Hồi Ký Bà Tùng Long

(3 đánh giá của khách hàng)

Hơn 350 trang, ngoài những chuyện văn chương, viết lách của một nữ sĩ, cả một giai đoạn lịch sử – chủ yếu là ở Sài Gòn – với nhiều biến động được sống dậy qua ngòi bút của bà. Qua tập hồi ký này, bà “viết, chỉ để thỏa đam mê cầm bút của mình, và cũng để các con tôi sau này đọc lại mà thương mẹ hơn. Vậy thôi…”

Danh mục:

Người đọc miền Nam cuối những năm 50 tới đầu những năm 70 quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long. Bà nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội cũng như các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các báo hàng ngày hoặc định kỳ. Với bà, “viết là niềm vui muôn thuở của tôi…”, bà đã có trên 60 đầu sách được xuất bản từ năm 1956 – 1972.

Sau năm 1975, nhiều tác phẩm đã được tái bản và in mới. Là thân mẫu của nhà thơ Nguyễn Đức Trạch, nhà văn Nguyễn Đức Lập và Nguyễn Đông Thức, vào tuổi quá bát tuần, bà viết hồi ký. Hơn 350 trang, ngoài những chuyện văn chương, viết lách của một nữ sĩ, cả một giai đoạn lịch sử – chủ yếu là ở Sài Gòn – với nhiều biến động được sống dậy qua ngòi bút của bà. Qua tập hồi ký này, bà “viết, chỉ để thỏa đam mê cầm bút của mình, và cũng để các con tôi sau này đọc lại mà thương mẹ hơn. Vậy thôi…”

3 đánh giá cho Hồi Ký Bà Tùng Long

  1. Nguyễn Thi

    Mình đã đọc 1 mạch hết quyển sách này vì mình thích thú với cuộc đời của bà Tùng Long, một nhà văn, nhà báo và cô giáo nổi tiếng những năm 60-70, về nền giáo dục của gia đình bà, cách hình thành sở thích đọc sách và viết văn từ thuở thiếu thời và đặc biệt là chuyện tình của bà và nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu.
    Một giai đoạn biến động chính trị của đất nước cùng đời sống của giới tri thức trước năm 1975 cũng được thể hiện chi tiết qua hồi ký bà Tùng Long.

  2. Nguyễn Văn Hoàn

    Trước khi đọc cuốn sách này, mình không biết Bà Tùng Long là ai. Bà thuộc lứa nhà văn nổi tiếng trước năm 1975 ở trong miền Nam. Trong khi đó, mình sống ngoài Bắc và không phải đối tượng độc giả của bà. Sở dĩ mình đến với tác phẩm vì mình muốn tìm hiểu cuộc sống của một phụ nữ có học thức hồi trước.
    Khi còn trẻ, bà là một nữ sinh kiêu hãnh, giỏi giang. Mình tin bà có đủ tố chất và tài năng để trở thành một nhà văn lớn với những tác phẩm để đời. Nhưng bà không có tham vọng đó. Bà chỉ coi bản thân là một người viết văn để nuôi con, và bà đã chọn lối văn bình dân cho tầng lớp lao động. Nếu đã đọc qua tác phẩm ‘Đời thừa’ của Nam Cao, hẳn mọi người còn nhớ tới nhân vật Hộ, một nhân vật trái ngược hẳn với hình ảnh Bà Tùng Long. Hộ, một nhà văn nghèo có lý tưởng lớn lao, phải gác lại mộng văn chương để xoay sở kiếm ăn cho gia đình. Anh rơi vào bi kịch khi lý tưởng và thực tế xung đột với nhau. Khi đọc ‘Đời thừa’ mình đã suy nghĩ rất nhiều. Và nay, khi đọc ‘Hồi ký Bà Tùng Long’, mình lại có các suy ngẫm khác. Tác phẩm bà viết có nhiều chất liệu thực tế hơn là chất liệu văn chương. Bà viết nhanh, viết nhiều, không chau chuốt, cốt để kiếm tiền nuôi con. Truyện của bà chỉ được tầng lớp bình dân khi ấy đọc. Phải chăng đời bà cũng chỉ là “đời thừa”? Ai có thể nói vậy khi thấy bà tự tay nuôi dạy chin đứa con nên người? Và tác phẩm của bà cũng đem lại niềm vui và kinh nghiệm sống cho bao nhiêu người. Hai câu chuyện, hai cách nhìn về người viết văn.

  3. Trần Văn Tuấn

    Lạ lẫm ngay từ cách trình bày bìa sách và đối thế hệ hiện nay nhất là không ở Sài Gòn những năm thế kỉ trước thì không thể biết được Bà Tùng Long là ai. Xuyên suốt quyển sách tôi nhận thấy một điều là mỗi người có một trách nhiệm với bản thân, với xã hội riêng. Tuy bối cảnh chính trị của miền Nam Việt Nam cực kì phức tạp, nhưng bà lại có thể tự hứa và thực hiện được việc không tham gia vào chính trị để nuôi từng ấy người con và bà thực sự thể hiện sự mạnh mẽ ấy.
    Tôi không thực sự quan tâm nhiều về nghề văn của bà, tôi thấy trong đó một người phải làm gì để sống trong xã hội miền Nam, muốn ngoài cuộc nhưng có thể được để ngoài cuộc, thực tế bà cũng bị cuốn vào vòng xoay của xã hội đương thời vì vị trí xã hội của bà nhiều lực lượng muốn sử dụng và vì bà là một cá nhân trong xã hội.
    Một lối kể chân thực, mô tả sinh động một cuộc sống, một tấm gương sáng mẫu mực về nghề viết.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button