cách mạng công nghiệp khởi sự kéo theo sự phát triển về khoa học kỹ thuật, và tạo nên sự phân hoá giai tầng rõ rệt. Thế nên, chả có cuốn nào hay hơn cho thị dân thời đại 4.0 đọc để chiêm nghiệm về địa vị, các khái niệm và trường phái, biết đâu lại có thể sống ung dung như các triết gia, và chẳng bao giờ phải buồn phiền về việc mình đang đứng ở thang bậc nào trong một thứ thang bậc vô hình được dựng lên bởi sự lo lắng điên cuồng về địa vị trong xã hội loài người.

    Đọc xong cuốn này, tôi lại muốn tìm đọc các sách về Phật giáo và triết lý Phật giáo. ]]>

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button