Nửa Mặt Trời Vàng

(2 đánh giá của khách hàng)

Châu Phi thường bị hiểu mặc định là nơi không phân chia tầng lớp, chỉ có đói nghèo và cần được thương hại, cảm thông; là nơi để người phương Tây đến và ban bố cái gọi là lương tâm đạo đức của họ”. Trong một gút thắt khéo léo, nhà văn hé lộ, Ugwu sẽ viết một cuốn sách về cuộc chiến tranh, chứ không để cho người Anh ghi chép về lịch sử cuộc chiến. Châu Phi phải tự viết câu chuyện của chính mình, không để người phương Tây đặt tên cho họ, như những gì đã diễn ra suốt một thế kỷ đẫm máu vừa qua.

Danh mục:

Một câu chuyện cảm động về tình yêu, tình người đã được tái hiện lại dưới điểm nhìn của nhân vật Ugwu, người giúp việc trong nhà Odenigbo. Đến làm cho Odenigbo từ khi còn là một cậu bé 13 tuổi, Ugwu đã lần lượt chứng kiến và tham dự vào một loạt biến cố của gia đình Odenigbo cũng như những biến động của xã hội Phi châu lúc đó.

Qua đó, Nửa Mặt Trời Vàng tái hiện thành công những trang sử đẫm máu của Nigeria thời kỳ đòi ly khai lãnh thổ để tự trị (năm 1967). Chimamanda Ngozi Adichie đã phân tích, mổ xẻ thành công phản ứng của con người thời kỳ đó (từ quan điểm của một người giúp việc đến cô con gái của một nhà giàu có), lúc chủ nghĩa man rợ làm gián đoạn những tiện nghi của giới trung lưu và những cố gắng vượt bậc của họ để tồn tại. Adichie không có ý định “nhai đi nhai lại câu chuyện về một xứ sở nhẫn nhục và lệ thuộc” mà qua đó, muốn chứng minh rằng, châu Phi ko phải là trại tị nạn khổng lồ: “Người ta quên rằng, ở châu Phi cũng tồn tại nhiều tầng lớp xã hội. Châu Phi thường bị hiểu mặc định là nơi không phân chia tầng lớp, chỉ có đói nghèo và cần được thương hại, cảm thông; là nơi để người phương Tây đến và ban bố cái gọi là lương tâm đạo đức của họ”. Trong một gút thắt khéo léo, nhà văn hé lộ, Ugwu sẽ viết một cuốn sách về cuộc chiến tranh, chứ không để cho người Anh ghi chép về lịch sử cuộc chiến. Châu Phi phải tự viết câu chuyện của chính mình, không để người phương Tây đặt tên cho họ, như những gì đã diễn ra suốt một thế kỷ đẫm máu vừa qua.

Đúng như các nhà bình luận quốc tế đã nói, Nửa Mặt Trời Vàng “có số mệnh của 1 tác phẩm kinh điển”.

“CÁC NGƯỜI CÓ IM LẶNG KHI CHÚNG TÔI CHẾT?

Anh có thấy những tấm hình năm sáu mươi tám

Những đứa trẻ mái tóc xác xơ

Những cái đầu bé xíu trốc ghẻ

Từng mảnh da trốc lở rơi như lá mục trên mặt đất

Thử tưởng tượng xem có những đứa trẻ tay như que tăm

Bụng như quả banh và da căng mỏng dính”

2 đánh giá cho Nửa Mặt Trời Vàng

  1. Tran Thi Phan

    Đọc để hiểu về một Châu Phi khác với những hình ảnh ít ỏi mà chúng ta thường thấy về một Châu Phi khô cằn và nghèo đói. Chúng ta sễ thấy một Châu Phi nhiều màu sắc hơn, những mảng sinh hoạt của giới tri thức và thượng lưu, đặt bên cạnh những cộng đồng nghèo hơn, mối quan hệ giữa các tầng lớp xã hội.
    Ấn tượng của tôi về cuốn sách là những hình ảnh chi tiết, chân thực đến rùng rợn về cuộc nội chiến ở Nigeria hồi thập niên 60. Cuộc nội chiến đẫm máu cũng khơi gợi sự mong manh của số phận con người, nay sống mai chết, nay giàu sang phú quý mai đã lang thang tìm nơi trú ẩn tị nạn.
    Một điểm trong cuốn sách mà đối với cá nhân tôi không thích, là những miêu tả quá chi tiết về sex. Nhưng dù sao đó cũng là một đặc điểm khá điển hình của người Châu phi theo quan sát của cá nhân tôi.

  2. Viên Lê

    Về hình thức gì không có đến mức bắt mắt phải mua ngay.
    Nhưng nội dung thì rất tuyệt vời. Xoay quanh thời điểm chiến tranh bùng nổ ở Nigeria, mình cũng biết thêm được về Châu Phi, lối kể chuyện lịch sử thông qua chuyện tình yêu rất cuốn hút, đọc mãi không ngừng. Mà vẫn thích nhất là cách mô tả nhân vật, thấy gẫn gũi và sống động. Còn có cảnh về nạn đói ở Châu Phi, rồi cả cuộc sống biến động từ cảnh giàu – nghèo khi có chiến tranh. Đọc mà tưởng tượng như đang xem phim luôn… Xúc động

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button