Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

(5 đánh giá của khách hàng)

Chỉ cần cuộc sống không ngừng biến đổi thì niềm hy vọng của chúng ta cũng sẽ không bao giờ biến mất. Vì thế lời cuối cùng, tôi muốn nói với các em. Hãy sống. Hãy yêu, hãy đấu tranh, hãy phẫn nộ, hãy buồn chán và hãy sống trong cuộc sống này, cho đến tận hơi thở cuối cùng của các em.

Danh mục:

Bất hạnh làm sao con người sống trên mặt đất đều không thể dễ dàng giải phóng mình khỏi trọng lực của trái đất để sống bay bổng nhẹ nhàng.

Cuộc đời yêu cầu chúng ta mỗi phút giây đều phải đưa ra những quyết định và hy sinh khó khăn… Chỉ cần cuộc sống không ngừng biến đổi thì niềm hy vọng của chúng ta cũng sẽ không bao giờ biến mất. Vì thế lời cuối cùng, tôi muốn nói với các em. Hãy sống. Hãy yêu, hãy đấu tranh, hãy phẫn nộ, hãy buồn chán và hãy sống trong cuộc sống này, cho đến tận hơi thở cuối cùng của các em.

5 đánh giá cho Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

  1. Nguyễn Dương

    Shin Kyung Sook là nhà văn nữ nổi tiếng của Hàn Quốc. Những cuốn tiểu thuyết của bà vô cùng chân thật và mang lại cho người đọc những bài học về nhân văn vô cùng sâu sắc.
    Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi là cuốn tiểu thuyết về tuổi thanh xuân của những con người trẻ tuổi vào những năm 80, khi mà Hàn Quốc có rất nhiều biến động. Họ trẻ, họ nhiệt huyết, họ đam mê nhưng lại vô cùng cô đơn và lạc lõng. Đôi khi, dựa dẫm vào nhau để có thể tiếp tục cuộc sống này. Nhưng dù có khó khăn thế nào, với sức trẻ, niềm tin tưởng của họ giúp họ vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục sống, tiếp tực cuộc hành trình của mình.

    Đây là cuốn sách những ai có tâm trạng không tốt nên đọc nó để có thể cảm nhận và cố gắng vượt qua nỗi sợ của mình. Tiếp tục bước đi

  2. Đoàn Hồng Thủy

    Tác giả Shin Kyung Sook đã rất nổi tiếng với Hãy chăm sóc mẹ nên khi Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi xuất hiện tôi đã đặt mua mà không chút do dự. Tôi đặc biệt thích văn phong của Shin Kyung Sook, giản dị mà đầy ám ảnh. Không biết hoạ sĩ vẽ bìa của Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi lấy cảm hứng từ đâu để sáng tạo, nhưng tôi đặc biệt thích cái bìa, đẹp và gợi quá đi mất! Đọc Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi chỉ thấy buồn và u uất, từ đầu tới cuối. Nhưng có lẽ vì vậy những ký ức trong truyện mới càng thêm ám ảnh và day dứt, khó ai có thể quên.

  3. Nguyễn Thanh

    Một lần nữa, sự kết hợp tuyệt vời giữa Nhã Nam và Hội Nhà Văn đã tặng cho độc giả một ấn phẩm Á Châu đặc biệt.
    Shin Kyung Sook như là một sự kết hợp của Takuji và Murakami – ngôn từ nhân vật thanh tao, tình cảm nhẹ nhàng mà diễn biến truyện luôn gây sự tò mò và đầy ám ảnh. Ngòi bút của tác giả thực sự đã chạm vào trái tim độc giả qua từng nét phác họa nhân vật, những con người trong xã hội, cho dù – ở quá khứ xa xôi hay hiện tại, đều khao khát yêu thương.

  4. Nguyễn Huỳnh Nhật Anh

    Văn phong của văn học Hàn Quốc cũng khá là giống Nhật Bản, nhẹ nhàng nhưng ám ảnh và đầy ý nghĩa. Từng nhân vật trong câu truyện đã được tác giả khắc họa một cách chân thực, sâu sắc và có tính cách của riêng mỗi người. Đa phần các nhân vật khá là rụt rè, nội tâm và không quá quan tâm đến thế giới bên ngoài, họ hài lòng với những gì mình đang có và chẳng bao giờ đòi hỏi gì. Tác giả đã xây dựng cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc và ở đâu đó phảng phất những nỗi buồn trong từng câu chữ. Cái hay ở tác phẩm này đó chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng tài tình của tác giả, bà như khoác những bộ áo cánh cho từng nhân vật, không qua rực rỡ nhưng cũng không dễ gì quên được những khuôn mặt đó

  5. Thường Khả Hân

    Xuyên suốt cuốn sách tác giả luôn viết những cụm từ theo kiểu cách: viết hoa chữ đầu, ngăn cách bởi chấm câu. Rời rạc, chấm đứt đoạn lạnh tanh, từng chữ một, như được gằn ra.
    Khi tôi vừa đọc câu chuyện này, tôi không thích cách viết như vậy. Kết thúc câu chuyện, tôi lại bất giác viết theo lối này. Đau đớn, dằn vặt, chi tiết và những câu chuyện nhỏ nhặt lồng ghép vào nhau. Giữa họ có một mối liên hệ gọi là, nếu không nhớ được thì, Chúng.Ta.Đừng.Quên.Ngày.Hôm.Nay.Nhé.
    Ba người – Jeong Yun, Mi Ru và Myung Soo. Họ ăn, đi bộ và viết. Cuộc sống tưởng chừng như đơn giản nhưng mỗi người trong họ, vẫn đang gồng người lên, chiến đấu với quá khứ và sống tiếp. Họ gặp nhau ở đâu đó rồi không thể rời xa nhau nữa, như thể rời xa sẽ không đủ dũng khí tiếp tục duy trì cuộc sống.
    Lấy bối cảnh đất nước bất ổn, cái tôi của nhân vật lu mờ đi để hòa vào đại cuộc, người đọc sẽ không cảm nhận được thứ tình cảm lãng mạn sướt mướt trên phim Hàn. Mà lắng đọng lại mạch cảm xúc rất chân chất giữa con người với con người, đi để biết bản thân là ai và cùng nhau để sống.
    Cả khi khép lại câu chuyện, giọng văn trầm buồn của Shin Kyung Sook vẫn chưa thôi ám ảnh.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button