Hồ Sơ Một Tử Tù

(5 đánh giá của khách hàng)

Câu chuyện cứ chạy dài theo cuộc đời của nhân vật chính đã lần mở cho người đọc thấy được những sai lầm trong cuộc sống luôn xô đẩy con người vào hành động thủ ác một cách tình cờ, trong đó vô tình có trách nhiệm của sự dửng dưng, vô tâm của những quy định, của sự tắc trách và của nhiều hệ lụy khác.

Danh mục:

Là câu chuyện về một cậu bé quê nơi có trường bắn xử tội, trở thành con ngoan trò giỏi, rồi thành sinh viên khoa Triết ở một trường đại học lớn. Chính cái mặc cảm nghèo khổ đã vô tình biến cậu trở thành người không chịu đựng được những thói xấu trong nhà trường. Và chính điều này đã biến chàng sinh viên năm nhất nhu mì trở thành người có tội, bị đuổi học. Và rồi cái quy định ngặt nghèo của những quy định máy móc đã ngăn không cho cậu trở lại trường năm sau và trở thành người đi đào vàng. Và ở nơi mọi quan hệ được tính bằng sức mạnh đã biến chàng sinh viên ngày nào trở thành một thủ lĩnh có máu mặt vì có học. Những bước trượt tiếp theo là không thể tránh khỏi và kết cục chàng phải dựa cột ngay nơi trường bắn quê mình.

Câu chuyện cứ chạy dài theo cuộc đời của nhân vật chính đã lần mở cho người đọc thấy được những sai lầm trong cuộc sống luôn xô đẩy con người vào hành động thủ ác một cách tình cờ, trong đó vô tình có trách nhiệm của sự dửng dưng, vô tâm của những quy định, của sự tắc trách và của nhiều hệ lụy khác.

5 đánh giá cho Hồ Sơ Một Tử Tù

  1. Kim Huyen

    Văn phong sâu sắc. Nguyễn Đình Tú xây dựng cốt truyện sáng tạo theo dòng hồi ức của người tử tù – mỗi bước chân là một bước ngoặc của cuộc đời hắn. Bước chân đầu tiên là kí ức về tuổi thơ nghèo khó , có lẽ đó là khoảng thời gian đẹp nhất của hắn. Những bước chân tiếp theo cuộc đời của hắn càng trở nên u tối bởi sự tha hóa dần trở thành tên tội phạm nguy hiểm. Tuy vậy, câu chuyện vẫn có tính nhân văn sâu sắc , trong con người nguy hiểm ấy vẫn ngày đêm hoài niệm về khoảng hồi ức đẹp nhất của mình, luôn khát khao được sống tự do.Kết thúc câu chuyện khiến người đọc cảm thấy hài lòng bởi hắn chết mà dường như vẫn còn tồn tại giữa vùng đất Áng Sơn bởi những câu chuyện được thêu dệt, bởi dãy phướn vẫn tung bay trong gió trong những đêm hoa quỳnh nở…

  2. Trần Ái Nhi

    Thoáng buồn khi nhìn số lượng người đánh giá bởi vì có những quyển sách số lượng đánh giá lên tới con số hàng trăm trong khi ” hồ sơ một tử từ ” chỉ dừng lại con số trên đầu ngón tay. Nhưng thôi, dù sao thì bản thân vẫn cảm thấy rất may mắn khi tìm được ” hồ sơ một tử tù” nhỏ bé trong vô vàn những đầu sách. Chính quyển sách này là cầu nối để đưa mình đến với Nguyễn Đình Tú- tác giả của những câu chuyện thấm đẫm chất đời mà lại giàu tính nhân văn. Nhân vật chính trong câu chuyện- Phạm Bạch Đàn cũng không khác gì một Chí Phèo của truyện ngắn Nam Cao ngày trước. Từ một cậu bé sinh ra tai miền quê nghèo, lớn lên trong những tiếng đập đá chan chát và lại có tiếng giỏi văn ở trường huyện. Nhưng rồi cuộc đời của chàng sinh viên khoa Triết ấy lại kết thúc theo kiểu “lối mòn bi kịch “. Con đường đến với tù tội của Đàn dường như quá đỗi chóng vánh, ranh giới giữa thiện và ác cũng như quá mong manh bởi chỉ trong một lần giận dữ Đàn đã bắt đầu trượt dài trên con đường tội lỗi của mình để rồi kết thúc cuộc đời là những bước chân cuối cùng bước lên cây cột hình thánh giá của trường bắn quê hắn. Chính nghèo đói đã làm cho phần người trong Đàn tha hóa dần. Thế nhưng tính nhân văn của câu chuyện nằm ở chỗ là Bạch Đàn cũng luôn khao khát con đường hoàn lương, chỉ tiếc rằng tội lỗi mà Đàn gây ra đã quá chồng chất. Chắc hẳn nhân vật Đàn trong trang văn của Nguyễn Đình Tú cũng là một trong vô vàn nhân vật trong cuộc sống thực bước vào.
    Thực sự cám ơn tác giả Nguyễn Đình Tú với câu chuyện mang đậm tính nhân văn nhưng lại có tính giáo dục cao đối với thế hệ thanh niên ngày nay. Đừng vì những cám dỗ hay sĩ diện của cái tôi để rồi lại sa chân vào con đường tội lỗi như chàng sinh viên khoa Triết – Bạch Đàn ấy.

  3. Huỳnh Văn Thớm

    Quyển sách bắt đầu và kết thúc cùng một khung cảnh nhân vật chính-Bạch Đàn được đưa đến nơi thực thi lẽ công bằng. Từ đây Bạch Đàn từ từ nhớ lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời của mình. Từ tuổi thơ gắn liền với đá và trường bắn, những ký ức về trường đại học và những tội ác của mình. Tác giả Nguyễn Đình Tú đã khắc họa rất thành công nhân vật Bạch Đàn. Ở nơi Đàn có cái gì đó vốn rất lương thiện, nhưng do hoàn cảnh do cuộc sống đã đẩy hắn vào con đường đầy tội lỗi. Có thể nói chính sự “nghèo” và “mặt cảm” đã tha hóa con người hắn. Nhưng trách số phận một thì phải trách Đàn mười, điều cốt lõi phải nhắc đến là do chính Bạch Đàn. Chính Bạch Đàn đã không bỏ qua được cái nghèo vượt qua được sự mặt cảm ấy, chính Bạch Đàn đã không hướng đến cái thiện mà chính người bạn thân của hắn đã làm được (Hiến) để chọn con đường đen tối và rồi phải gánh hậu quả.
    Quyển sách cho ta thêm nhiều bài học quý giá… rất hay, rất thật xin cảm ơn tác giả.

  4. Ryu Rolan

    “Đáng tiếc, nhưng đáng tiếc hơn là tất cả chúng ta đều có lỗi mà không biết”.
    Dường như ai trong câu chuyện này cũng có một phần nhỏ đóng góp vào cái kết cuối cùng của Đàn. Từ một cậu sinh viên khoa Triết, vốn có một tương lai xán lạn, vậy mà dần đẩy đưa đến con đường tội lỗi. Những năm tuổi thơ, Đàn chỉ lén nhìn người ta xử bắn tử tù, cuối cùng chính Đàn phải đứng ở nơi ấy, và biết đâu cũng đang có vài đứa trẻ tò mò đang nhìn ngó như Đàn ngày xưa.
    Có tội thì phải trả giá, nhưng Đàn vừa đáng thương vừa đáng tội. Những con người thấu hiểu Đàn, chỉ có thể đem lại chút bình yên cuối cùng cho cuộc đời Đàn.
    Một câu chuyện đủ làm tôi rưng rưng lệ, một trong những câu chuyện mà tôi tâm đắc nhất. Cảm ơn tác giả.

  5. Lê Bá Cường

    Truyện thực sự rất hay. Diễn biến nội tâm và mối quan hệ giữa các nhân vật được tác giả xây dựng rất đỉnh. Đầu truyện hay, giữa truyện một vài đoạn tôi thấy hơi lê thê. Đỉnh cao phải là 3 chương cuối truyện. Đọc ko thể rời mắt được.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button