List sách haySách theo chủ đề

4 sách hay về Karl Marx dễ tiếp cận dễ hiểu

4 sách hay về Karl Marx đưa ra góc nhìn về Marx như một trí thức, muốn từ khía cạnh cuộc đời để góp thêm cách hiểu về tư tưởng Marx.

Hành Trình Tri Thức Của Karl Marx

Xem giá bán

Marx là người trí thức, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tư tưởng, lý thuyết gắn liền với thực tiễn tranh đấu, nhưng lại không coi tư tưởng như những chân lý vĩnh cửu. Marx chống lại thái độ giáo điều coi tư tưởng như tín lý và tranh đấu là bắt thực tại uốn nắn theo lý thuyết tín lý. Trái lại thái độ đứng đắn của người tranh đấu cách mạng là luôn luôn phân tách thực tại để rút ra một đường lối hành động từ thực tại. Thực tế biến đổi, lý thuyết biến đổi theo.

Trong tinh thần đó, thái độ xét lại gắn liền với chủ nghĩa Marx vì tiêu chuẩn hành động của phong trào cộng sản là hiệu nghiệm. Nhưng chỉ có hiệu nghiệm nếu hành động xuất phát từ những đòi hỏi của thực tại và đáp lại đúng những đòi hỏi đó.

Chuyện Kể Về Danh Nhân Thế Giới: Karl Marx

Xem giá bán

Thời niên thiếu, nhà triết học, kinh tế – chính trị nổi tiếng người Đức Karl Marx luôn mơ ước xây dựng nên một thế giới bình đẳng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Dù sống trong cảnh bần hàn, túng thiếu triền miên, ông vẫn dành cả cuộc đời để nghiên cứu và đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và trở thành nhà cách mạng tiêu biểu của thế kỉ 20.

“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp.” – Karl Marx

Nhập Môn Marx

Nhập Môn Marx là một cuốn sách của Rius dưới hình thức truyện tranh hài giới thiệu về cuộc đời và hành trình tư tưởng của Karl Marx. Mục đích sáng tác của Rius, như ông nhắc đến trong Lời nói đầu của cuốn sách, là để thử phổ cập hóa Marx, đưa ra cho những người đọc trình đô trung bình một cách tiếp cận dễ hiểu đối với những tư tưởng vĩ đại nhưng khó hiểu của Marx.

Chủ Nghĩa Marx Và Triết Học Ngôn Ngữ

“Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” của V.N. Voloshinov là công trình kinh điển không thể không đọc đối với những ai quan tâm đến khoa học xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, triết học, chính trị, và ký hiệu học.

Xuất bản lần đầu tiên tại Nga năm 1929, “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” đưa ra hoặc dự kiến rất nhiều khái niệm và ý tưởng của Chủ nghĩa Hậu hiện đại và phần lớn những khái niệm và luận điểm mà trước đây người ta gán cho Bakhtin như: nguyên lý đối thoại, diễn ngôn, liên văn bản, thể loại lời nói, tiểu thuyết phức điệu…

“Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” gồm có ba phần. Phần I của cuốn sách, “Tầm quan trọng của triết học ngôn ngữ đối với chủ nghĩa Marx”, là nỗ lực đầu tiên vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu ngôn ngữ, xây dựng một cơ sở của ký hiệu học.

Trong phần II, “Những hướng đi của triết học ngôn ngữ Marxist”, Voloshino tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học ngôn ngữ như sự hình thành ngôn ngữ, tương tác lời nói, sự hiểu, ngữ nghĩa… và đặc biệt là vấn đề về thực tại của các hiện tượng ngôn ngữ mà theo ông là vấn đề trung tâm của khoa học về ngôn ngữ.

Phần III của tập sách, “Tiến tới một lịch sử hình thức phát ngôn trong các cấu trúc ngôn ngữ”, khảo sát một vấn đề rất thú vị chưa từng ai nghĩ đến: sự truyền đạt phát ngôn của kẻ khác…

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button