Nhật Ký 300 Ngày Ở Harvard: Học Để Thay Đổi Thế Giới

(2 đánh giá của khách hàng)

Một quyển sách rất ấn tượng. Đối với một học sinh cấp 3 có ý định đi du học thì thật sự nên mua quyển sách này. Tại sao?
1. Biết rõ mô hình giáo dục của MỸ. Quyển sách gợi lên mô hình đó, trường học đó, mk sẽ có khái niệm về mô hình đó, nhưng muốn hiểu sâu bạn phải tự mình tìm kiếm.
2. Tác giả có những quan điểm rõ ràng, mới xuất phát từ những trải nghiệm thực mà chính tác giả trải qua.
3. Hiểu rõ mô hình giáo dục của Há vợt, tuy là top, nhưng cx sẽ có mặt hạn chế, nhưng nó ko thể lấn ắc ưu điểm. Rõ ràng thế nào, thì bạn phải đọc mới biết.

Danh mục:

Trước khi tham gia chương trình Thạc sĩ Giáo dục của Đại Học Harvard, tác giả Trương Phạm Hoài Chung có thời gian năm năm làm việc trực tiếp với phụ huynh và học sinh cấp 3 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giúp họ vạch ra kế hoạch để xây dựng bộ hồ sơ du học Mỹ thành công, bên cạnh đào tạo các bài thi chuẩn hóa. Tuy nhiên, anh tự thấy mình chưa trả lời thỏa đáng các câu hỏi: Một học sinh điển hình của Mỹ được trang bị những gì trước khi bước vào đại học? Môi trường giáo dục Mỹ hiện đang theo những xu hướng gì? Bài học gì Việt Nam có thể áp dụng ngay để tạo niềm tin cho phụ huynh? Vì thế trong thời gian du học ở Harvard, anh luôn bị thôi thúc viết ra những suy nghĩ và quan sát của mình khi theo học ở ngôi trường này. Và đó là lý do 300 ngày ở Harvard: Học để thay đổi thế giới ra đời.

Quyển sách là tập hợp những câu chuyện nhỏ sau 300 ngày học hỏi và lang thang đến mọi ngóc ngách của Harvard (và MIT, một trường đại học hàng đầu khác của vùng Boston mở rộng). Đây là chia sẻ hằng ngày trên Facebook vì thế nó chỉ là những ý tưởng lóe lên trong đầu của tác giả. Ý tưởng đó có thể là những công cụ mới giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam tự học kiến thức và kỹ năng mà một bạn người Mỹ đồng trang lứa đang được trang bị. Ý tưởng đó có thể là những mẹo vặt để phụ huynh định hướng tốt hơn cho con mình để theo kịp xu hướng tuyển sinh đại học Mỹ. Ý tưởng đó có thể là những triết lý hay đột phá trong giáo dục dẫn đến một nền giáo dục chất lượng cao cho mọi trẻ em ở một khu vực nào đó. Quyển sách được thiết kế như một trang Facebook của một người bạn mình hay theo dõi: giải trí mà vẫn có những bài học mình cần suy ngẫm thông qua những câu chuyện ngắn từ một trải nghiệm thật 100% ở Harvard. Hy vọng là độc giả sẽ tự trang bị cho mình những công cụ học hỏi mới và có định hướng đúng đắn hội nhập toàn cầu trong thế kỷ 21.

Bên cạnh những bài học trong lớp từ giáo sư và đồng môn Harvard, anh còn tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống sinh viên xa nhà và cách chống trầm cảm, về ước mơ hoài bão của cộng đồng du học sinh Việt, về những thử thách và cơ hội đối với giới trẻ trong thế kỷ 21, và thật tình cờ về một ngày dẫn ca sỹ Mỹ Tâm dạo chơi quanh khuôn viên trường.

Quyển sách không đưa ra câu trả lời cụ thể mà gợi mở những ý tưởng đang thịnh hành ở Mỹ để người đọc tò mò và tìm hiểu thêm bằng cách Google nhiều nguồn khác nhau. Tựa đề quyển sách là khẩu hiệu của trường Giáo Dục Harvard, với ý nghĩa đơn giản là không có điểm dừng cho quá trình cải thiện thế giới mình đang sống và việc tự học hỏi chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đổi mới: “HỌC ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI”.

2 đánh giá cho Nhật Ký 300 Ngày Ở Harvard: Học Để Thay Đổi Thế Giới

  1. Hảo Nguyễn

    Mình đọc cuốn sách được một thời gian rồi. Sách thực sự rất hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về du học Mỹ, những điều hay ho ở bên đó ra sao. Và đặc biệt, khi đọc từng câu chuyện ngắn chẳng thể lướt qua nhanh mà cần ngẫm nghĩ, tìm hiểu thêm nữa. Nếu mình biết sớm đến cuốn sách này thì trong bài essay của mình có lẽ sẽ hay hơn hihi. Cảm ơn thầy Chung rất nhiều ạ.

  2. Trần Trọng Ân

    Đọc cuốn sách mình thấy chuyện đi du học thật nhẹ nhàng, có lẽ nó sẽ không khác việc tự lập cho mấy. Nó cho thấy cuộc sốn du học không phải màu hồng…
    Cuốn sách cho mình rất nhiều thông tin và kinh nghiệm bổ ích trong hành trình du học mỹ, và một số vấn đề liên quan đến giáo dục học, các khái niệm bình đẳng… Các cách ứng xử và đối chiếu giữa các hệ trường, các thực tại vẫn còn tồn đọng trong giáo dục và văn hoá…

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button