Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương

(1 đánh giá của khách hàng)

Cuốn sách phải đọc không chỉ đối với các bậc phụ huynh mà còn hữu ích cho những người chưa lập gia đình. Cuốn sách đặc biệt hữu ích đối với phụ huynh Việt Nam. Tác giả cho người đọc một sự so sánh khá toàn diện về 2 nền giáo dục hoàn toàn khác nhau về tư tưởng là Trung Quốc và Israel. Các bậc phụ huynh VN ít nhiều sẽ thấy hình ảnh mình trong cuốn sách và hiểu bản chất cách giáo dục con sai lầm của mình để sau này cải thiện. Thương cho roi cho vọt quả không sai nhưng chưa đủ, roi vọt không nhất thiết là dùng vũ lực với con, roi vọt vô hình mới là cái cần trong thời đại ngày nay.

Danh mục:

Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương là chấp bút của một bà mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, đã bồi dưỡng con cái của mình trở thành triệu phú.

Do Thái là một dân tộc huyền bí, từng xuất hiện nhiều triết gia vĩ đại và doanh nhân thành công ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mặc dù dân số không đông nhưng lại có nguồn sức mạnh tiềm ẩn khổng lồ, chưa biết chừng còn nắm giữ huyết mạch của cả thế giới.

Tích hợp phương pháp giáo dục của Trung Quốc và Do Thái, Sara cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!” Bà cũng ví von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.”

Giáo dục con cái là một môn học, một nghệ thuật, mà tất cả mọi người đều phải học tập. Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, nếu không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả đáng sợ và đáng hận. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”. Vậy cha mẹ cần dạy dỗ con một cách khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người và cũng như sự hưng thịnh hay suy thoái của cả một dân tộc.

1 đánh giá cho Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương

  1. Lê bá doanh

    Nỗi khổ của bố mẹ hiện nay là phải kìm chế tình thương kiểu nô lệ. Thực ra đó là những cha mẹ thiếu tư duy và không chịu được sự áp lực khi tự dạy con mình. Cái này theo tôi nguyên nhân sâu thuộc về vấn đề văn hoá lối sống của Việt Nam và Trung quốc, dạy bằng nói nhiều hơn làm như mình nói để làm gương và trẻ em phải nghe nhiều hơn nhìn và tự tư duy. Trẻ em bây giờ hầu như ko tư duy vì tất cả đều sẵn cả. Nên mắt nhìn, mồm đọc nhưng không hiểu mình vừa đọc gì. Có nghĩa con đường vào cửa tri thức mắt nhìn mồm đọc và ra luôn bằng tai vì não không có kỹ năng nạp nên ko hấp thụ.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button