List sách hayTrích dẫn sách

Trích dẫn sách Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới

Khi định đạt được mục tiêu gì, thường là người ta tự đặt ba câu hỏi bất di bất dịch: Ta đã làm được gì? Hiện nay ta đang ở đâu? Còn phải làm gì nữa để đạt mục tiêu? Khi bị cướp đi cả ba mốc đánh dấu đường đi ấy thì chỉ còn sót lại sự bối rối, sợ hãi và mệt mỏi. Vấn đề không phải mức độ khó khăn hay đơn giản về kỹ thuật, mà là người ta biết làm chủ mình được đến mức nào

1. Thực ra tôi đã đánh mất gì? Tôi bối rối gãi đầu. Đúng ra là tôi mất nhiều thứ, nếu ghi lại từng chi tiết thì có lẽ đầy một sổ tay. Tôi mất những thứ mà tôi không thấy có ý nghĩa gì lớn và mãi về sau mới thấy tiếc – và ngược lại. Tôi đã mất đồ vật, người và tình cảm. Cuộc đời tôi như cái măng tô có túi bị thủng toác, không thể khâu lại bằng kim chỉ. Giả sử có người nào thò đầu vào cửa sổ nhà tôi và hét: “Cuộc đời mi là số 0” thì tôi phải đáp trả sao đây? Không đáp trả được, tuyệt đối không. Nhưng, nếu có khả năng làm lại cuộc đời một lần nữa, thì tôi linh cảm mình sẽ sống hệt như vậy. Vì cuộc đời đầy mất mát ấy chính là tôi. Tôi sẽ trở thành tôi, không còn con đường nào khác. Tôi khinh miệt mọi người hoặc mọi người khinh miệt tôi đến chừng nào, bất kể những tình cảm tốt đẹp, tố chất xuất sắc và ước mơ cao đẹp nào đã mất đi – không bao giờ tôi có thể trở thành gì khác ngoài chính mình. Ngày trước, hồi còn trẻ, tôi từng nghĩ có thể sẽ trở thành gì đó khác với chính mình. Thậm chí tôi nghĩ chẳng khó khăn gì để đến Casablanca mở một quán bar và làm quen Ingrid Bergman. Hoặc sát thực tế hơn – liệu có sát thực tế hơn không thì chưa biết – là tôi có thể sống một cuộc đời có ích hơn, thích hợp hơn với cái Tôi riêng tư. Để đạt mục đích đó, thậm chí tôi tập luyện và làm một cuộc cách mạng bản thân. Tôi đọc The Greening off America và xem ba lần phim Easy Rider. Nhưng, như một con thuyền có mái chèo uốn lệch, tôi luôn quay về bến cũ. Về với cái Tôi của mình. Cái tôi của tôi không đi đâu cả. Nó trụ lại ở vị trí của nó, và đợi, đợi tôi quay về.

2. Khi định đạt được mục tiêu gì, thường là người ta tự đặt ba câu hỏi bất di bất dịch: Ta đã làm được gì? Hiện nay ta đang ở đâu? Còn phải làm gì nữa để đạt mục tiêu? Khi bị cướp đi cả ba mốc đánh dấu đường đi ấy thì chỉ còn sót lại sự bối rối, sợ hãi và mệt mỏi. Vấn đề không phải mức độ khó khăn hay đơn giản về kỹ thuật, mà là người ta biết làm chủ mình được đến mức nào

Xem giá bán

3. Nhưng không có tranh đấu, ganh ghét và thèm muốn thì cũng không có đối trọng của chúng – nghĩa là không có niềm vui, không có hạnh phúc, không có tình yêu. Chính vì có thất vọng, phiền muộn và buồn thảm mà sinh ra niềm vui. Không có thất vọng thì cũng không có hy vọng.

4. Hai con người có thể ngủ cùng một giường, nhưng khi nhắm mắt, họ lại cô đơn.

5. “Toán sư là người thế nào?”

“Ngoài công việc thì bất kể là toán sư hay ký hiệu sư, chúng tôi sống rất bình thường, như những người rất bình thường.”

“Có thể những người bình thường thì bình thường nhưng cuộc sống của họ không gọi là cuộc sống được.”

6. “Liệu cậu sau này có hối hận không?”, bóng đen khẽ nói. “Tuy tôi không rõ hoàn cảnh này lắm, nhưng tách bóng khỏi người liệu có điên rồ không? Rất sai lầm. Cả chốn này là một sai lầm – đó là ý tôi. Con người không thể sống thiếu bóng của mình, và thiếu con người thì bóng cũng không tồn tại. Mặc dù vậy, bây giờ chúng ta đã tách nhau, cậu sống, còn tôi đang ở đây. Có gì đó không ổn! Cậu có nghĩ thế không?” Bóng đen lắc đầu. “Tôi không thích không khí ở đây, nó khác hẳn những nơi khác. Nó không có ích lợi gì đến cậu và cả đến tôi. Vì sao cậu bỏ rơi tôi?”

7. Tôi suy đi nghĩ lại vấn đề này song không thể nhận ra ý nghĩa công việc của mấy ông già. Rốt cuộc tôi kệ họ, quay về ngồi trước lò sưởi và nhìn đăm đăm vào than hồng. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ nhớ ra một bài hát nào nữa, có hay không có nhạc cụ cũng như vậy. Người ta có thể xếp các nốt nhạc cạnh nhau, bao lâu tùy thích – không có giai điệu thì chúng chỉ làm một dãy âm thanh không hơn không kém. Và chiếc phong cầm trên bàn đã và sẽ chỉ là một đồ vật xinh xắn. Đột nhiên tôi thấu hiểu ý câu nói của viên quản lý nhà máy điện: “Người ta không cần chơi nhạc cụ, đơn giản là chúng rất đẹp, để chiêm ngưỡng.”

8. Người nào chỉ còn được sống 24 giờ nữa sẽ có vô số việc phải làm, nhưng tôi không nghĩ được lấy một. Tôi lại gỡ vòng cao su ở đèn cây ra và ngoáy tròn trên ngón tay. Tôi nhớ đến tấm áp phích Frankfurt dán ở siêu thị. Trên đó thấy một dòng sông, cây cầu và mấy con thiên nga. Được đấy chứ. Chấm dứt cuộc đời ở đó không phải là một ý tưởng tồi. Nhưng thứ nhất là khó đến được Frankfurt trong vòng 24 tiếng, sau nữa, nếu có thể được thì tôi cũng không thích ngồi hơn 10 tiếng trên một chiếc ghế máy bay chật cứng và nuốt thứ đồ ăn tởm lợm trên đó. Thêm nữa là khó loại trừ khả năng Frankfurt trên ảnh đẹp hơn thành phố ngoài đời. Cuộc đời tôi không được chấm dứt với một thất vọng. Vậy thì bỏ mọi kế hoạch du lịch. Du lịch đòi hỏi thì giờ, và hầu hết luôn luôn không thú vị như người ta hình dung trước đó.

Rốt cuộc tôi chỉ nghĩ ra một việc: đưa một cô gái đi chơi, ăn một bữa ngon, uống chút gì…

9. Tôi thích ngắm những con thú. Mùa đông ở đây khắc nghiệt, nhưng bù lại thì các mùa khác cực đẹp. Ở đây không ai xúc phạm đến ai, không ai chống lại ai. Cuộc sống đơn sơ, nhưng dồi dào theo cách riêng của nó, và mọi người bình đẳng. Không ai nói xấu người khác, không ai lấy gì của người khác. Người ta làm việc, nhưng tất cả đều vui vẻ trong công việc. Đó là công việc vì chính công việc, không gợn ẩn ý nào khác. Không ai bị ép làm việc, và người ta không làm việc một cách miễn cưỡng. Người ta không tị hiềm với nhau, không ai than phiền, không ai đau khổ.

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Một 29, 2019 | Lần cập nhật cuối: Tháng Một 29, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button