Nghệ Thuật đầu tư Dhandho

(3 đánh giá của khách hàng)

Hãy tập trung nghiên cứu và đầu tư vào những công ty bán những sản phẩm mà tất cả mọi người cần; hãy đầu tư vào những công ty có xác suất thay đổi và buộc phải thay đổi ít nhất, những công ty có rủi ro thấp và tính bất định cao; hãy biết chờ đợi và đặt cược lớn khi lợi thế nghiêng về phía mình; hãy cược ít, cược lớn và cược không thường xuyên; hãy mua khi những người khác tuyệt vọng. Đó là tất cả những gì bạn cần phải làm khi đầu tư theo phong cách của Mohnish Pabrai..

Danh mục:

Khi nhắc tới đầu tư giá trị, chúng ta không thể không nhắc đến người đàn ông lỗi lạc, người được ví như một “Warren Buffett đời thứ hai”, đó là Mohnish Pabrai.

Thuộc diện sinh sau đẻ muộn lại không được đào tạo bài bản về tài chính nhưng nhưng Mohnish Pabrai đã trở thành một nhà đầu tư vô cùng thành công. Ông được xếp vào hàng ngũ những nhà đầu tư giá trị nổi danh thế hệ mới cùng Phil Town, Guy Spier, Seth Klarman; những con người kế thừa một cách xuất sắc phương pháp đầu tư của các bậc “tiền bối” Benjamin Graham, Warren Buffett và Charlie Munger. Mohnish được biết tới bởi cách tiếp cận cực kì thành công trong dài hạn với thành tích đáng nể: đạt lãi kép tới 18.8%/năm suốt giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ 1999-2008 (thị trường chung chỉ mang lại mức lợi nhuận khoảng 1%) và biến 1 triệu đô la ban đầu của trong quỹ đầu tư của mình (năm 1999) tăng trưởng thành 400 triệu đô la ngày nay.

Lối tiếp cận truyền thống của hầu hết các nhà đầu tư trên thực tế luôn là “Rủi ro cao, lợi nhuận cao” nhưng với Mohnish Pabrai thì không nhất thiết phải như vậy. “Rủi ro thấp, lợi nhuận cao” đó là tất cả những gì ông tìm kiếm.

Mohnish Pabrai thông qua cuốn sách nổi tiếng của mình – “Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho – The Dhandho Investor” sẽ từng bước chỉ ra cho chúng ta những đặc điểm và cách thức đầu tư mà ông đã áp dụng rất hiệu quả trong thực tế. Và thật là may mắn những “túi khôn” và trí tuệ của Mohnish sẽ đến và đi thẳng vào đầu chúng ta bằng lối viết và kể chuyện đơn giản, dễ hiểu.

“Ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi chẳng thiệt bao nhiêu” đó chính là nguyên tắc lặp đi lặp lại trong cuốn sách thông qua hàng loạt các thí dụ về những ngành nghề, những doanh nhân, và những cơ hội kinh doanh khác nhau. Bạn sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao những người Patel, một dân tộc thiểu số Ấn Độ di cư sang Mĩ năm 1970, với số dân vô cùng ít ỏi, lại có thể vươn lên chiếm tới 50% thị phần ngành nghề kinh doanh nhà nghỉ (Motel) tại Mỹ, vì sao doanh nhân Richard Branson lại đạt được thành công lớn với tập đoàn Virgin, vì sao “Vua” thép Ấn Độ Lakshmi Mittal lại là ông hoàng trong lĩnh vực của mình.

Hãy tập trung nghiên cứu và đầu tư vào những công ty bán những sản phẩm mà tất cả mọi người cần; hãy đầu tư vào những công ty có xác suất thay đổi và buộc phải thay đổi ít nhất, những công ty có rủi ro thấp và tính bất định cao; hãy biết chờ đợi và đặt cược lớn khi lợi thế nghiêng về phía mình; hãy cược ít, cược lớn và cược không thường xuyên; hãy mua khi những người khác tuyệt vọng. Đó là tất cả những gì bạn cần phải làm khi đầu tư theo phong cách của Mohnish Pabrai.

NHẬN XÉT VỀ SÁCH

Monish Pabrai là một người có tư tưởng sắc sảo, ông thích giải mã thế giới tài chính huyền bí đồng thời cũng là người xâu chuỗi câu chuyện đến tài tình. Cho dù bạn hoang mang thế nào trước những thế lực đứng sau sự bấp bênh của giá cổ phiếu trên Phố Wall hay bạn biết chắc mình đã tỏ đi nữa, bạn cũng sẽ hiểu thấu đáo hơn khi đọc cuốn sách này. Monish Pabrai dẫn ra câu chuyện của những ông trùm kinh doanh và bài thẩm tra thông minh nhằm chắt lọc các nguyên tắc cốt lõi mang giá trị sâu sắc. Tất cả được đóng gói thành bộ ý tưởng hữu ích mà bạn nên vận dụng vào chính quá trình đầu tư của mình.

– Srephane Fitch, Giám đốc Forbes châu Âu

Tôi đọc Nghệ thuật đầu tư Dhandho liền một mạch vì không kìm lòng nổi. Mohnish chia sẻ những “bí mật” tạo nên thành công bứt phá của mình và ghi công vào kho tàng đầu tư giá trị.

– Whitney Tilson, quản lý điều hành kinh doanh và sáng lập quỹ T2 Partners LLC, nhà sáng lập Hội nghị đầu tư giá trị (Value Investing Congress)

Nghệ thuật đầu tư Dhandho đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đơn giản hóa chiến lược đầu tư thành công. “Ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi chẳng thiệt bao nhiêu!” Tôi không phải mua toàn bộ doanh nghiệp, mà chỉ cần mua cổ phiếu của một vài doanh nghiệp đang niêm yết. Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất cứ ai muốn trau dồi kỹ năng đầu tư của mình.

– Pattrick Fitzgerald, Chủ tịch của quỹ Fitzgerald Management

3 đánh giá cho Nghệ Thuật đầu tư Dhandho

  1. Hà Li

    Một cuốn sách với rất nhiều những bài học được đưa ra và bạn tiếp thu và ứng dụng nó như thế nào trên thị trường , ” tập trung nghiên cứu và đầu tư vào những công ty bán những sản phẩm mà tất cả mọi người cần; hãy đầu tư vào những công ty có xác suất thay đổi và buộc phải thay đổi ít nhất, những công ty có rủi ro thấp và tính bất định cao; hãy biết chờ đợi và đặt cược lớn khi lợi thế nghiêng về phía mình…” .

  2. Như Đan

    Trung thành với tôn chỉ đầu tư an toàn với rủi ro thấp lợi nhuận cao hay nói văn hoa là “ngửa tôi thắng, sấp tôi chẳng thiệt bao nhiêu”, Monish Pabrai đã mô tả chi tiết các loại hình kinh doanh trong khuôn khổ của những nhà đầu tư Dhandho (hoạt động nhà nghỉ của người Patel, đế chế Virgin của Branson,… cũng như chính kinh nghiệm của Mohnish). Điểm chung của chúng là:
    1. Đơn giản.
    2. Chịu tốc độ thay đổi chậm
    3. Sở hữu con hào kinh tế vững chãi…

    Và một nhà đầu tư Dhandho điển hình cũng không quên mua những doanh nghiệp có giá rẻ, đặc biệt là “mua 1 đô la với giá 50 xu”. Monish Pabrai cũng giải thích tại sao Phố Wall hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm rủi ro và sự bất định (risk vs. uncertainty). Ông cho rằng nhà đầu tư đi theo nghệ thuật Dhandho sẽ tìm kiếm doanh nghiệp rủi ro thấp với độ uncertainty cao. Và còn nhiều và rất nhiều các kiến thức thâm sâu khác, nhưng được diễn giải vô cùng dễ hiểu, như chính triết lý đầu tư của Mohnish vậy.

  3. Lạc Tiên

    Nhận xét ngắn gọn về cuốn này là thông thái, dễ hiểu, dễ áp dụng, chứa đầy những túi khôn về nghệ thuật kinh doanh và đầu tư. Bản thân bác Mohnish Pabrai là một NĐT giá trị nổi danh đã nghiền nát thị trường với tỷ suất lợi nhuận lên đến 1100% từ năm 2000.

    Bác này là một người vô cùng thông thái, tốt bụng và giản dị. (Trong suốt cuốn Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị, Guy Spier đã đề cập đến Mohnish Pabrai như một người thầy lớn, một hình mẫu hoàn hảo mà mọi NĐT đều hướng tới). Triết lý đầu tư của bác này là “rủi ro ít lợi nhuận cao” hãy biết chờ đợi và đặt cược lớn khi lợi thế nghiêng về phía mình; hãy cược ít, cược lớn và cược không thường xuyên; hãy mua khi những người khác tuyệt vọng.

    Đặc biệt trong sách có một câu rất hay là “Ngửa thì tôi thắng Sấp thì tôi chẳng thiệt nhiều”. Câu nói này lặp đi lặp lại ở mỗi chương sách và mình cá là khi đọc đến trang cuối cùng bạn sẽ thấy triết lý này vô cùng, vô cùng tuyệt diệu cho đầu tư, kinh doanh và cuộc sống. Và bạn sẽ đọc đi đọc lại cuốn này không chỉ một mà là rất nhiều lần!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button