List sách hay

4 lợi ích của thói quen đọc một cuốn sách nhiều hơn một lần

Cách đây nhiều năm, tôi có đăng ký một khóa học lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro Linguistic Programming) và được chia sẻ rằng cách mà tôi tiếp nhận thông tin bị tác động mạnh mẽ bởi một thứ gì đó.

Đa phần ai cũng nghĩ rằng mình chỉ cần nghe thứ gì đó một lần và sau đó, mặc nhiên sẽ làm theo được. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ tiềm thức không hoạt động theo cách như vậy. Khu vực này chứa đựng mọi thứ trong tâm trí của bạn – đó là những thứ bạn không ý thức được – chúng “cạnh tranh” nhau để được chú ý, dẫn tới chỉ khi nào bạn nghe đi nghe lại nhiều lần cho tới khi tiềm thức nhận ra được “đó là thông tin quan trọng” thì bạn mới có thể ghi nhớ chúng và cao hơn nữa là biến chúng thành thói quen. Hiểu được cơ chế này, bạn có thể áp dụng vào việc đọc sách, tham gia các khóa học, hội thảo và bất cứ thứ gì khác bạn nạp vào bộ não với nỗ lực hình thành nên một phong cách sống tốt đẹp.

Đấy là lý do vì sao tôi luôn cố đọc đọc mỗi cuốn sách nhiều hơn một lần và lợi ích của thói quen tuyệt vời này còn nhiều hơn thế nữa.

Bạn có nhiều khả năng sẽ ghi nhớ được thông tin

Muốn nhớ những gì bạn đã đọc thì cách tốt nhất, theo nhiều người, đó là viết chúng ra giấy. Tuy nhiên, đọc lại cũng là một cách tuyệt vời khác. Không giống như lần đầu là đọc một cách qua loa, mục tiêu của bạn trong lần đọc lại đó là xem xét và nghiên cứu kỹ thông điệp của tác giả. Do vậy, khả năng ghi nhớ được những thông tin quan trọng sẽ cao hơn so với lần đọc trước.

Bạn đọc được những thông tin đã vô tình bỏ sót trong lần đọc đầu tiên

Bất cứ khi nào tôi đọc lại một cuốn sách, tôi cũng cảm thấy rất thú vị khi biết được một vài chỗ mình đã vô tình bỏ sót, chẳng hạn như đó là một câu trích dẫn, một ví dụ, một tình huống hay câu kết. Bằng cách này, tôi lại có thêm ý tưởng mới, tôi ghi chép lại và sử dụng cho các bài viết của mình sau này.

Không dám chắc 100% bạn đã đọc hết toàn bộ từng câu, từng chữ của tác phẩm trong một lần đọc và tôi cam đoan, bạn sẽ bất ngờ vì một vài chi tiết bạn bỏ qua lại chứa đựng nhiều thông tin hết sức thú vị. Đôi khi, đó có thể chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm.

Bạn có khả năng áp dụng chúng vào thực tế nhiều hơn

Nếu bạn đọc và nghe thứ gì đó, bạn có nhiều khả năng sẽ biến nó thành hành động – Zig Ziglar.

Với mỗi ebook, tôi đều cố gắng nghe cả audiobook lẫn đọc sách giấy.

Chẳng hạn, tôi đã từng nghe audio Broadcasting Happiness. Tôi nhận thấy, một vài ý tưởng người đọc truyền tải hết sức giá trị và chính vì vậy, tôi quyết định phải được sở hữu cả cuốn sách đó. Nhờ đọc và nghe lại nhiều lần, tôi bắt đầu thay đổi tư duy của mình và lên kế hoạch làm theo những gì mà tác giả cuốn sách đã chia sẻ.

Tác động kéo dài của những thông tin bạn đọc được

Nếu đã từng tham dự một hội thảo, một buổi chia sẻ vào cuối tuần hay buổi diễn thuyết truyền động lực thì bạn sẽ trải qua một cảm giác vô cùng khác. Bạn thấy tinh thần của mình lên rất cao. Bạn ngồi ở đó và tự thuyết phục bản thân rằng bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình. Bạn sẽ viết cuốn sách mà bạn đang nghĩ tới. Bạn sẽ bắt đầu kinh doanh… Tuy nhiên, một ngày hoặc hai ngày sau khi trở về nhà, cảm xúc “tức thời” đó biến mất và mọi thứ lại trở về như cũ.

Một trong những lý do cho trạng thái này đó chính là môi trường. Căn phòng diễn ra các sự kiện đó luôn được thiết kế sao cho những người tham gia đều sẽ bộc lộc gần như cùng một cảm xúc và chắc chắn, sau khi đã kết thúc chương trình, bạn khó có thể tham gia một lần nữa (trừ khi sự kiện đó được tổ chức lại nhiều lần với cùng một nội dung).

Đọc sách cũng như vậy. Có những cuốn sách truyền động lực, truyền cảm hứng sống hay phát triển bản thân, nếu chỉ đọc một lần, bạn khó có thể nắm bắt được toàn bộ tinh thần mà tác giả muốn gửi gắm. Thậm chí, nếu có, cảm giác thôi thúc cũng nhanh chóng biến mất nếu như không đọc lại.

Trong một bài chia sẻ có tên How to Stay Motivated, diễn giả Zig Ziglar đã chia sẻ cho mọi người câu chuyện như sau: “Có người đã từng nói với tôi rằng: ‘bất cứ khi nào em bị xuống tinh thần, em đều nghe audio của thầy và nó đã giúp em có thêm động lực’. Tôi trả lời: ‘Tại sao bạn cứ phải chờ cho đến khi bạn gục ngã mới làm như vậy? Chẳng khác gì bạn cứ mãi chờ cho đến khi thùng rỗng mới đổ nước đầy bình, trong khi, ngày nào bạn cũng cần đến nó?”

Câu chuyện này của Zig muốn nói rằng nếu đọc một cuộc sách có ích cho bạn, hãy đọc chúng nhiều lần chứ không nên chỉ khi cần mới đọc lại. Tác động của chúng kéo dài rất lâu và bạn sẽ được lợi nếu duy trì thói quen nhìn lại chúng.

Kết

Sau đây là một số cách mà tôi áp dụng khi đọc sách, bạn có thể tham khảo:

  • Hãy đọc lại chúng, nhưng chỉ đọc lại những nội dung bạn muốn nghiên cứu kỹ hơn.
  • Đối với những cuốn lần thứ nhất, bạn chỉ đọc sơ qua thì trong lần đọc lại, hãy học chúng từ đầu dến cuối.
  • Nếu không có nhiều thời gian đọc lại, hãy nghe audio khi bạn đi bộ, đi dạo trong công viên, làm việc nhà…
  • Đừng đánh giá thấp giá trị của một cuốn sách khi bạn mới chỉ đọc một lần. Hãy đọc lần thứ hai và bạn sẽ thấy có rất nhiều điều ý nghĩa mà bạn đã vô tình bỏ qua chúng.

Theo Medium

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button