Sống Theo Sở Thích Sẽ Sống Lâu

Bạn chỉ cần giữ sao cho đừng lên cân quá, đừng sụt cân, vậy đừng nên ăn nhiều quá, phải ngủ đi, mỗi ngày nên đánh một giấc ngủ trưa, lúc nào mệt thì đi nghi, có một môn tiêu khiến, đừng mệt nhọc quá, về nhà đừng nghĩ tới việc hãng nữa, mỗi ngày vận động để làm những việc của mình là đủ rồi, chẳng cần bày trò ra vận động thêm nữa…

Danh mục:

Giới thiệu

Nhắc đến phép tu dưỡng kéo dài tuổi thọ, người ta hay nghĩ đến một nếp sống lành mạnh, hạn chế rượu bia thuốc lá, tránh đau khổ buồn phiền. Tuy nhiên, trong quyển sách này, bác sĩ Peter J. Steincrohn lại bàn về một khía cạnh khác của phép dưỡng sinh: sống theo sở thích. Sống theo sở thích ở đây không có nghĩa là tùy tiện, mà theo ông, là phải sống sao cho phù hợp với năng lực thể chất, tinh thần của bản thân. Sống thoải mái nhưng không thái quá, vui mà không trụy lạc, thì sẽ sống lâu. Xin được mạn phép trích một phần mà ông đã viết trong lời mở đầu của quyển sách: “Triết lý của tôi như vầy: chúng ta chỉ sống có một lần thôi. Hôm qua là dĩ vãng, ngày mai là hy vọng, hôm nay là đời sống. Mỗi ngày chúng ta cứ sống cho thỏa thích, nếu không thì không phải là sống. Chỉ có mỗi một quy tắc mà bạn phải theo là quy tắc của cổ nhân: Đừng thái quá”.

Đọc thử

HÃY QUÊN “MƯỜI ĐIỀU CẤM’’ VỀ SỨC KHỎE ĐI
 
Đừng làm cái này ư?

Đừng làm cái đó ư?

Mới rồi một ông bạn bảo tôi: “Mỗi lần ở phòng mạch một bác sĩ ra tôi đều ân hận. Rất ít khi tôi có cảm tưởng rằng mình đã theo đúng lời dặn của bác sĩ để công việc trị bệnh của ông được dễ dàng. Trái lại, tôi có cảm tưởng tội lỗi như một em bé không vâng lời”.

Không phải một mình ông bạn tôi như vậy đâu. Hầu hết mọi người đều ngán nghe các bác sĩ cấm đoán đủ thứ. Rồi đây các bệnh nhân sẽ như bọn trẻ khó trị, chống lại tất cả những điều người ta bảo họ làm. Phải nghe hoài những câu: “Đừng làm cái này, đừng làm cái nọ”, họ đâm ngán, riết rồi bịt tai lại, chẳng thèm nghe những lời khuyên nữa, bất kỳ là lời khuyên ra sao.

Chẳng hạn như một người thích hút thuốc lá một cách vừa phải, điều độ, ta gieo mối nghi vào trong đầu óc người đó, dọa rằng nếu không bỏ hút ngay sẽ đau, sẽ bị căng-xe[3] phổi, có chắc vậy không?

Một người khác, đã từ ba chục năm nay tự ý hạn chế, mỗi ngày chỉ uống một ly nhỏ rượu mà không thành một người nghiện rượu là vì vậy. Nhưng bác sĩ bảo người đó:

“Giá ông bỏ rượu đi thì hơn. Ông biết chứ, nếu cứ uống thì nhất định sẽ đau gan”. Có chắc vậy không?

Rồi người ta lại khuyên ta đừng ăn nhiều chất mỡ quá, phải vận động nhiều lên đừng để cho máu có nhiều choléstérol[4]. Mới đây, có người nghiên cứu rồi tuyên bố rằng, những thức ăn treo trên dàn bếp để “xông khói” có thể làm cho bao tử dễ bị căng-xe. Cũng may, trong trường hợp đó, người ta chỉ nói “có thể” thôi, chứ không phải là chắc chắn.

Thật ra chúng ta sống trong sự hoang mang lo lắng.

Bạn xét trường hợp những kẻ sợ vì những lời đe dọa về choléstérol. Họ kiêng ăn quá đỗi, không dám ăn uống như người thường nữa. Bạn lại xét cái thói nhịn ăn cho gầy, nó làm cho chúng ta thành một bầy cua khờ khạo, lúc nào cũng đói.

Còn bạn nữa, mỗi khi muốn nằm đưa võng để xả hơi, chứ không vận động như các bác sĩ dặn, bạn có thấy một chút mặc cảm tội lỗi không?

Rồi đôi khi nếm một thứ rượu cay, bạn có phải nghe người ta làm luân lý không?

Lại còn những kẻ sợ uống nhiều trà hoặc cà phê quá.

Và những kẻ nhịn cái hút một điếu xì gà sau bữa tối: những kẻ quá tin vào những bản thống kê, không dám mò tới điếu thuốc lá, những kẻ không dám ngậm ống điếu vì sợ người ta cười rằng lớn rồi mà vẫn còn cái nhu cầu của em bé phải mút một cái gì mới được.

Mới từ ít lâu nay, bọn bác sĩ chúng tôi có cái thói không khuyên bệnh nhân nên làm cái gì mà chỉ cấm họ làm cái này cái nọ, vì “cấm” bao giờ chẳng dễ dàng hơn là “khuyên”?

Có vô số lời cấm về sức khoẻ, dưới đây tôi chỉ xin kể “mười điều” thông thường trên khắp thế giới, ngày nào các bệnh nhân cũng phải nghe những lời “cấm” như vậy.

1 – Coi chừng đừng cho máu có nhiều choléstérol quá.
2 – Đừng biếng nhác, vận động lên.
3 – Đừng hút thuốc.
4 – Đừng uống rượu.
5 – Đừng ăn nhiều quá.
6 – Đừng lo lắng.
7 – Đừng để cho óc lúc nào cũng căng thẳng quá.
8 – Đừng dễ xúc động quá.
9 – Đừng đổi nhiều bác sĩ quá.
10 – Đừng “về vườn” sớm quá.

Họ muốn cấm gì thì cấm, bạn nên suy nghĩ, đừng nên vội tuân theo, sự dễ bảo, tuân lời là một tật lớn. Ai có muốn làm cừu thì làm, bạn nên làm sư tử. Phải biết chống đối một cách hợp lý.

Bạn nên nhớ rằng nhiều người ăn đủ các thứ kẹo và đồ ngọt mà không bị chứng đái đường. Có những người ăn mỡ thả cửa mà trong mạch máu không có nhiều choléstérol. Lại có nhiều người đàn ông cũng như đàn bà hút thuốc mà chẳng bị căng-xe. Chúng ta đều biết một số người có thể “nuốt đinh” mà chẳng hề đau bao tử. Cả trăm ngàn người ngày nào óc cũng bị căng thẳng mà huyết áp không cao, không đau tim, lại có nhiều người uống rượu mà không thành nghiện rượu…

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

15 quyển sách hay về cuộc sống giúp bạn vững bước trên đường đời - Cuộc sống vốn vô thường, đôi khi biến cố, khó khăn xảy ra bất ngờ khiến con người dễ buông xuôi, tuyệt vọng. Trong những lúc đó điều duy nhất còn lại có thể kéo chúng ta ra khỏi vực tối, tìm lại chính mình là ý chí. Chỉ cần giữ vững nghị lực và… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sống Theo Sở Thích Sẽ Sống Lâu”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button