Review phim

Hoàng Đế Cuối Cùng

The Last Emperor

Nội dung

Là bộ phim tiểu sử về cuộc đời của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa. Bộ phim miêu tả toàn bộ cuộc đời Phổ Nghi, từ lúc lên ngôi khi còn rất nhỏ cho tới lúc bị giam giữ và phóng thích bởi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau đó sống những năm cuối đời tại đây.

Thể loại

10 phim hay về Trung Quốc đi từ quá khứ đến hiện tại - 10 phim hay về Trung Quốc đi từ thời Chiến Quốc, bị chia cắt thành 7 nước đến giai đoạn chiến tranh Trung – Nhật rồi cuộc Nội chiến Trung Quốc. Tất cả khắc họa rõ nét hình ảnh con người, đất nước Trung Quốc kéo dài từ thời chiến đến thời bình cho đến… Đọc thêm

Trailer

Các review được Vnwriter tổng hợp từ nhiều nguồn. Báo cáo vi phạm, bản quyền, spoiler tại trang Liên hệ hoặc Bản quyền.

Review

Đáng xem và chắc chắn không thể bỏ qua

Chuyện Phim 8.5 Blogger

Bộ phim Hoàng Đế cuối cùng là một phim đáng xem và chắc chắn không thể bỏ qua. Bộ phim này do đạo diễn xuất chúng người Ý – Bernardo Bertolucci (người nổi tiếng với bộ phim Last Tango in Paris) chỉ đạo, đem lại những thước phim tráng lệ, đầy sắc màu và chân thực về đời sống nơi thâm cung bí sử của triều đại nhà Thanh cũng như trong giai đoạn 1908 – 1967 đầy hỗn loạn tại Trung Quốc. Những hủ tục, lễ nghi của một triều đại, những bí ẩn phía sau cánh cửa Tử Cấm Thành và những điều kỳ bí sau số phận 1 vị vua được khắc họa chân thực và sinh động. Tất nhiên, đạo diễn đã có những thay đổi nho nhỏ để tăng sự sáng tạo nghệ thuật của bộ phim.

Lát cắt xuất sắc trong cuộc đời của một con người đặc biệt

Kim Du 8.0 Molo

 The Last Emperor không phải là phim tiểu sử chân dung tốt nhất. Việc cắt lát các tình tiết khiến nhịp phim có phần đều đều. Một số cảnh châm biếm có ý tứ rất hay nhưng chưa được đạo diễn khai thác mạnh mẽ. Nhưng phần lời thoại thông minh, ý nhị lại là một điểm gỡ gạc hoàn hảo cho phim. Tất cả những gì mà ai cũng có thể cảm nhận được là một nổi buồn man mác từ bộ phim này. Một nổi buồn không giống ai và không biết tìm ai đồng cảm để tâm sự. Cảnh cuối phim, chúng ta nhìn thấy một kẻ sĩ cô đơn trên sân khấu kịch muốn ai đó biết ông ta là ai, và rồi ông sẽ trở lại là vua.

Cuốn sử thi kể về cuộc đời một người đàn ông

Khánh Sơn 7.0 CafeBiz

Phổ Nghi là Hoàng đế nhưng không được phép đưa ra ý kiến của mình, không được sống với quyền lực tuyệt đối như tổ tiên, mà phải chịu hết áp lực này tới trói buộc khác. Một người đàn ông đứng ở thế cuộc của kẻ mất nước đã đủ nhục nhã đau khổ rồi, Phổ Nghi còn là một ông vua, một kẻ cầm quyền có tiếng mà không có miếng, điều đó khiến chàng thanh niên có dự mưu càng trở nên đau thương.

Trong phim, diễn viên John Lone cũng như ba diễn viên nhí còn lại (vào vai Phổ Nghi lúc nhỏ và khi thiếu niên) đã thể hiện rất tốt nỗi đau nội tâm mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Nỗi đau đó lên dần theo sự trưởng thành. Không còn là tủi thân vì xa mẹ, vì không được ăn những thứ mình thích, không được nói những gì mình nghĩ, không được làm những thứ mình muốn… mà nó trở thành một thứ vượt khỏi sự đau đớn về thể xác giống như linh hồn bị cầm tù, cố gắng vùng vẫy thoát khỏi những đọa đày của một kiếp bù nhìn. Ông trở thành một quân cờ mặc cho người khác lợi dụng, chà đạp, một thế thân của tòa đế chế để người ta hô hào phải tiêu diệt.

Tháng ngày ấu thơ Phổ Nghi còn chút trẻ con, tùy hứng, muốn phá phách và nổi loạn trong tâm tưởng, nhưng khi bước vào thời kỳ hỗn loạn mất trị an từ ngoài lan vào cung cấm và bùng nổ cách mạng, Phổ Nghi đã học được cách trầm tĩnh, cam chịu và biết nhẫn nhục. Một vị vua đứng đầu một đất nước phải im lặng cho tên tay sai Nhật Bản quát mắng vào mặt, phải cúi đầu dùng phấn viết tên mình dưới mũi giày của hắn, chỉ được nói khi bọn chúng cho nói, phải chọn lọc câu từ. Đó không phải sự hèn nhát, không phải sự ham sống sợ chết bởi ông cũng có lòng tự trọng của mình, nhún nhường nhưng không nịnh bợ lấy lòng…

Vua Phổ Nghi trong phim The Last Emperor không còn giống một vị vua tươi cười hớn hở, vô tâm vô tính chịu sự an bài của kẻ khác như trong một số phim, mà giống một người đàn ông chịu chung vận mệnh lên xuống của đất nước.

Chất liệu mà đạo diễn Bernardo Bertoluccisử dụng trong phim mang đậm nét Trung Hoa cận đại. Từ màu sắc đỏ vàng phảng phất bóng dáng hào quang cổ xưa, đến màu trắng ảm đạm của một đất nước “thay da đổi thịt” trong máu lửa. Âm nhạc dân gian và cách sử dụng tiếng động cũng rất độc đáo: Tiếng nhị kéo da diết hòa lẫn tiếng guốc mộc, tiếng tù xen lẫn tiếng đọc kinh của các Đạt Ma trong đêm tiểu Hoàng đế được đón đi đăng quang, trong bầu không khí tĩnh lặng đến ma quái chỉ nghe thấy giọng khàn khàn trăn trối của Từ Hy Thái hậu, rồi đến lễ cưới Hoàng gia lập Hậu của Phổ Nghi, cảnh hoành tráng, âm nhạc sôi trào, tiếng kèn, cồng vang lên đúng chất phương Đông…

Bernardo Bertolucci còn khéo léo trong việc cắt cảnh, nối đoạn để sự việc diễn ra dù bị nhảy cách thời gian nhưng không làm mất đi trật tự và chuỗi ý nghĩa cùng sự kiện vốn có. Hơn nữa, ông còn thêm vào cuộc đời Hoàng đế Phổ Nghi một trang đời éo le khi vợ ông nghiện thuốc phiện và sa vào mối quan hệ tình cảm với một người phụ nữ khác! Rồi bản thân Hoàng đế cũng lao xuống vực thẳm , mặc cho đời trôi nổi…

Bernardo Bertolucci là đạo diễn người Ý, ảnh hưởng của Trào lưu Tân hiện thực quá mạnh mẽ nên phim của Bertolucci cũng mang hơi hướng đặc tính của lối làm phim thuộc Trào lưu này. Ông sử dụng nhiều cảnh đặc tả, góc máy đuổi bắt hoặc đón sẵn chờ nhân vật trung tâm xuất hiện. Không tô vẽ hào quang, cốt cách cho nhân vật mà để cho mọi sự tự nhiên được diễn ra…

Hay

Nội dung - 8
Diễn xuất - 8.1
Nhạc phim - 8.1
Kỹ xảo điện ảnh - 8
Thông điệp truyền tải - 8.2

8.1

User Rating: 4.25 ( 2 votes)

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Bảy 31, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Bảy 31, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button