Tây Du @ Ký

(5 đánh giá của khách hàng)

Tây Du @ Ký sử dụng hình ảnh bốn thầy trò Đường Tăng đã rất đỗi quen thuộc với mọi người, bốn con người bốn tính cách, thái độ khác nhau đều được đặt trong môi trường kinh doanh hiện đại với những tình huống kinh doanh không kém phần hiểm nguy như những kiếp nạn trong truyện gốc. Qua đó giúp giúp ta nhận ra được tính cách, phong thái lãnh đạo và cả số phận ảnh hưởng lớn tới nhau như thế nào. Một cuốn sách rất đặc sắc!

Danh mục:

“Nếu mình là Tôn Ngộ Không thì sẽ tốt biết bao!” Có lẽ, trong lòng mỗi người cũng đã từng có những ảo tưởng như vậy. Một đôi mắt thần thông có thể nhìn thấu mọi âm mưu và rắp tâm hãm hại của kẻ khác. 72 chiêu biến hóa giúp bản thân biến hóa theo ý muốn để tìm ra phương pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn. Một cú lộn nhào xa tới 10 vạn 8 nghìn dặm. Một cây gậy Như Ý với sức mạnh vô địch, không ai dám chống đỡ.

Ấy vậy mà ít ai đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề khác: Tại sao Tôn Ngộ Không lại không thể nhảy thoát khỏi lòng bàn tay của Như Lai? Tại sao y phải phục tùng bảo vệ một Đường Tăng yếu đuối? Tại sao phải bắt y chịu đựng sự dày vò của “lời chú vòng kim cô”?

Tây Du @ Ký đã thử sử dụng một phương thức đọc hiểu mới để nghiên cứu về tác phẩm trứ danh này của Ngô Thừa Ân. Với cuốn sách này, bạn sẽ hiểu được tại sao cùng là một Tôn Ngộ Không, trước kia đại nào thiên cung, muốn thay đổi mạnh mẽ thế giới này là thế, mà kết quả lại gặp thất bại thảm hại, bị áp chế dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm, và bị áp chế trên đường đi lấy Kinh muôn ngàn gian khổ. Tôn Ngộ Không không thể không khuất phục ma lực của “lời chú vòng kim cô”, y đã thay đổi mình trong vô thức, và kết quả là y giành được sự thành công chung của cá nhân và tập thể. Những điều mà Tây Du Ký miêu tả kỳ thực ra chính là một quá trình lâu dài từ việc “thay đổi thế giới” đến việc “thay đổi bản thân” của Tôn Ngộ Không.

Mọi khó khăn đều bắt nguồn từ tính cách và quan điểm của chúng ta. Quá trình chiến thắng khó khăn nhất là quá trình chiến thắng bản thân, vượt qua chính mình và hòa hợp với tập thể. Trong Tây Du Ký, sư phụ Đường Tăng có tính cách cầu toàn, Tôn Ngộ Không mạnh mẽ, Trư Bát Giới vui vẻ, sôi nổi còn Sa Ngộ Tĩnh lại điềm đạm, ôn hòa.

Đọc Tây Du @ Ký để cảm nhận cách ứng xử khác nhau của từng nhân vật, từng tính cách ấy trong từng kiếp nạn. Đặc biệt, thông qua câu chuyện trưởng thành của Tôn Ngộ Không, ta sẽ hiểu thêm về đạo lý làm người và cách hoàn thiện bản thân mình trong cuộc sống hiện đại. Sự trưởng thành của tập thể là một quá trình đầy gian nan, vất vả, bởi vì làm nên tập thể là con người, mà từ xưa đến nay làm người là một việc không dễ dàng.

5 đánh giá cho Tây Du @ Ký

  1. Nguyễn Trọng Nhật

    Quyển tây du @ ký này viết về nghệ thuật lãnh đạo, sau khi đọc xong quyển này bạn có thể so sánh với quyển thủy hử @ viết về nghệ thuật quản lý, để từ đó bạn có thể phân biệt lãnh đạo và quản lý khác nhau ở chỗ nào. Tác giả sử dụng hình ảnh của 4 thầy trò đường tăng để miêu tả những phong cách lãnh đạo thường thấy trong thực tế rất là thú vị. Ngoài ra, còn có những câu truyện mô tả những tình huống lãnh đạo gấn liền với những kiếp nạn trong truyện mà ta có thể thấy rất gần gũi với thực tế. Quyển sách rất hay với lối viết rất hài hước mà các bạn nên đọc

  2. Hữu Sang Phạm

    Không biết mọi người cảm nhận như thế nào, riêng mình thấy tác phẩm Tây Du @ Ký này lan man, dài dòng, chưa thực sự đi vào trọng tâm vấn đề, diễn giải khó hiểu và gây ức chế cho người đọc. Đấy là ý kiến CÁ NHÂN . Cảm ơn Tác giả đã cho ra đời các tác phẩm hay : Tam Quốc @, Thủy Hử @ .. Hai sách này mình rất thích, hay dễ hiểu và lôi cuốn.

  3. Nguyễn Thị Hồng Thanh

    Ở thời đại nào cũng có những con người khác nhau, bốn thầy trò, bốn tính cách là đại diện chung cho những kiểu người ấy. Thành công không chỉ quyết định ở tính cách mỗi con người mà còn quyết định ở tính cách của những người xung quanh. Liều Lĩnh, Ngu Muội và Hoan Dâm đều khuất phục dưới sự Nhu Nhược. Thông Minh, Thật Thà, Hiền Lành sẽ khuất phục dưới sự vị tha. Dù cho có thêm một ngàn năm hay triệu năm nữa, Tôn Ngộ Không vẫn không thoát khỏi bàn tay phật tổ.
    Tính triết lí trong quyển sách này khá cao, mang phong cách mới mẽ nhưng chữ “Du” trong nhan đề truyện này thật sự mang ý nghĩa gì? Đó là tùy mỗi người đọc, theo mình chữ Du này có nghĩa là sống bởi cuộc sống là một chuyến du hành dài vô tận.

  4. Ken Bụi

    Dựa trên hệ thống nhân vật đã rất quen thuộc trong tiểu thuyết ” Tây du kí” của Ngô Thừa Ân, Thành Quân Ức đã tạo dựng nên cốt truyện hoàn toàn mới với cuốn sách mang tên ” Tây du @ kí”. Cuốn sách đã không làm bạn đọc thất vọng bởi những gì viết trong nó không phải là cái gì hoàn toàn xa rời thực tế mà nó gần gũi đến lạ thường. Các nhân vật vẫn là những cái tên như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Gioi, Sa Tăng….nhưng lại được đặt vào hành trình kinh doanh chứ không phải hành trình thỉnh kinh nữa. Tuy nhiên, nó vẫn mang tính chất hài hước đậm nét. Tiếng cười đã bật lên sảng khoái sau khi đọc xong tác phẩm nhưng tiếng cười ở đây vẫn là tiếng cười triết lí. Nhà văn thông qua cuốn sách để giáo dục chúng ta làm người, hoàn thiện bản thân để đương đầu với cuộc sống hiện tại.

  5. Nguyễn Xuân Mạnh

    Bộ ba cuốn sách nổi tiếng của Thành Quân Ức với “Thủy Hử @” là các tình huống, bài học trong quản trị nhân sự trong kinh doanh; “Tam quốc @ Diễn Nghĩa” là những bài học kinh quý báu về phương pháp, triết lý kinh doanh thì nay với cuốn “Tây Du @ Ký” chúng ta học hỏi thêm được về các phong thái, tư duy của người lãnh đạo. Sử dụng hình ảnh bốn thầy trò Đường Tăng đã rất đỗi quen thuộc với mọi người, bốn con người bốn tính cách, thái độ khác nhau đều được đặt trong môi trường kinh doanh hiện đại với những tình huống kinh doanh không kém phần hiểm nguy như những kiếp nạn trong truyện gốc. Qua đó giúp giúp ta nhận ra được tính cách, phong thái lãnh đạo và cả số phận ảnh hưởng lớn tới nhau như thế nào. Một cuốn sách rất đặc sắc!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button