List sách haySách theo chủ đề

4 sách hay về lý thuyết trò chơi vận dụng vào công việc và cuộc sống

4 sách hay về lý thuyết trò chơi truyền đạt những tư tưởng, nội dung cốt lõi của lý thuyết trò chơi, giúp người đọc nắm được vấn đề và cảm nhận được lý thuyết này có thể ứng dụng rộng rãi đến nhường nào trong công việc và cuộc sống.

Kéo Búa Bao – Lý Thuyết Trò Chơi Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Xem giá bán

Thuở bé, chúng ta vẫn đinh ninh rằng Kéo, búa, bao là trò chơi đơn thuần dựa vào may mắn, và dù thông minh đến đâu, ta cũng không dám tuyên bố mình là kẻ luôn chiến thắng. Thế nhưng, ít ai biết đây chính là phiên bản tối giản nhất của lý thuyết trò chơi trong cuộc sống thường ngày. Theo đó, quyết định và chiến thuật của mỗi người chơi đều ảnh hưởng đến chiến lược của những người còn lại.

Tiến sĩ Len Fisher, nhà vật lý học đoạt giải Ig Nobel (dành cho những thành tựu khoa học hài hước), đã tiết lộ tất cả những bí mật xung quanh trò chơi Kéo, búa, bao, hiện thân của lí thuyết trò chơi trong quyển sách cùng tên. Ông chứng minh vì sao đôi lúc chúng ta phải chấp nhận thiệt hại để đạt kết quả chung tốt nhất, cùng những cách thức xoay chuyển tình thế sao cho có lợi cho mình. Từ đó, ông đã làm rõ bản chết tưởng như phức tạp của lí thuyết trò chơi, và ứng dụng nó nhẳm giải quyết những tìn huống lưỡng nam mà chúng ta luôn phải đối mặt.

Lý Thuyết Trò Chơi Và Ứng Dụng Trong Quản Trị – Kinh Doanh

Xem giá bán

“Không dùng những mô hình toán học rối rắm, không dùng những thuật ngữ chuyên môn phức tạp, chỉ bằng cách diễn đạt đầy trí tuệ mà thư thái, nhẹ nhàng, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến với một lý thuyết thật hay, truyền đạt cho người đọc những tư tưởng, nội dung cốt lõi của lý thuyết đó, giúp người đọc nắm được vấn đề và cảm nhận được lý thuyết này có thể ứng dụng rộng rãi đến nhường nào trong công việc và cuộc sống của họ.”

(Phạm Chi Lan – Nguyên Giám đốc VCCI, Thành viên Ban Nghiên cứu chính sách của Thủ tướng)

Lý Thuyết Trò Chơi Trong Kinh Doanh

Xem giá bán

Trong thế giới kinh doanh phức tạp, tiềm tàng nhiều nguy cơ khó lường, việc xây dựng các chiến lược đúng đắn và ra các quyết định đúng đắn chính là vấn đề gây nhiều áp lực nhất cho các doanh nhân. Trước đây, thương trường được coi là chiến trường – nơi chỉ có người thắng – kẻ bại, hay nói cách khác, kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh chính là sự cạnh tranh. Giờ đây, “quan điểm về bổ trợ là một trong những khái niệm được đánh giá cao trong thương mại” (Andrew S. Grove – Chủ tịch kiêm TGĐ Intel). Theo đó, thương trường không đơn thuần chiến trường, nó như một cuộc chơi, không nhất thiết phải thắng – bại rạch ròi mà có khi cùng thắng/ cùng thua.

Do vậy, các nhà kinh doanh phải có chiến thuật để nhận diện, phân loại người chơi, trò chơi… để duy trì và củng cố quyền lực trong cuộc chơi. Hai chuyên gia về lý thuyết trò chơi A.M. Brandenburger & B.J. Nalebuff sẽ cung cấp cho các bạn “một cách tiếp cận đầy tính cách mạng để đạt được thành công trong kinh doanh bằng lối tư duy triết học, thực tế và nuôi dưỡng kết quả thắng lợi cho mọi phương án.” (Deepak Chopra – tác giả cuốn Bảy nguyên tắc tinh thần để thành công và Phương pháp của một thiên tài).

Thế Lưỡng Nan Của Người Tù

Xem giá bán

“Thế lưỡng nan của người tù” là một khái niệm mang tính toàn cầu.

Nó là một bài toán điển hình trong lý thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của những người tham gia vào một trò chơi phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa hợp tác hay bất hợp tác. Thế lưỡng nan này tồn tại ở bất cứ nơi nào có sự mâu thuẫn về mặt lợi ích.

Hiện nay, những nhà lý luận đã nhận thấy sự vận dụng khái niệm này trong sinh học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, và luật học.

Thế lưỡng nan của người tù sẽ cho chúng ta biết được rất nhiều về bản chất của các sự kiện cực kỳ quan trọng trong lịch sử như Chiến tranh lạnh hay khủng hoảng hạt nhân Cuban, cuộc khủng hoảng suýt nữa đã kéo nhân loại vào thế chiến III. Tất cả những sự kiện đó đều mang đậm dấu ấn của lý thuyết trò chơi.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button