Phương Pháp Tối Ưu Hóa Trí Nhớ

(1 đánh giá của khách hàng)

Hãy nhanh chóng gạt bỏ kiểu tư duy chấp nhận số phận đó ngay bây giờ, bởi cuốn sách của Kabasawa sẽ chứng minh cho bạn thấy:“Năng lực trí nhớ không phải bẩm sinh mà hoàn toàn có thể rèn luyện được”.

Danh mục:

Giới thiệu

Tất cả chúng ta đều mong muốn sở hữu kỹ năng ghi nhớ thật tốt. Nhưng lại không biết cách làm thế nào để cải thiện trí nhớ của mình. Trong thời buổi mà con người ngày thêm phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm trên Internet khiến khả năng ghi nhớ của chúng ta đang liên tục sụt giảm.

Nhưng tại sao lại có những người chỉ cần học 5 ngày là hiểu cả quyển sách 500 trang trong khi có nhữngngười học cả tháng vẫn không nắm được vài trang bài học? Bạn có thể nghĩ tiêu cực: “Mình vốn sinh ra đã có trí nhớ kém rồi, không thể thay đổi được”, hay “Những người nhớ tốt là vì bẩm sinh họ đã vậy rồi!”.

Hãy nhanh chóng gạt bỏ kiểu tư duy chấp nhận số phận đó ngay bây giờ, bởi cuốn sách của Kabasawa sẽ chứng minh cho bạn thấy:“Năng lực trí nhớ không phải bẩm sinh mà hoàn toàn có thể rèn luyện được”.

Đọc thử

Ba chiến thuật cơ bản và ưu điểm của “Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ”

“Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ” là phương pháp làm việc giúp thúc đẩy sự phát triển của bản thân

“Nhớ mà không cần phải ghi nhớ một cách khổ sở – điều đó thực sự có thể hay không?”

Lúc bắt đầu đọc cuốn sách này, chắc hẳn bạn đã có suy nghĩ trên.

Cho đến bây giờ, dù bạn có gắng sức để nhớ ra hay học thuộc lòng bạn vẫn không thể nhớ.

Phương pháp này có thể làm được hay không? Chắc chắn là bạn vẫn “bán tín bán nghi”.

Vì vậy tôi sẽ đưa ra một kết luận: Việc ghi nhớ một cách thoải mái mà không cần gượng ép là điều hoàn toàn có thể.

Trái lại, khi bạn thực hiện theo các “Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ” trong cuốn sách này, bạn có thể đạt được những kết quả như sau: Năng lực trí nhớ của bạn trở nên tốt hơn và bạn đạt được những thành quả liên quan tới “trí nhớ”, ví dụ như vượt qua các kỳ thi khó nhằn. Ngoài ra, não bộ cũng trở nên linh hoạt hơn, năng lực học tập và làm việc cũng được nâng cao. Và bạn có thể nhanh chóng phát triển bản thân.

Tóm lại, “Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ “ không chỉ đơn thuần là nhớ mà nó còn là một “kỹ năng làm việc” giúp thúc đẩy sự phát triển của bản thân.

Trước khi đi vào “bí quyết” cụ thể của “Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ”, đầu tiên tôi sẽ đề cập đến “ba ưu điểm” và “chiến thuật cơ bản” để chắc chắn đạt được từng loại ưu điểm đó.

[Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ – Những điều đạt được số 1] Phòng tránh sự suy giảm trí óc và mất trí nhớ

Sao dạo này mình hay để quên đồ thế nhỉ… Bạn có đang lo âu về điều này không?

“Tệ quá, sao dạo này mình hay quên đồ thế nhỉ”, “Sao chả nhớ nổi tên của người khác” hay “Gần đây mình toàn chỉ trỏ ‘cái này’, ‘cái kia’, ‘người kia kìa’ mà chẳng nhớ nổi thứ đó tên gì là sao”… Những tình trạng bệnh như thế này, không biết có bạn nào tự ý thức được không nhỉ!

Gần đây, bạn không thể nhớ ngay ra tên của ai đó. Bạn quên mất rằng mình đến đây để lấy cái gì. Bạn không thể nhớ được tên cuốn sách mà mình vừa mới đọc hôm trước. Bạn vô tình quên mất những cuộc hẹn quan trọng. Khi xuất hiện triệu chứng “hay quên” như thế này thì có lẽ sẽ có nhiều người bắt đầu cảm thấy lo lắng bất an:

“Nghĩ kỹ thì không lẽ mình mắc chứng mất trí nhớ hay sao?” hoặc là “Mình bắt đầu bị chứng mất trí nhớ thật rồi ư?”

Hầu hết mọi người đều “mong muốn ngăn ngừa sự suy giảm năng lực trí nhớ”. Nhưng mà, họ sẽ dễ phải từ bỏ hy vọng đó vì “khi có tuổi, sự suy giảm năng lực trí nhớ là điều không thể tránh khỏi”. Và tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều không có phương pháp nào giải quyết được tình trạng trên. Khi không thường xuyên được sử dụng, hoạt động của não sẽ giảm sút và dần làm suy giảm năng lực trí nhớ. Ngoài ra, các tế bào não cũng dần dần chết đi và não bộ bị teo nhỏ lại. Đây được gọi là “Hội chứng khiếm dụng”1.

1Hội chứng khiếm dụng: Chỉ sự giảm sút hoạt động về thể chất cũng như tinh thần của người hưu trí sớm, hơn nữa còn khiến tuổi thọ của họ ngắn hơn.

Khi nhìn vào ảnh chụp cắt lớp MRI não người cao tuổi, có thể nhận thấy sự suy giảm tế bào não và sự teo nhỏ của não bộ tỉ lệ thuận với độ tuổi.

Thế là, nhiều người sẽ cảm thấy rằng: “Quả thật là khi có tuổi, năng lực trí nhớ cũng sẽ suy giảm”. Nhưng sự thật là, xét trên phương diện thần kinh học thì phép suy luận “tuổi tác tăng cao = trí nhớ thụt lùi” là hoàn toàn sai.

Mặc dù đã có tuổi, nhưng não vẫn còn phát triển!

Có lẽ có rất nhiều người đã từng nghe những câu chuyện như là: “Sau khi sinh ra, các tế bào não tiếp tục mất đi”, “mỗi ngày có khoảng 100.000 tế bào não bị chết và không có tế bào nào được tạo mới”. Lúc tôi còn là sinh viên khoa Y, tôi đã được học là “tế bào não không tăng trưởng cũng không tái sinh được”.

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khoa học về não gần đây thì những điều trên đã được chứng minh là không chính xác. Một giáo sư của Đại học London ở Anh – ông Maguire đã tiến hành khảo sát não bộ của 16 tài xế taxi trong thành phố London và so sánh thể tích “vùng hải mã”1 trong bộ não của họ với những người bình thường. Kết quả là ông đã chỉ ra rằng thể tích vùng hải mã của những người tham gia thí nghiệm đó lớn hơn so với người bình thường. Ngoài ra thể tích ấy tỉ lệ thuận với số năm kinh nghiệm làm việc của các tài xế. Và kết luận được đưa ra là, một tài xế taxi chuyên nghiệp với 30 năm kinh nghiệm có thể tích vùng hải mã lớn hơn 3% so với người thường. Điều này cũng đồng nghĩa với 20% số lượng tế bào thần kinh tăng lên.

1 Vùng hải mã: Còn gọi là hồi hải mã, là một phần của não trước gồm hai khối chất xám có hình cong giống như con cá ngựa nằm bên trong thuỳ thái dương. Con người và các loài động vật có vú khác có hai hải mã, mỗi cái ở một bán cầu não.

Ở London, người tài xế luôn phải ghi nhớ những con đường phức tạp và luyện tập ghi nhớ chúng mỗi ngày. Kết quả là tế bào thần kinh tăng lên và thể tích vùng hải mã tăng lên.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không có sự kích thích nào thì não bộ sẽ bị suy giảm. Tế bào não cũng dần chết theo năm tháng. Tuy nhiên, việc rèn luyện não bộ có thể làm tăng số lượng tế bào của vùng hải mã – vùng này có vai trò quan trọng liên quan đến trí nhớ. Hơn nữa cũng có thể làm tăng thể tích vùng hải mã.

[Chiến thuật cơ bản 1] Rèn luyện não bộ, phát triển trí não – Lý luận về việc hoạt động trí não từ những năm 40 tuổi

Sau khi trưởng thành, não bộ của con người không còn phát triển nữa. Người ta cho rằng khi về già thì chức năng của não sẽ bị mất dần đi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thì điều này được chứng minh là không chính xác.

Chức năng của não không hẳn là tỉ lệ với số lượng tế bào thần kinh. Hơn thế, nó liên quan đến số lượng liên kết giữa các khớp thần kinh. Các dây thần kinh tạo thành mạng lưới trong hệ thần kinh, nhưng người ta cũng gọi các phần tiếp hợp này là các khớp thần kinh.

Một tế bào thần kinh kết hợp với các tế bào thần kinh khác dựa trên sự kết hợp của hàng ngàn các khớp thần kinh. Đây là một hệ thống mạng lưới vô cùng tinh vi. Dựa vào việc rèn luyện não bộ thì dù bạn có hơn 40 hay 50 tuổi đi chăng nữa số lượng liên kết giữa các khớp thần kinh này vẫn có thể tăng lên.

“Năng lực trí nhớ” của bạn có thể được nâng cao hơn nhờ vào sự gia tăng liên kết giữa các khớp thần kinh. Sự suy giảm năng lực trí nhớ vì lão hóa tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu và thực nghiệm đã cho thấy rằng cũng có những người già mà năng lực trí nhớ không hề bị suy giảm. Nếu không làm gì cả thì cùng với tuổi tác, các tế bào não cũng dần mất đi và não bộ bị lão hóa dẫn đến việc năng lực trí nhớ tiếp tục giảm sút.

Tuy nhiên, trái ngược với điều này, nếu bạn biết sử dụng não bộ một cách có hiệu quả, thì các tế bào thần kinh và sự kết hợp giữa các khớp thần kinh cũng tăng lên. Kết quả là ngăn chặn được sự lão hóa của não, làm tăng “năng lực trí nhớ” và có khả năng làm cho não luôn hoạt động trong trạng thái linh hoạt.

Vận dụng tốt các kiến thức và thông tin của lĩnh vực khoa học não bộ mới nhất, thì sẽ giúp cho não trở nên linh hoạt và làm tăng năng lực trí nhớ hơn hiện tại. Và điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho việc phòng tránh sự suy giảm não bộ và chứng mất trí nhớ.

Chương 7 sẽ nói rõ hơn về sự phòng tránh chứng mất trí nhớ.

[Chiến thuật cơ bản 2]: Cạnh tranh bằng “năng lực của người trưởng thành” – Lý luận sử dụng năng lực phán đoán tổng quan

Có nhiều người cho rằng khi con người ta già đi, không chỉ thể lực mà hoạt động của não cũng suy giảm. Nhưng điều đó hoàn toàn sai.

Tuổi tác khiến cho năng lực suy giảm nhưng cũng chính tuổi tác làm cho năng lực phát triển. Kỳ thủ nổi tiếng cờ Shogi – ông Yoshiharu Habu đã nói trong tác phẩm Trái tim không thể bị đánh bại khi đấu tranh với chính mình của mình thế này: “Với các cờ thủ trẻ, khả năng đọc được chiến thuật và nước đi của đối thủ trong cờ Shogi là tốt hơn nhưng khi sử dụng “năng lực phán đoán tổng quan” họ lại đi theo lối suy nghĩ “làm thế nào để đọc được nó”.

Trong cờ Shogi, “năng lực phán đoán tổng quan” tiến bộ mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi tác. Năng lực phán đoán là năng lực nhìn thấu mọi vật, được bồi dưỡng qua quá trình tích lũy các kinh nghiệm. Nếu bạn không vận động trí não, trí nhớ, năng lực học hỏi những điều mới mẻ, khả năng tập trung, chú ý, tất cả sẽ dần bị suy giảm qua thời gian. Tuy nhiên, khả năng nắm bắt tổng quan sự vật, khả năng tóm lược ý tưởng và tái tổ chức… sẽ hình thành và hoàn thiện theo tuổi tác. Điều đó là vì cùng với tuổi tác, kho tri thức của bạn sẽ tăng lên. Bạn có thể đưa ra phán đoán chính xác hơn khi tham khảo, đối chiếu và vận dụng vốn tri thức mới của bản thân. Đặc biệt, năng lực sắp xếp, tóm lược, năng lực quan sát tổng thể sự vật hay các năng lực liên quan, tất cả đang dần phát triển cùng với tuổi tác.

Mặt khác, trước đây có nhận định là “trí nhớ không thể suy giảm”, nhưng nếu chúng ta không hoạt động não bộ, mà cứ sinh hoạt bình thường, trí nhớ và tư duy sẽ dần dần suy thoái. Đó là chuyện bình thường có thể xảy ra. Trong trường hợp bạn cạnh tranh với những người trẻ tuổi có “năng lực trí nhớ” tốt hay thi đấu với những người yếu về “năng lực sắp xếp và tổng hợp vấn đề” thì bạn sẽ thắng hay thua? Thi đấu với bên nào bạn nghĩ mình sẽ lợi thế hơn?

“Năng lực của người trưởng thành” được hình thành cùng với lứa tuổi nhưng nhiều người không biết được điều này. Sử dụng “năng lực của người trưởng thành” sẽ khắc phục được sự suy giảm trí óc, mặt khác, những người trẻ tuổi có thể phát huy hoàn toàn năng lực làm việc để đạt được thành công.

Phương pháp ghi nhớ được sử dụng trong “năng lực của người trưởng thành”, đặc biệt là phương pháp “Ghi nhớ bằng cách xâu chuỗi sự việc” sẽ được giải thích rõ hơn ở chương 2.

[“Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ” – Những điều đạt được số 2] Thành tích cao hơn và vượt qua các kỳ thi

“Giá mà mình thông minh hơn một chút nữa…” Bạn có đang lo lắng và tự đặt câu hỏi như thế?

“Chỉ cần thông minh hơn một chút, cuộc đời mình có lẽ đã thay đổi”, “Chỉ cần thành tích cao hơn một chút, mình đã có thể vào được một trường đại học hoặc một công ty hàng đầu”. Hoặc là, đối với bản thân bạn có lẽ đã muộn màng nhưng “Những đứa trẻ, chỉ cần chúng thông minh hơn một chút thì có lẽ sẽ đạt được thứ hạng cao trong trường.” Những câu hỏi tương tự như thế bạn có từng suy nghĩ đến?

Có lẽ tất cả chúng ta đều từng một lần có những suy nghĩ kiểu như vậy trong đầu.

Nhật Bản là quốc gia của những kỳ thi. Những kỳ thi quốc gia bắt đầu từ kỳ thi đầu vào nhà trẻ, tiểu học rồi đến cấp hai, cấp ba, thi đại học, rồi đến kỳ thi tuyển công chức khi tìm kiếm việc làm. Hơn thế nữa, dù cho đã trở thành nhân viên công ty thì những kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thi bằng cấp vẫn sẽ trở thành nỗi ám ảnh của bạn. Vì thế, không nói quá khi cho rằng câu hỏi liệu rằng mình có qua được những kỳ thi hay không sẽ chi phối cả cuộc đời của một con người. Với một nước luôn luôn cho rằng “Tốt nghiệp ở một trường hàng đầu và tìm được một công việc trong một công ty hàng đầu” là thành công mang tính xã hội như Nhật Bản thì “trí nhớ” là một thứ không thể thiếu để có thể bứt phá trong các kỳ thi. Trong nhận thức của người Nhật, “người sở hữu thành tích tốt ở trường” = “người thông minh”. Và hơn thế, “người thông minh” = “người có trí nhớ tốt”. Họ cho rằng sự thông minh và trí nhớ là thứ từ khi sinh ra con người đã sở hữu chúng. Vì thế nếu bạn sinh ra với một cái đầu kém thông minh thì bạn chẳng còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận nó. Có lẽ hầu hết mọi người đều bị những quan niệm cổ hủ như thế chi phối, nhưng cách nghĩ đó hoàn toàn là một sai lầm.

90% trí nhớ là có sẵn

Phần lớn nhiều người thường nghĩ rằng “Trí nhớ của mình thật kém” hoặc là “Đầu óc mình không thông minh”, song khoan bàn tới năng lực ghi nhớ của mình kém hay tốt, khả năng lớn là họ đã sai lầm trong cách chuẩn bị cho bản thân trước khi bắt đầu làm việc gì đó.

Quá trình ghi nhớ có bốn bước cố định.

Đó là “hiểu”, “sắp xếp”, “ghi nhớ” và “nhắc lại”. “Những người có trí nhớ kém” và “những người có thành tích thấp” thường xem nhẹ hai quá trình “hiểu” và “sắp xếp” trước khi “ghi nhớ”. Tuy nhiên, “hiểu” và “sắp xếp” thông tin là hai bước chuẩn bị còn quan trọng hơn cả việc “ghi nhớ”.

Não của con người là thứ tùy thuộc vào quá trình “hiểu” mà trở nên khó có thể quên đi sự việc, sự vật. Nếu hiểu được vấn đề ở mức độ có thể giải thích cho người khác, chúng ta có thể ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra, nếu ký ức đó liên quan đến một sự vật khác và được chỉnh sửa thì sẽ dễ dàng lưu lại. Trí nhớ của chúng ta “chỉnh sửa”, “phân loại” những ký ức, thông tin giống nhau. Bởi trí nhớ chuộng những “mối liên hệ” nên chỉ cần tổng hợp lại bằng một “hình ảnh” hay một “bảng biểu” thì quá trình ghi nhớ cũng được thúc đẩy một cách mạnh mẽ.

Đối với đứa trẻ có thành tích tốt ở trường, người ta thường cho rằng trí nhớ của chúng thật tuyệt vời, nhưng thực ra “năng lực lý giải” hoặc “năng lực tóm tắt và chỉnh sửa” thông tin của chúng còn cao hơn cả năng lực trí nhớ. Với chuyện thi cử, hai giai đoạn đầu tiên trong quá trình ghi nhớ là yếu tố quyết định xem bạn thắng hay thua.

Vì vậy, cho dù “năng lực trí nhớ” của bạn có kém đến đâu, miễn là “khả năng lý giải” và “năng lực tổng hợp – sắp xếp” lại vấn đề của bạn vững vàng thì bạn vẫn có thể ghi nhớ thành công mọi thứ.

Tóm lại, ngay cả với những người có trí nhớ kém nhưng nếu biết cách vận dụng thời gian hợp lý vào việc “hiểu” và “chỉnh sửa, sắp xếp” thông tin trước khi sử dụng trí nhớ của mình thì ta vẫn có thể ghi nhớ một cách thoải mái nhất.

[Chiến thuật cơ bản 1]: Không dựa vào Năng lực trí nhớ – Lý luận bù đắp năng lực trí nhớ

“Bởi vì sinh ra trí nhớ mình đã kém cho nên không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận thành tích kém.”

Nào, hãy dừng việc biện minh bằng những lý do vô nghĩa đó. Những suy nghĩ kiểu đó chính là sai lầm thứ hai của bạn.

Trước hết, năng lực trí nhớ không phải là thứ khi sinh ra bạn đã sở hữu, cho dù là 20 hay 40 tuổi đi nữa thì việc cải thiện trí nhớ là điều có thể xảy ra.

Hơn nữa, năng lực cần thiết cho những kỳ thi nói chung và thành tích ở trường nói riêng không chỉ là “năng lực trí nhớ”. Khi khảo sát kỹ những học sinh được cho là “thông minh”, kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết họ có sức tập trung cao, “năng lực chỉnh sửa – sắp xếp và tóm tắt” những điểm mấu chốt cũng sắc bén và đầu óc họ nhanh nhạy, linh hoạt. Đây chính là “năng lực trí nhớ”, nói cách khác nó không liên quan trực tiếp gì đến “trí nhớ dài hạn” cả.

Tức là, chỉ cần “khả năng chú ý, tập trung” và “năng lực chỉnh sửa, tóm tắt” thông tin vững vàng cùng với cái đầu nhạy bén, ta có thể che đi khuyết điểm “năng lực trí nhớ” kém của mình.

Bằng cách lưu lại những thông tin đã qua xử lý gọn gàng trong trí nhớ, bạn không cần dùi mài học thuộc hay nâng cao năng lực trí nhớ mà vẫn khiến cho thành tích ở các kỳ thi hoặc bài kiểm tra tăng lên. Điều này được gọi là phương pháp “Ghi nhớ ngoài năng lực trí nhớ”.

Chỉ cần vận dụng kỹ thuật “Ghi nhớ ngoài năng lực trí nhớ” thì những chuyện tưởng như chỉ có trong mơ vẫn có khả năng hóa thành hiện thực, tỉ dụ như có thể nâng cao được thành tích của mình mà không cần phải nhờ vào năng lực trí nhớ có sẵn. Điều đó thực tế hơn một giấc mơ, những học sinh có cái đầu tốt không nhờ vào năng lực trí nhớ mà là sử dụng phương pháp “Ghi nhớ ngoài năng lực trí nhớ”, đặc biệt nhất là áp dụng thực tiễn phương pháp “Ghi nhớ chuẩn bị trước” và chuẩn bị sẵn thủ thuật này để đối phó với kỳ thi một cách chắc chắn.

Phương pháp “Ghi nhớ ngoài năng lực trí nhớ” và phương pháp “Ghi nhớ chuẩn bị trước” sẽ được nói đến rõ hơn ở chương 3.

[Chiến thuật cơ bản 2]: Dừng ngay những phương pháp ghi nhớ sai lầm – Lý luận đột phá sức mạnh của não bộ

Có thể nói phương pháp học cực kỳ sai lầm là “thức trắng đêm” để học. Hoặc là giảm thời gian ngủ lại để dành thời gian cho việc học. Để có một trí nhớ tốt thì giấc ngủ trên sáu tiếng là điều rất cần thiết. Việc cắt giảm thời gian ngủ sẽ làm giảm sức tập trung và hiệu suất làm việc. Bởi vậy, nếu thức trắng đêm để học thì ngay sau khi vừa kết thúc kỳ thi, bạn gần như sẽ quên hết những gì đã học.

Nhiều nghiên cứu về giấc ngủ đã chỉ ra rằng khi bạn ngủ đủ giấc thì năng lực trí nhớ và sức tập trung sẽ tăng nhiều hơn là khi bạn chỉ ngủ có bốn tiếng và dành toàn bộ thời gian còn lại vào việc học.

Chỉ cần dừng phương pháp học tập sai lầm và làm suy thoái hoạt động của não như thức đêm để học và ngủ ít, học nhiều… thì hoạt động của não hay hiệu suất ghi nhớ đều có thể tăng lên đáng kể trong vòng vài ngày.

Bạn hãy xem lại việc bạn sử dụng thời gian trước kỳ thi hoặc thói quen học tập thông thường của mình, và với việc vận dụng thực tiễn kỹ thuật ghi nhớ được xây dựng trên nền tảng hoạt động của não bộ, thì cho dù không nhờ vào trí nhớ, hoạt động não của bạn cũng có thể tăng vọt.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

7 quyển sách hay về IQ cải thiện trí nhớ và tư duy - Khoa học đã chỉ ra rằng bộ não của con người vô cùng tinh vi và có bộ nhớ lớn gấp nhiều lần một chiếc máy tính nhưng con người mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ trong đó. 7 quyển sách hay về IQ sẽ giúp bạn hiểu thêm về não bộ và tăng… Đọc thêm
9 cuốn sách rèn luyện trí não giúp tận dụng tiềm năng trí tuệ của bạn - 9 cuốn sách rèn luyện trí não giúp ta hiểu thêm về quy luật vận động của não như làm sao để có thể học thuộc lòng bài tập nhanh, khi căng thẳng thì não hoạt động ra sao... và hơn hết là cách rèn luyện và ứng dụng trí não vào công việc, cuộc… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

1 đánh giá cho Phương Pháp Tối Ưu Hóa Trí Nhớ

  1. Bùi Quang Hảo

    Nội dung đơn thuần là tổng hợp lại các bài báo khoa học trên internet. Dịch hơi thô, câu văn chưa gãy gọn và mượt mà. Tuy nhiên, sách cũng cung cấp những mẹo có thể thực hành được, không quá lí thuyết.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button