List sách haySách theo chủ đề

10 quyển sách hay về Tây Tạng linh thiêng và huyền bí

Tây Tạng được coi là một trong những vùng đất linh thiêng và huyền bí nhất của thế giới, là thánh địa kiên cố cuối cùng của Phật giáo. 10 quyển sách hay về Tây Tạng giúp chúng ta có thể mường tượng ra một bức tranh rõ nét hơn về một vùng đất có thể nói là huyền bí nhất trên Trái đất. Chúng ta cũng sẽ hiểu hơn về bản chất vô thường của cuộc sống, về mỗi giây phút chúng ta hít thở và được chiêm ngưỡng ánh Mặt trời, về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Trong cách nhìn thoáng đãng và dung dị của người Tây Tạng, cái chết không chấm dứt gì cả: nó mở ra cho chúng ta những cuộc phiêu lưu bất tận…

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Xem giá bán

Ngày nay có lẽ Tây Tạng không còn là một nơi chốn huyền bí, lạ lùng nữa. Người ta có thể du lịch đến thủ đô Lhasa một cách tương đối dễ dàng, nhưng Tây Tạng ngày nay không còn như Tây Tạng cách đây nửa thề kỷ.

Trước khi qua Tây Tạng, tác giả cuốn sách này, bà David Neel đã là một học giả nổi tiếng vầ Phật học. Bà nhận thấy truyền thống vẫn có những điểm tương đồng, nhưng truyền thống tại Tây Tạng lại dường như khác hẳn nên bà quyết định qua xứ này nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Tây Tạng khi đó đang ở trong tình trạng giao thời với nhiều biến động chính trị. Mặc dầu quân đội Anh vừa xâm lăng, bắt buộc xứ này phải thông thương với ngoại quốc, nhưng người Tây Tạng vẫn giữ thái độ thù nghịch với tất cả những gì đến từ bên ngoài. Tuy chính sách bế quan tỏa cảng đã bị loại bỏ nhưng nó vẫn được thi hành có phần chặt chẽ hơn.

Trong cuốn “Đường mây qua xứ tuyết” bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng , xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ người Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa có người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không như Lạt ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các pháp thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau.

Đột Nhiên Đến Tây Tạng

Xem giá bán

Đột nhiên đến Tây Tạng chính là cuốn tùy bút không những ghi lại trải nghiệm của chuyến hành trình đến Tây Tạng mà còn là những suy ngẫm của riêng anh về những năm tháng đã qua của cuộc đời. Những câu chuyện về niềm đam mê nghề nghiệp, về tình bạn, tình thân, về sự nỗ lực của bản thân… đều chân thành, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và giàu giá trị.

Dùng phương thức đi xa nghìn dặm bắt đầu từ một bước chân, đo đạc vẻ đẹp các lĩnh vực của đời người, tưới nước cho gốc cây bé nhỏ trong tâm hồn để nó lớn lên, mong đợi nó sum suê chọc trời, đó chính là “cuộc sống tương lai”.

Nếu như bạn vẫn luôn tin rằng “trùng hợp” và “vận may” thường bầu bạn mình, mà bạn lại vừa khéo tin rằng đi xa nghìn dặm bắt đầu từ một bước chân, thế thì xin chúc mừng bạn, bởi vì chắc chắn bạn có một cuộc sống đáng mong đợi.

Cuốn sách này chỉ là những lời quê chuyện phiếm, nhưng tôi giữ một quan điểm: Cái xấu xí chân thực đẹp hơn vẻ phồn vinh giả dối muôn nghìn lần!

Tây Tạng Huyền Bí Và Nghệ Thuật Sinh Tử

Xem giá bán

Tây Tạng là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc và đông của dãy núi Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, Lạc Ba, và hiện nay cũng có một số lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Kề liền với dãy núi thiêng Himalaya ở phía Tây Nam, Tây Tạng được coi là một trong những vùng đất linh thiêng và huyền bí nhất của thế giới, là thánh địa kiên cố cuối cùng của Phật giáo. Chính trên vùng đất này, Phật giáo từ lâu đã đi sâu vào tâm hồn, vào tất cả mọi sinh hoạt của người dân Tây Tạng, từ lúc chào đời cho đến lúc chết đi, từ tâm tư cho đến ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, tất cả đều thấm đẫm tinh thần từ bi của Phật giáo. Bởi vậy, nói đến văn hóa Tây Tạng. tức là nói đến văn hóa Phật giáo Tây Tạng, vì như thế mới có thể nắm bắt được cốt tủy của văn hóa Tây Tạng, và cũng chỉ như thế mới có thể khắc lên được một diện mạo hoàn hảo của văn hóa Tây Tạng.

Về bố cục, cuốn sách được chia thành bốn phần: phần I giới thiệu về cao nguyên Tây Tạng và sự ra đời của Phật giáo Tây Tạng; phần II giới thiệu về những nét đặc sắc của Phật giáo Tây Tạng; phần III giới thiệu đôi nét văn hóa và tập tục của Tây Tạng; phần IV “Bardo và Nghệ thuật sinh tử” bàn về sự sống và cái chết, dựa trên những phát hiện mới của khoa học hiện đại phương Tây và kiến giải của Phật giáo Tây Tạng qua những trải nghiệm hành trì thiền định của các bậc Tối thượng Du-già, Tantra.

Truyện Kể Tây Tạng

Xem giá bán

“Truyện kể Tây Tạng” là tuyển tập gồm 39 truyện dân gian Tây Tạng được lưu truyền hàng ngàn năm trong ký ức dân gian. Mỗi câu chuyện là một huyền thoại đẹp, một sự tích hay một ngụ ngôn về những thói tật của con người…nhưng cuối cùng, điều đọng lại trong lòng người đọc là khát vọng hướng thiện và bản sắc Tây Tạng đậm nét trong mỗi truyện kể.

Đến Với Tây Tạng

Xem giá bán

Đến với Tây Tạng không phải là một khảo sát lịch sử, chính trị hay xã hội về Tây Tạng; nó cũng không phải là một thuyết trình uyên bác. Nó chỉ là một trải nghiệm, một cuộc phiêu lưu hay một chuyến du hành được kể lại…

Bạn sẽ hiểu tại sao một xứ sở xa xôi, có một nền văn hóa, lối sống và phong tục tập quán khác hẳn với chúng ta lại có thể thu hút sức tưởng tượng của rất nhiều người – từ những người nổi tiếng nhất đến những người dân thường chưa bao giờ đi du lịch. Bạn sẽ tham quan một vùng đất không dễ dàng đi tới, khám phá những di sản độc đáo và phong phú, những kho tàng có một không hai ở nơi hẻo lánh nhất trên trái đất này… Bạn sẽ được tiếp cận với một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa…

Vùng Đất Thiên Tây Tạng

Xem giá bán

Tây Tạng, vùng đất được mệnh danh là “mái nhà của thế giới” luôn hấp dẫn tâm trí hàng triệu người không phải chỉ vì phong cảnh hùng vĩ của dãy Himalaya với những đỉnh núi cao nhất thế giới hay những hồ nước đầy ảo ảnh, mà còn vì những truyền thuyết, những huyền thoại của xứ sở Phật giáo Kim Cương thừa, với những thiền viện bí ẩn và những nhà thông thái sống ẩn dật trong thạch cốc và trong thời gian vô tận.

Câu chuyện Heinrich Harrer kể lại bảy năm ông lưu trú tại vùng đất thiêng ấy với những quan sát và trải nghiệm độc đáo về xứ sở, con người, phong tục tập quán và về cuộc gặp gỡ với vị Phật sống của Tây Tạng vô cùng đặc biệt và cuốn hút.

Shambhala – Vùng Đất Tây Tạng Huyền Bí Hay Cuộc Hành Trình Tìm Về Bản Thể

Xem giá bán

Tu viện Tashilumbo thuộc thành phố Phật giáo Shigatze, nằm ở miền Tây của Tây Tạng. Nơi đây, gió thường thổi xuyên qua các hành lang rải đầy đá, để lại những luồng không khí mát rượu giữa cái nóng dịu nhẹ của buổi chiều tà. Vào thời khắc này, người ta thường cảm thấy trào dâng niềm cảm xúc động khi ngắm nhìn những tia sáng chói lòa chiếu rọi qua cao nguyên Himalaya. Cảm xúc ấy càng trở nên mãnh liệt hơn khi mặt trời dần khuất bóng.

Shambhala là bản kinh cổ xưa viết bằng tay, được lưu giữ tại Tu viện Tashilumbo. Kinh Shambhala miêu tả những noi như “Hồ Độc Dược”, “Hồ Ác Quỷ” và cả hiện tượng quầng cực quang ở dãy núi Himalaya, khi “Một trăm ngọn núi cùng phát sáng sau khi màn đêm buông xuống”. Tất cả những nơi này đều có thực. Chúng nằm ở Ngari, một vùng xa xôi hẻo lánh ở cực tây của Tây Tạng.

Ở một góc độ khác, bản kinh không chỉ đơn thuần là một cuốn sách dẫn đường theo nghĩa đen nữa, nó còn có thể là một tấm bản đồ chỉ dẫn thiền định cho mỗi cá nhân trên con đường khám phá nội tâm của chính mình. Ở góc độ này, Kinh Shambhala mang ý nghĩa phức tạp hơn. Nó dạy chúng ta cách khống chế những năng lượng tiêu cực và chuyển hóa chúng thành năng lượng tiêu cực và chuyển hóa chúng thành năng lượng tích cực….

Tử Thư Tây Tạng

Xem giá bán

Trong cuốn kinh thư cổ điển này của Phật giáo Tây Tạng – theo truyền thống được đọc to cho người chết để giúp họ đạt được giải thoát – chết và tái sanh được xem như quá trình chuẩn bị cho một cơ hội để nhận diện bản tánh đích thực của tâm. Bản dịch này của Tử thư Tây tạng nhấn mạnh lời khuyên thiết thực rằng cuốn sách này là dành cho người sống. Lời bình giảng sâu sắc của Chogyam Trungpa, được viết rõ ràng, ngôn ngữ súc tích, giải thích những gì mà bản văn đã chỉ dạy cho chúng ta về tâm lí con người.

Ấn phẩm này sẽ dành cho người quan tâm đến cái chết và cận tử, cũng như những ai tìm kiếm sự hiểu biết tâm linh lớn lao hơn trong đời sống hàng ngày.

Tây Tạng Huyền Bí

Xem giá bán

Hiện nay đã có không ít sách vở nói về Tây Tạng, nhưng thường là các tác phẩm của những tác giả Âu Tây. Riêng cuốn sách này được trình bày như một tác phẩm tự thuật về cuộc đời của một vị Lạt-ma Tây Tạng. Vì thế, có thể xem đây là một tài liệu vô cùng hiếm có cho thấy rõ về sự giáo dục, đào tạo và trưởng thành của một thiếu niên Tây Tạng trong gia đình và trong một tu viện Lạt-ma giáo.

Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng từ bên trong, tức là từ một vị thế đặc biệt ẩn giấu mà không một người du khách ngoại quốc nào có thể có được. Bởi thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi quyển sách này đã làm dư luận chú ý ngay khi vừa xuất hiện ở Anh quốc và các nước phương Tây.

Mật Mã Tây Tạng

Với sự dẫn dắt tài tình, các chi tiết hợp lý đưa ta đến với các thành viên mới của đội thám hiểm: Đường Mẫn – người tình của Cường Ba, có anh trai bị tâm thần sau khi ở đất thiêng trở về; Trương Lập một quân nhân dũng cảm được đào tạo bài bản trong quân đội; Ba Tang kẻ tìm nhà tù làm nơi trú ngụ an toàn sau khi tung hoành trốn rừng thiêng nước độc; Lạt ma Á La người đã tu hành nhiều năm… Mỗi nhân vật đều có một câu chuyện riêng về bản thân mà khi đọc ta mới hiểu hết được họ. Nhưng tất cả hợp lại thành một đội thám hiểm, dưới sự huấn luyện chuyên nghiệp của Ngải Lực Khắc và Lữ Cánh Nam họ bắt đầu một chuyến phưu lưu để truy tìm giấc mơ trọn đời. Từ những dấu vết của Tử Kỳ Lân, Bạc Ba La thần miếu ta cùng họ khám phá cả một nền văn hóa Tây Tạng.

Một cuốn truyện phiêu lưu nhưng lại chan chứa tình cảm, mình rất thích tình yêu của Cường Ba với Đường Mẫn giống như cha con, anh em hoặc còn hơn nữa. Mỗi lần họ thể hiện tình yêu với nhau đều kiến mình xúc động và cảm thấy ấm áp. Tình đồng chí, tình anh em khi Cường Ba và Trương Lập cùng bị lạc trong động băng, chạy trốn bầy chuột đồng đói khát, hỗ trợ nhau đến chút sức lực cuối cùng. Tình cha mẹ Cường Ba với con, tình nô bộc của chú La Ba với gia đình Đức Nhân lão gia… càng đọc càng thấy cảm động và gần gũi.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button