Viết Lên Hy Vọng

(5 đánh giá của khách hàng)

Cuốn sách sẽ truyền cảm hứng để thầy trò trên mọi miền nước Việt chúng ta cùng viết nhật ký và tạo nên những điều kỳ diệu như cô Erin Gruwell và các học sinh của mình đã làm được.

Danh mục:

Giới thiệu

Trong vô vàn những câu danh ngôn về người thầy, có một câu nói rất nổi tiếng của nhà sư phạm Xô Viết, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên XôVasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij rằng: “Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người.” Dù ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ nền giáodục nào, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Vào năm 1994, Erin Gruwell – một giáo viên Ngữ văn mới 23 tuổi và tràn đầy lý tưởng – về dạy tại trường Trung học Wilson, Long Beach, California. Như nhiềugiáo viên mới ra trường khác, cô phải đương đầu với một lớp học toàn những học sinh cá biệt, những thành phần “hết thuốc chữa” và vô cùng “nguy hiểm”. Ban đầu, gần như cả lớp đều tỏ thái độ chống đối cô bằng những trò quậy phá, đánh nhau trong lớp, trốn tiết… nhưng cô vẫn không đầu hàng. Cô có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có thể chiến thắng cả những nghịch cảnh tồi tệ nhất và cô hạ quyết tâm các học sinh “hết thuốc chữa” của mình phải có được cơ hội giáo dục bình đẳng như tất cả mọi người.
Một ngày, từ một sự cố trong lớp học, cô vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra gần như tất cả học sinh trong lớp đều không hề biết gì về cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức và các nước cùng phe trong Thế chiến thứ hai, nhưng dường như chính các em lại đang là nạn nhân của một cuộc chiến khác – một cuộc chiến không được tuyên bố nhưng không kém phần đau thương và thống khổ.

Erin quyết định giới thiệu với cả lớp hai cuốn sách viết về lòng khoan dung của con người. Đó là hai cuốn nhật kí có rất nhiều nét tương đồng của Anne Frank -cô bé nạn nhân của cuộc tàn sát người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ haivà Zlata Filipovic – người thiếu nữ viết về cuộc sống của mình trong cuộc chiến ác liệt ở Sarajevo. Từ những nét tương đồng giữa Anne và Zlata với các học sinh của mình, Erin truyền cảm hứng cho các em bắt đầu viết nhật ký về cuộc sống đầy rẫy bạo lực, vô gia cư, phân biệt chủng tộc, bệnh tật và bị lạm dụng… của các em. Và từ những dòng nhật ký đó, Erin Gruwell dần thấu hiểu được hoàn cảnh riêng của từng em, cô đã tìm mọi cách giúp các em lấy lại niềm tin vào chính bản thân mình, niềm tin rằng các em cũng có cơ hội để trở thành người cóích cho xã hội, rằng nếu thật sự muốn, các em không những có khả năng thay đổi được cuộc sống của mình mà còn có thể thay đổi cả thế giới.

Bằng nhiều hoạt động ý nghĩa như đi thăm bảo tàng về cuộc thảm sát người Do Thái, đi xem phim, gặp gỡ với bà Miep Gies – người đã che giấu gia đình AnneFrank khỏi bọn Đức quốc xã, gây quỹ để mời Zlata Filipovic cùng bố mẹ đến thăm Long Beach, xin tài trợ để các em có dịp đến thăm thủ đô Washington,thành phố New York…, Erin Gruwell đã khiến ban đầu là cả trường, sau đó làgiới truyền thông và cả nước Mỹ phải kinh ngạc vì những gì cô và các học sinh của mình đã làm được. Dù gặp vô vàn khó khăn khi các đồng nghiệp cùng khoa tỏ thái độ thiếu thiện chí, dù cuộc sống riêng tư của Erin bị đảo lộn bởi cô dành quá nhiều thời gian và tâm huyết cho “những đứa trẻ ở phòng 203” nhưng những nỗ lực của cô cũng được đền đáp khi cuốn sách Viết lên hy vọng tập hợp chính những trang nhật ký của cô và các em được xuất bản và làm rung chuyển cả nền giáo dục Mỹ lúc đó. Từ lần đầu tiên xuất bản (1999) cho tới nay, cuốn sách liên tục được tái bản và là cuốn sách bán chạy trên New York Times. Không nhữngthế, Erin Gruwell và Những Nhà văn Tự do còn giành được giải thưởng Tinh thần Anne Frank danh giá. Ngoài ra, họ còn từng xuất hiện trên rất nhiều chươngtrình truyền hình. Vào năm 2007, bộ phim Nhật ký Những Nhà văn Tự do (FreedomWriters Diary) với kịch bản được xây dựng dựa trên nội dung cuốn sách cũng được chiếu rộng rãi trên khắp nước Mỹ, một lần nữa lại chứng minh thành công của Erin và các học sinh của mình.

Thành công của Erin Gruwell là một minh chứng vô cùng rõ ràng cho chân lý trong câu nói của Sukhomlinskij. Cô đã nỗ lực hết sức để giành lại cho các em những gì tốt đẹp nhất, bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Và không chỉ dừng lại ở phòng học 203, thành công của Erin còn tác động đến cả hệ thống giáo dục của Mỹ. Cô đã thành lập nên Tổ chức phi lợi nhuận mang tên Những Nhà vănTự do với mục đích đào tạo ra những giáo viên không chỉ biết đến những gì xảy ra trong lớp học mà còn phải có nhiều phương pháp tiếp cận, truyền cảm hứngvà trao quyền khác nhau để giúp các em học sinh thành công, không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống.

Mong sao cuốn sách này cũng sẽ trở thành động lực, trở thành ngọn đuốc soi đường giúp sợi dây liên kết giữa thầy và trò ngày càng bền chặt,thấu hiểu hơn. Và biết đâu, cuốn sách sẽ truyền cảm hứng để thầy trò trên mọi miền nước Việt chúng ta cùng viết nhật ký và tạo nên những điều kỳ diệu như cô Erin Gruwell và các học sinh của mình đã làm được.

Đọc thử

Nhật ký 2

Nhật ký thân yêu,

Mình đang làm cái quái gì ở đây không biết? Mình là người da trắng duy nhất trong lớp Ngữ văn này! Mình ngồi ở góc phòng của cái lớp học này (nếu bạn có thể gọi cái đống hỗn độn này như thế), nhìn chăm chăm vào tờ thời khóa biểu và tự hỏi: “Đây có phải là nơi thực sự dành cho mình không?” Được rồi, mình biết là lên cấp ba, mình sẽ gặp tất cả những kiểu người khác nhau, nhưng như thế này chẳng giống với suy nghĩ của mình chút nào. Ôi, vận may của mình, sao mình lại mắc kẹt với cái lớp chỉ toàn bọn rắc rối, cái bọn con nhà không ra gì ngày nào cũng phải đi xe buýt tới trường thế này? Mình thực sự thấy không thoải mái khi phải ở đây với những đồ “bỏ đi” này. Ở đây lại còn không có đủ chỗ nữa chứ. Cô giáo của mình – cô Gruwell – còn rất trẻ và rất tâm huyết, nhưng lớp học này không thể kiểm soát được và mình cá là cô sẽ không thể trụ lại lâu.

Trường này chắc chỉ mong sẽ có thật nhiều rắc rối, vì thế họ mới tống hết cái lũ này vào cùng một lớp. Mà ngoài thảm họa ra, còn có thể trông mong điều gì khác ở lớp học này chứ?

Mình ăn trưa trong sân trường và để ý rằng, cũng như tất cả những nơi khác, nơi này có sự phân biệt chủng tộc rất rõ nét. Mỗi chủng tộc lại có một khu vực riêng, không có chuyện lẫn lộn. Tất cả mọi người, trong đó có cả mình, đều ngồi ăn trưa với những người giống như họ. Thế đấy! Những khu vực như “Đồi Beverly” hay “Disneyland” chỉ dành riêng cho những đứa da trắng con nhà giàu. “China Town” là xứ sở của những học sinh châu Á. “Tij uana(8) town” hay “Chạy ra biên giới” là lãnh địa của học sinh gốc Tây Ban Nha. “Da Ghett o” là vương quốc của những học sinh da đen. “Tweakers”, phần ở chính giữa sân trường, là vùng trực thuộc của những kẻ nghiện và những học sinh người Goth(9). Từ những gì xảy ra xung quanh, mình rút ra kết luận là sự phân chia này diễn ra từ sân trường vào lớp học.

Tất cả các bạn mình đều ở hành lang bên kia, ở lớp học của những học sinh giỏi. Hầu hết họ đều là người da trắng. Những người duy nhất trong lớp học ấy khiến mình phải lo lắng là những người thực sự tuyệt vời và cứ nghĩ họ giỏi hơn tất cả những người khác. Nhưng dù sao, ở nơi đó mình cũng được an toàn với những người là “đồng loại” của mình. Còn ở nơi này, mình biết chỉ những người mạnh mới là những kẻ sống sót. Mình sợ có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.

Mình phải ra khỏi lớp học này càng sớm càng tốt và sang lớp học ở bên kia hành lang cùng với các bạn của mình. Ngay khi chuông hết giờ reo, mình sẽ tới gặp giáo viên tư vấn của mình và xin chuyển khỏi lớp này. Mình sẽ nói dối và sẽ khăng khăng là máy tính bị lỗi, là đáng ra mình phải ở lớp dành cho những học sinh giỏi, ngay cả khi mình dốt đặc Ngữ văn và mình học rất yếu. Mình biết cô sẽ tin mình, vì mình là người da trắng mà.

Mình không thể chịu được những tiếng ồn này. Mình chỉ muốn ra khỏi đây ngay lập tức. Mình chỉ mong chuông sớm reo. Mình không muốn ở lại cái lớp học này thêm một giây, một phút nào nữa. Nếu mình còn ở lại nơi này, hoặc mình sẽ gặp bi kịch, hoặc mình sẽ chết vì buồn chán.

Nhật ký 3

Nhật ký thân yêu,

“Khốn nạn!” là từ đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi mình nhìn thấy lũ ngu ngốc bần tiện tiến về phía mình sau khi tan học. Mình biết là mình sẽ bị đá đít vì có tới ba thằng con trai và hai đứa con gái ghét mình. Không phải mình sợ hay làm sao. Đây cũng không phải lần đầu tiên và mình biết chắc đó vẫn chưa phải điều tệ nhất. Chỉ có điều, sao lại là ngày hôm nay? Hôm nay là buổi học đầu tiên và mình không muốn phải đối mặt với cái lũ này!

Mình biết rõ mình không muốn học ở nơi này. Người có nhiệm vụ giám sát phạm nhân bị quản chế cho rằng ông ta giỏi giang, ông ta thề rằng ông ta là một chuyên gia về các băng nhóm. Cái gã ngốc đó nghĩ rằng những vấn đề xảy ra ở Long Beach sẽ không ảnh hưởng gì tới mình ở Wilson. Nếu mình có quyền, mình thậm chí còn không thèm đặt chân tới nơi này, nhưng ông ta đã dọa mình: hoặc là tới Wilson, hoặc là vào trại cải tạo. Mình cho rằng đi học trở lại sẽ ít đau đớn hơn.

Người giám sát mình không nhận ra rằng trường học cũng giống như thành phố, mà thành phố có khác gì cái nhà tù đâu. Tất cả đều được chia thành những khu vực riêng, căn cứ vào chủng tộc. Ngoài phố, bạn được xếp vào các nhóm khác nhau dựa vào chủng tộc hay xuất thân của bạn. Ở trường, chúng ta tách mình khỏi những người không giống mình. Cuộc sống là thế và chúng ta vẫn tuân thủ điều đó. Thế nên, khi học sinh châu Á bắt đầu khẳng định sự tồn tại của nhóm mình, chúng ta phải “chỉnh” chúng. Phải cho chúng biết chúng ta là GxTT (Găngxtơ thứ thiệt). Và như mình đã nói lúc trước, mọi chuyện đều thâm nhập dần dần. Chẳng mấy chốc ở trường sẽ có một bọn chỉ chực đánh bạn, đòi được tôn trọng – điều mà đến giờ chúng vẫn chưa có được.

Đó chính là lý do khiến chúng tức điên khi đánh mình, vì mình không chịu cúi đầu trước chúng. Mình nhìn chúng từ trên xuống dưới, cười ngất, ngừng lại và nói: “Tình anh em là tất cả!”. Khi đứng ở giữa sân trường, mình mới thấy chúng giống cái bọn mà chúng vẫn ghét làm sao! Chúng cũng ăn mặc như bọn mình, hành động như bọn mình và chúng cũng muốn vùng lãnh thổ thuộc về bọn mình. Chỉ riêng điều đó cũng đủ để mình không tôn trọng chúng và cái gọi là “tình anh em” mà chúng sẵn sàng xả thân vì nó. Mình không hiểu tại sao chúng cứ gây sự với mình, hỏi xem mình từ đâu đến. Bọn ngốc này cần phải biết chuyện gì có thể xảy ra – tụi này sẽ nổi giận, coi trời bằng vung và hậu quả chỉ có thể là chết chóc.

Người Latin giết người châu Á. Người châu Á giết người Latin. Chúng đã tuyên chiến nhầm người. Vấn đề bây giờ là trông bạn như thế nào. Dù giống người gốc Á hay người gốc Latin, bạn đều bị nguyền rủa, hoặc ít nhất cũng bị tấn công. Chiến tranh đã được khơi mào và giờ nó là cuộc chiến vì quyền lực, tiền bạc và lãnh thổ; chúng ta chém giết lẫn nhau vì chủng tộc, niềm kiêu hãnh và sự tôn trọng. Chúng bắt đầu cuộc chiến từ Aztlán(10),vùng đất vốn thuộc về chúng ta và theo lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ đào mồ chôn chúng.

Giờ chúng có thể cho rằng chúng đã thắng khi tấn công chúng ta, nhưng chúng sẽ bị hạ gục nhanh thôi.

Thể loại

Nghệ thuật của người lái đò: 5 cuốn sách về giáo dục không thể bỏ qua - Các cuốn sách dưới đây được viết dành cho những người đang theo đuổi nghề dạy học cao quý. Đó có thể là những nghiên cứu về giáo dục hiện đại, các kinh nghiệm giảng dạy thực tế của các giáo viên giỏi và được học trò yêu quý hay cách khắc phục sự bất… Đọc thêm
Những cuốn sách hay về người thầy nên đọc - "Người thầy", "Những tấm lòng cao cả" hay "Totochan - Cô bé ngồi bên cửa sổ"... khắc họa thành công hình ảnh người giáo viên nhân hậu, luôn hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Những tấm lòng cao cả (Edmondo De Amicis) Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng của nhà… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

5 đánh giá cho Viết Lên Hy Vọng

  1. Trần Hằng

    Tôi tình cờ xem phim rồi tìm mua cuốn sách này, để rồi không thể đặt nó xuống cho đến khi hoàn thành. Có một sự thật là cuốn sách miêu tả thực tế một cách chân thực và không có chút gì lãng mạn hóa cả, chỉ đơn giản là một câu chuyện cuộc sống. Trong đó có những ngôn từ khó nghe, có tình dục và cả ma túy, nhưng những giáo viên không hề tôn vinh chúng, họ chỉ kể lại một cách trung thực câu chuyện về cuộc đời mình, trong đó có cả sự đấu tranh của bản thân với nhiều thứ như thói nghiện ngập, lạm dụng…và trên hết là bạo lực. Cuốn sách thành công một phần là do nó có thật, là tấm gương phản ánh cuộc đời của cả Erin Gruell lẫn các học sinh của mình. Cách giảng dạy của cô thành công vì cô cho phép học sinh được sống thật, được trung thực và là chính mình. Đây là cuốn sách dành cho bất cứ ai thực sự quan tâm và biến giáo dục trở thành một trải nghiệm ý nghĩa hơn cho các học sinh, sự thật là cuộc sống của chúng không hề suôn sẻ như ta nghĩ, và đó chính là những gì cuốn sách muốn nói đến.

  2. Đoàn Trọng Sang

    Cuốn sách là tập hợp những mẩu nhật ký không thể nào đẹp đẽ hơn. Đẹp ở sự trung thực, đẹp ở cách thể hiện vô cùng tự nhiên. Một bức tranh toàn cảnh về những cuộc sống đầy thử thách: nghiện ngập, ma túy, dao súng, trộm cắp, tình dục – đậm chất bạo lực và đậm chất ghê rợn. Thế mà điều ấy lại là chuyện bình thường đối với những học sinh da đen bị tống cổ vào cùng một cái lớp ‘cá biệt’ ở trong một ngôi trường chia thành nhiều ‘đảng phái’. Nạn phân biệt chủng tộc, phân hóa xã hội được thể rõ ràng và không hề phóng đại. Kỳ lạ thay, điều đó lại được trình bày bởi những dòng cảm xúc của học sinh (!?) Và tất nhiên, trong cái xã hội ấy, có những người biết vươn lên để đấu tranh, có những người trốn tránh và có những người gục ngã hoàn toàn. Cuốn sách là một tấm gương không vết bụi bẩn phản ánh chân thực, sống động về một xã hội của nhiều tệ nạn, xuất hiện ở mọi nơi, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, xuất hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Thực sự, đối với mọi người, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cuốn sách rất đáng đọc – để chúng ta biết rằng: Cái xã hội của chúng ta còn tốt chán! Đừng kêu than nữa, để thì giờ mà đứng dậy !

  3. Nguyễn An Uyễn

    Mình biết cuốn truyện này qua một lần vô hình bắt gặp trên Kênh HBO. Mình rất tôn trọng cách giáo dục của cô và lại đôi khi muốn ước cô giáo này là cô của mình. Cô đã hy sinh niềm hạnh phúc của mình và người chồng để đem lại hạnh phúc chung của mình và học sinh ( !?) . Mình hy vọng các bạn sẽ được cuốn truyện này. Trong phim có thể hiện rất rõ hoàn cảnh của một số người nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ tâm trạng của từng người. Vì thế mình thật sự muốn hiểu cảm giác của từng từng người trong câu truyện nady. Chắc chắn mình sẽ mua nó ^^

  4. Nguyễn Thị Vy

    Mình đọc cuốn sách này trong vòng một tuần, nhưng nó đã ám ảnh mình nhiều tuần, nhiều tháng sau đó. Nội dung sách chỉ đơn thuần là những trang nhật ký của những bạn học sinh, thoạt nhìn có vẻ chẳng có gì đặc biêt. Nhưng những dòng nhật ký ấy đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống, suy nghĩ, tâm tư của các bạn trẻ ấy, những người đang phải đối mặt với biết bao vấn đề cản bước mình. Bằng việc viết ra những tâm sự, các bạn đã trải lòng, đã thấu hiểu chính mình hơn, từ đó giúp Erin Gruwell thắt chặt mối dây liên hệ giữa cô và học trò. Một trong những điều quan trong nhất của một nền giáo dục không phải là nối liền mọi khoảng cách giữa học sinh và giáo viên hay sao? Đó chính là điều mà “Viết lên hy vọng” đã làm được.

  5. Mo Mo

    Thực sự tôi đã nghẹn ngào khi đọc những dòng nói về những cố gắng, nổ lực, khó khăn mà Erin đã phải đối mặt khi mới bước chân vào phòng 203. Đối với một giáo viên mới ra trường mà nói, đó là một thách thức lớn và cứng cựa. Nếu như là những giáo viên bình thường khác, có lẽ cô cũng đã bỏ cuộc từ lâu với những học sinh cá biệt khó trị này. Nhưng ở cô lại có sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, tấm lòng của một nhà giáo và một cô gái. Cô đã chứng minh được cho các học sinh cá biệt đó thấy rằng cô đến với các em bằng sự quan tâm thật sự, muốn các em trở thành những con người có ích đối với bản thân mình trước tiên. Và khi đọc những dòng nhật ký của các em ấy, một thứ tình cảm mãnh liệt đã dâng trào trong cô và chính thứ tình cảm ấy lại gắn kết cô và các em phòng 203 bền chặt hơn bao giờ hết. Với quyết tâm lấy lại những gì đáng thuộc về các em, cô và những nhà văn tự do của mình đã làm rung chuyển không chỉ trường học, mà cả nước Mỹ. Và đến nay, những dòng viết hy vọng đó đã và đang trở thành những món quà quý báu cho những ai đang rơi vào tuyệt vọng. Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến được tới trái tim.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button