Lửa Phiền Cháy Gan

(1 đánh giá của khách hàng)

Nét nổi bật trong tiểu thuyết trinh thám kỳ tình của Nam Đình Nguyễn Thế Phương là tư tưởng nghệ thuật luôn dựa trên nền tảng đạo lý truyền thống, không bao giờ vượt qua giới hạn đạo lý truyền thống dân tộc. Thật vậy, trước hết và quan trọng nhất trong tác phẩm Nam Đình, bao giờ cũng đặt nặng vấn đề sống – và cả chết – theo đạo lý truyền thống của dân tộc. Các nhân vật chính đều thực hành theo cách sống đạo đức truyền thống Việt Nam. Tư tưởng đó chi phối suy nghĩ, hành động của các nhân vật dù tốt hay xấu đan xen vào nhau, đan xen trong bản thân mỗi nhân vật.

Danh mục:

Tiểu thuyết trinh thám kỳ tình của Nam Đình Nguyễn Thế Phương là kiểu “trường giang tiểu thuyết”, cuốn nọ tiếp cuốn kia khiến độc giả tò mò muốn biết các nhân vật ấy có mối liên hệ thế nào mà hành động của họ (các nhân vật) có sự xuyên suốt như vậy… Các tiểu thuyết ấy đầu tiên được đăng nhiều kỳ trên các nhật báo, được độc giả nô nức mua báo đọc; trước khi được tác giả bổ sung, sửa chữa… dựa trên cảm thụ văn chương của độc giả lúc bấy giờ, mà in thành sách vào những năm sau đó: 1928, 1930… Mảng tiểu thuyết trinh thám kỳ tình của Nam Đình Nguyễn Thế Phương gồm các cuốn tiêu biểu như: “Túy Hoa Đình”, nhà in Bảo Tồn, 1930; “Vô oan trái”, nhà in J-Viết, 1931, Sài Gòn; “Chén thuốc độc”, Phạm Văn Thình, 1932, Sài Gòn, nhà in Bảo Tồn tái bản 1934; “Bó hoa lài”, nhà in Xưa nay, Chợ Lớn, 1932,… Bên cạnh đó, tác giả Nam Đình Nguyễn Thế Phương còn có một số cuốn tiểu thuyết xã hội cũng mang tính trinh thám kỳ tình gồm các cuốn: “Đất bằng sóng dậy”, Xưa Nay, 1928, Sài Gòn; “Mộng hoa”, Tam Thanh, 1928, Sài Gòn; “Khép cửa phòng thu”, Phạm Đình Khương, 1933…

Nét nổi bật trong tiểu thuyết trinh thám kỳ tình của Nam Đình Nguyễn Thế Phương là tư tưởng nghệ thuật luôn dựa trên nền tảng đạo lý truyền thống, không bao giờ vượt qua giới hạn đạo lý truyền thống dân tộc. Thật vậy, trước hết và quan trọng nhất trong tác phẩm Nam Đình, bao giờ cũng đặt nặng vấn đề sống – và cả chết – theo đạo lý truyền thống của dân tộc. Các nhân vật chính đều thực hành theo cách sống đạo đức truyền thống Việt Nam. Tư tưởng đó chi phối suy nghĩ, hành động của các nhân vật dù tốt hay xấu đan xen vào nhau, đan xen trong bản thân mỗi nhân vật.

1 đánh giá cho Lửa Phiền Cháy Gan

  1. Tomato Tomate

    Đây là tác phẩm trinh thám kì lạ nhất mà mình từng đọc, cảm thấy giống truyện tình cảm hơn là điều tra phá án. Ngôn ngữ viết theo kiểu miền Nam xưa, nói sao viết vậy không qua chỉnh sửa nên hành văn mộc mạc và chân thật như ngoài đời vậy. Một điều đặc biệt là các nhân vật từ thằng giết người tới cô cave đều hành xử với nhau rất nhân văn, trọng tình trọng nghĩa, đi ăn cướp mà vẫn còn lo cho người bị cướp nên cũng hơi lạ.

    Tuy phần kết có hơi bất ngờ nhưng nhìn chung mạch truyện không hồi hộp, giật gân, không đậm màu sắc kinh dị phá án kiểu hiện đại mà nhẹ nhàng như 1 bộ phim tư liệu về xã hội SG xưa. Phần mở đầu có giới thiệu sơ qua 1 số đặc điểm các tác phẩm trinh thám của tác giả, phần này theo mình nên đọc sau khi đã thưởng thức hết truyện thì thích hợp hơn, kiểu như tự mình khám phá, tự mình cảm nhận sẽ thú vị hơn là thưởng thức cái sẵn có của người khác.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button